Seiten

Donnerstag, 21. Dezember 2023

TẠI SAO HỌC SINH PHẢN ỨNG???


Thời tôi còn đi học, phần lớn giáo viên là những người chịu ảnh hưởng của GD thời Pháp, nên rất nghiêm khắc với học sinh, nhưng cũng rất tình người, thương học trò. Song cũng có những giáo viên cá biệt khu xử với học sinh theo kiểu THỐNG TRỊ như “tao là thầy giáo, nên luôn đúng”, và những “người thầy” kiểu này hay tìm từng tiểu tiết để hạch sách học sinh lấy “oai”.
Nhưng may nhất là hồi đó MB cấm giáo viên dạy thêm, nên không có chuyện giáo viên đến lớp không dạy, mà chỉ giao bài tập, rồi ép học sinh đến nhà mình “học thêm” để LỘT TIỀN HỌC SINH như bây giờ!
Lớp 8 trường Trưng Vương 3 của tôi có thầy giáo tên Tứ dạy môn Vật lý bị học sinh cả trường ghét và sợ, vì ông ta hoạnh học sinh không phải vì bài vở, mà cả từ cách ăn mặc, tóc tai, cách ngồi học…. cho tới cách dựng xe đạp của mấy bạn nhà khá giả.
Đặc biệt ông ấy rất ghét những bạn nào mặc đẹp hay có tên đẹp!
Bạn Vinh Quang lớp tôi nhà khá giả, nên đi học bằng xe đạp, luôn mặc sơ mi trắng và quần Tây, tóc cậu tuy chung quanh cắt ngắn, nhưng phía đỉnh đầu để hơi dài đúng mốt, và vì xoăn tự nhiên nên hơi bồng bềnh. Khuôn mặt Quang lại đẹp như tài tử điện ảnh, thân hình mới lớn chưa kịp vạm vỡ, nhưng cao và cân đối. Do đó cậu luôn là tâm điểm của sự chỉ trích, và hành là chính của ông Tứ, mặc dù cậu là học sinh giỏi của lớp.
Quang ngồi ngay sau lưng tôi, bàn cuối lớp, (vì chúng tôi thuộc dạng cao so với các bạn khác, nên bị xắp ngồi như vậy). Một lần vô cớ, thầy Tứ sỉ nhục Quang về cách ăn mặc “tiểu tư sản”, “cố tình ngồi thẳng lưng ngẩng cao đầu để khoe cái mái tóc cao bồi mất dạy…”. Chưa hết, ông ta còn riễu cợt cái tên Vinh Quang của cậu nữa. Không thể chịu được, Quang vụt đứng lên nói, bạn ấy ăn mặc đúng tác phong, áo bỏ trong quần; và vì ngồi cuối lớp, nên cậu ngồi thẳng lưng để có thể đọc được những dòng cuối bảng; còn tóc cậu ấy xoăn tự nhiên nên dù không dài quá qui định, thì nó vẫn bồng bềnh; tên là cha mẹ em đặt cho, nên thầy không thể sỉ nhục em như vậy, rồi cậu điềm nhiên ngồi xuống.
Ông Tứ tức quá hét lên “Mày là trò mà dám cãi thầy, mày không muốn học nữa thì cút ngay ra khỏi lớp!”
Quang không còn nhịn, xin lỗi như mọi khi nữa, cậu đứng bật dậy thu xếp sách vở vào cặp và vẻ ngang tàng khác hẳn mọi khi, cậu điềm nhiên ra khỏi lớp không thèm nhìn mặt thầy, khiến ông Tứ phát điên chửi “Đồ mất dạy! Tao sẽ cho mày không thể học được ở đây nữa!”.
Thế là hôm đó lớp tôi lặng phắc hứng chịu cơn thịnh nộ của thầy một cách vô cớ trong… uất hận ngấm ngầm!
Tôi thì cứ thấy ghét sự vô cớ của thầy khiến chúng tôi mất tiết học và thấy đồng cảm, cũng như tội nghiệp cho Quang.
Sau đó, BGH nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm họp lớp để tìm hiểu nguyên nhân. Lớp trưởng là bạn nữ nên sợ, nói “không biết”. Thấy cả lớp im lặng sợ hãi. Tôi dơ tay đứng lên và kể lại hết SỰ THẬT! Sau tôi có vài bạn nam cũng dụt dè xác nhận lời tôi nói, còn phần lớn cúi đầu không dám nhìn thầy chủ nhiệm.
Rồi một ngày tôi đến lớp với chiếc quần xanh công nhân (tôi sửa lại từ chiếc quần bảo hộ lao động mới của chị tôi cho) với chiếc áo sơ mi đặc trưng của đoàn thanh niên FDJ có 2 cầu vai, 2 túi ngực (mà anh cả tôi đi học thiếu sinh quân ở CHDC Đức về tặng tôi). Lập tức tôi lọt vào ống ngắm của thầy Tứ.
Ông gọi tôi lên bảng trả bài về nguyên lý bình thông nhau, tôi trả lời đúng có kèm vẽ cả hình minh họa trên bảng. Nhưng bất ngờ ông ta cầm cái ve cổ áo tôi (đã cài khuy, nhưng do khuy áo đính bằng máy nên dễ xổ chỉ. Khi mặc đi học, tôi mới phát hiện nó bị lỏng sắp rơi, nên định khi đi học về sẽ đính lại) giật mạnh, khiến chiếc khuy cổ bật tung, rơi xuống đất. Thế là ông ta chửi hàng tràng những lời vô cùng khó nghe, tai tôi ù lên, lòng ngập tràn uất ức.
Cố nén giận, tôi cúi xuống nhặt cái khuy áo lên chưa kịp thanh minh thì bị ông ta tát cho một cái trời giáng và mắng tôi là “đồ vô lễ, khi tao đang nói mà mày lại nhặt khuy lên à? Đã xin phép tao chưa?” Tôi không nói gì nhưng nhìn vào mắt ông ta chằm chằm với cặp mắt bốc lửa căm hờn, khiến ông ta phải chùn tay lại. Bắt tôi đứng khoanh tay ở góc lớp.
Thay vì xấu hổ cúi mặt. Tôi đứng hơi dạng chân, khoanh tay trước ngực và ngẩng cao đầu, mắt nhìn thẳng xuống cuối lớp như một thằng con trai, mặc dù tóc tôi dài, được buộc gọn trên đỉnh đầu như cái đuôi ngựa.
Lại một lần, khi thầy chủ nhiệm lớp tôi đi vắng 1 tuần. Giờ ra chơi tôi không ngồi trong sân trường như mọi khi mà chạy ra ngoài cổng hàn huyên với cô bạn thân lâu ngày không gặp học trường Đống Đa buổi chiều. Tiếng trống thể dục giữa giờ vang lên, chúng tôi vội chia tay nhau. Tôi kịp lách vào sân trước khi cánh cổng nhỏ đóng lại.
Nhưng không còn kịp chạy lên phía trên vào hàng lớp 8A của tôi, nên đành đứng vào cuối hàng lớp 8B của ông Tứ chủ nhiệm.
Không may cho tôi, tháng đó lại là lớp ông ấy làm “cờ đỏ” trực trường.
Một tên cờ đỏ của 8B nhận ra tôi đứng sai lớp cứ đến bắt tôi về lớp của mình. Tôi nói, tôi không muốn làm lộn xộn gây chú ý của mọi người, nhưng hắn nhất quyết lôi tôi ra đẩy tôi lên phía trước. Vì vậy, tôi đành chạy nhanh về vị trí cuối lớp tôi, khiến mọi người lớp 8B đứng sau phải lùi lại một chút.
Chỉ vậy thôi, nhưng đầu giờ hôm sau, ông Tứ gọi tôi lên cảnh cáo “dưới cờ trước toàn trường vì hành vi cố tình gây rối loạn trong khi thể dục giữa giờ”. Như vậy đồng nghĩa với việc lớp tôi mất điểm thi đua tháng đó. Tôi không chịu đứng im, mà bất ngờ chiếm micro nói rõ SỰ THẬT. Và phản đối thầy Tứ cố tình không điều tra sự thật, đổ tội cho tôi nhằm hạ điểm thi đua, giành vị trí đứng đầu toàn trường của lớp tôi! Bất ngờ bên dưới nổi lên tiếng vỗ tay và sau đó là hàng tràng pháo tay kéo dài không dứt.
Cuối tuần đó họp lớp, Thầy chủ nhiệm lớp tôi về, nghe chuyện dưới phòng giáo vụ, lên lớp giả nghiêm mặt hỏi “khi Thầy đi vắng có chuyện gì xảy ra không?” Cả lớp im lặng trong lo lắng. Tôi dơ tay và đứng lên kể hết mọi SỰ THẬT, cả việc bị cảnh cáo trước toàn trường, nhưng không kể việc được học sinh toàn trường vỗ tay ủng hộ.
Thầy hỏi, ai đã vỗ tay ủng hộ bạn Bình khi đó thì dũng cảm dơ tay lên xem? Lần lượt cả lớp tôi đều dơ tay. Bất chợt, Thầy nở nụ cười và nói “Các em đã làm đúng! Đó là QUYỀN ĐƯỢC BÀY TỎ QUAN ĐIỂM TRƯỚC NHỮNG VIỆC LÀM ĐÚNG, HỢP LÝ, HỢP TÌNH”. Thầy rất tự hào về hành động dũng cảm của tôi và sự ủng hộ cho lẽ phải của các bạn!
Sau này ông Tứ bị thu hồi quyền giảng dậy, vì tội liên tục chèn ép, sỉ nhục học sinh và đánh vợ thâm tím mặt. Trong khi có là cô giáo dạy Văn rất truyền cảm cuốn hút và xinh đẹp của chúng tôi. Khiến sự phản ứng của học trò các lớp với ông ấy ngày một tăng cao.
Mới đầu chỉ là xì lốp, tháo xích xe đạp; rồi sau là cắt lốp, chọc thủng xăm, rạch nát yên xe…… đến khi ông ta bị ai đó bắn trộm bằng súng cao su trên đường về nhiều lần khiến CA phải vào cuộc, thì Ban giám hiệu nhà trường buộc phải nhìn lại Tư cách làm “thầy” và Nhân cách con người của ông ta.
Lúc đó Hiệu trưởng trường tôi là một CÔ GIÁO NGƯỜI MN TẬP KẾT, mới có cách hành xử CÔNG MINH, ĐÁNH NỂ như vậy, để tuổi mới lớn của chúng tôi không bị NHẤN BÙN như lớp trẻ bây giờ!!!
Vụ MỘT CÔ GIÁO ở Tuyên Quang mới đây bị không phải chỉ 1 vài cháu hỗn, mà là cả lớp phản ứng xúc phạm giáo viên thì giáo viên đó PHẢI NHÌN LẠI MÌNH!!!
Trẻ con (nhất là cấp 1 và 2) như tờ giấy trắng rất ngay thẳng và công bằng khi đối xử với giáo viên này thì tốt, với giáo viên kia thì xấu! Bởi chúng chỉ như CÁI GƯƠNG PHẢN CHIẾU, nên BỘC PHÁT BIỂU CẢM PHẢN ỨNG lại với những gì XẤU XA mà chúng nhận được từ thầy, cô giáo chúng, chứ không biết chế ngự cảm xúc như học sinh cấp 3!
Đừng cái gì cũng ĐỔ TỘI CHO HỌC SINH hay NHỮNG NGƯỜI YẾU THẾ! Mà cô giáo này và BGH trường cấp 2 Tuyên Quang đó PHẢI NHÌN LẠI MÌNH!!!
Tìm hiểu có phải đúng như lời học sinh phản ảnh là “cô đến lớp không dạy, chỉ giao bài tập và ngồi cắm mặt vào máy điện thoại. Buộc các em phải đến nhà cô HỌC THÊM trả lệ phí cao. Nếu em nào không đến cô học thêm sẽ bị trù dập” …. Khiến nỗi uất ức tích tụ mà học sinh manh động vậy không???
Lãnh đạo nhà trường và Sở GD phải tự hỏi vì sao cô giáo này bị học sinh của mình hành xử như thế, mà không phải là tất cả giáo viên của lớp đó đều bị như vậy???
Với trẻ, không phải cứ “xử lý nghiêm khắc”những hành vi bồng bột của trẻ mà “răn dạy” được chúng đâu! Càng ác nghiệt với trẻ, chỉ LÀM HỎNG chúng thêm thôi!!!
Nếu cô giáo sai, chèn ép trò quá đáng, nên bị chúng phản ứng bằng cách CẢ LỚP HÒ REO hưởng ứng hành vi dồn ép, đe dọa cô của một nhóm học sinh như vậy, thì phải điều tra nguyên nhân vì sao các em lại phản ứng như vậy???
Nếu sai là do cô giáo, thì phải xử lý giáo viên nghiêm khắc và thay ngay giáo viên mới! Còn với học sinh, nên cho họp lớp, cho các em tự kiểm điểm, nhận sai lầm, phân tích cho các em hiểu nên làm gì khi bị giáo viên trù dập, hay hành xử sai, chứ không được manh động như thế!
Với trẻ, nếu môi trường GD mà xử lý kiểu VÔ GD, như một số người ít học, kém hiểu biết, quen thói cậy quyền, cậy là người lớn…. chỉ nhìn sự việc xảy ra mà đòi “trừng trị học sinh nghiêm khắc” đề nghị, thì không chừng sẽ biến lũ trẻ thành những kẻ nguy hiểm hơn, hoặc thành những kẻ u mê, thụ động và hèn nhát làm gánh nặng cho XH sau này!!!
Hãy dạy dỗ trẻ BẰNG TÌNH YÊU THƯƠNG, THẤU HIỂU VÀ ĐỒNG CẢM, thì KHÔNG ĐỨA TRẺ NÀO DÁM HỖN với người mà chúng TÔN THỜ VÀ KÍNH TRỌNG CẢ!!!
Vì bọn trẻ không MƯU MÔ, TRÁO TRỞ NHƯ NGƯỜI LỚN!!!
Thanh Bình 06.12.2023
Alle Reaktionen:

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen