Seiten

Freitag, 3. Juni 2016

CHÚNG TÔI CẦN ANH và Thư của nhân sĩ trí thức gửi Trần Huỳnh Duy Thức


Dân tộc Việt Nam đang cần có anh
Cho cuộc chiến giành lại quyền được sống
Cứu đất nước thoát khỏi cơn ác mộng
Đoàn kết cùng nhau chống lại giặc Trung

Tổ quốc bi thương nhưng vẫn kiêu hùng
Không chịu nhục, không dung bọn bán nước
Anh là niềm tin, không thể chết được
Bản lĩnh, Trí tuệ mang phước cho đời

Hãy ngừng tuyệt thực, giữ mạng anh ơi
Chúng tôi cần những người như anh đó
Nhân cách, đạo đức sáng ngời anh tỏ
Hàng triệu người dân rõ lối anh đi

“Con đường Việt Nam” thoả sức mà phi
Tương lai sáng cần chi phải lừa dối?
Xin anh sống tiếp cứu người vô tội
Chúng tôi cần anh dẫn lối đưa đường

Nhân dân cần anh lãnh đạo làm gương
Tổ quốc cần anh người thương dân tộc
Chúng tôi cần anh vượt qua tàn khốc
Đưa nước nhà đi tới mốc vinh quang

Xin anh nghĩ lại, chớ quá vội vàng
Phí tấm thân giữa trái ngang uất hận
Hãy bền gan, vì dân mà nuốt giận
Ngày không xa ta thắng trận cuối cùng.


Tiếng Sóng Biển 02.06.2016

Thư của nhân sĩ trí thức gửi Trần Huỳnh Duy Thức

Hôm nay 31-5-2016 Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực 8 ngày. được biết sức khỏe của anh đang trong tình trang nguy hiểm tính mạng. Một số nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước gửi thư khuyên can anh ngưng tuyệt thực để bảo toàn tính mạng. Thư đã được Ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng viết và những bức thư với lời nhắn gửi đã được trao cho ba của Trần Huỳnh Duy Thức khi ông đang nằm viện vì quá lo lắng cho con.

Thư gửi Trần Huỳnh Duy Thức

TP Hồ Chí Minh, ngày 31.5.2016

Anh Trần Huỳnh Duy Thức kính mến,

Chúng tôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu thiết tha và chân thành gửi đến Anh, người chúng tôi yêu quý và kính trọng, những lời gan ruột sau khi đã bàn bạc trao đổi với một số anh em trí thức đang bị giày vò bởi nỗi đau đất nước, mong được anh suy xét và quyết định.
Khâm phục và thông cảm với quyết định quả cảm của Anh vì chúng tôi cũng từng là những người tù chính trị trước năm 1975, đã từng bị tra tấn, đánh đập dã man, có người tưởng đã chết nếu không được bạn cõng đi tìm cách chạy chữa với hy vọng mong manh còn nước còn tát. Cho đến nay, một số trong chúng tôi vẫn đang bị hành hạ bởi những di chứng của cuộc sống trong tù buổi ấy. Vì thế chúng tôi càng xúc động trước thái độ kiên cường, bất khuất không nao núng, lùi bước trước bạo lực, cường quyền của Anh. Chúng tôi càng kính phục hơn với việc bác bỏ đề nghị đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do. Chúng tôi càng xúc động với quyết định dũng cảm tuyệt thực cho đến chết từ ngày 24.5.2016, xem đó là “trận cuối cùng” cho mục tiêu cao cả: “đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước”.

Chúng tôi hiểu rất rõ quyết tâm và khí phách của Anh trong câu anh nói với cha mình: “Nếu đó là định mệnh, con sẵn sàng chết cho mục tiêu để người dân Việt Nam sớm nhìn thấy một đất nước thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền con người… Thưa Ba, con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn”.

Đó chính là khí phách của Trần Bình Trọng, khí phách của dân tộc Việt Nam chúng ta đang lưu chảy trong huyết quản của anh. Hình ảnh của Anh đang khơi dậy mãnh liệt và làm sục sôi thêm truyền thống quật cường của dân tộc cũng đang lưu chảy trong chúng tôi, những người đồng hành với Anh trong sự nghiệp chung của dân tộc vì một Việt Nam tươi sáng để có thể ngẩng cao đầu trước thế giới.

Mà chính vì thế chúng tôi nhờ cụ thân sinh của Anh chuyển đến Anh lá thư này để góp sức cùng Anh khơi dậy truyền thống quật cường của dân tộc để đẩy tới cuộc đấu tranh lâu dài cho mục tiêu cao cả của tất thảy chúng ta, những người Việt Nam đang nặng lòng vì đất nước.

Cuộc đấu tranh lâu dài ấy đang bước vào những bước có ý nghĩa đột phá mà những người như Anh, như tất cả chúng ta, càng cần phải tỉnh táo để lựa chọn cách dấn thân sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Cùng tham gia tuyệt thực tập thể bên ngoài nhà giam từ ngày 24.5.2016 để đồng hành cùng Anh vì mục tiêu cao cả, chúng tôi cùng một suy nghĩ với giáo sư Chu Hảo ở Hà Nội khi trả lời một đài nước ngoài “Cách lựa chọn của Trần Huỳnh Duy Thức là cách xứng đáng với nhân phẩm của Trần Huỳnh Duy Thức, một người có trí tuệ, bản lĩnh”.

Vào lúc này đây, vận mệnh của dân tộc đang đòi hỏi những người có nhân phẩm, bản lĩnh và trí tuệ phải có những quyết định sao cho phù hợp với đòi hỏi của phong trào đang ngày càng lan tỏa và dâng cao trong cuộc đấu tranh mềm dẻo, linh hoạt, ôn hòa để đạt được mục tiêu cao cả đang ló dạng. Một luồng sáng mới đã le lói từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama đòi hỏi tất cả những ai đang day dứt vì vận mệnh của đất nước phải có sự cân nhắc một cách sáng suốt để sao cho những quyết định, những hành động của mình đem lại những đóng góp trực tiếp đồng thời lại có ý nghĩa lâu dài và bền vững hơn.

Chất xúc tác đến từ bên ngoài rất quan trọng vào thời điểm nhạy cảm hiện nay, song sức mạnh bên trong, nội lực của dân tộc vẫn có ý nghĩa quyết định. Trong cuộc đấu tranh còn lâu dài này, đất nước đang cần những người như Anh. Chúng tôi đang cần, rất cần đến nhân cách, bản lĩnh và trí tuệ của anh. Chúng tôi không thể để mất Anh vào lúc này được. Vì, chúng tôi tự xét, anh đang sung sức hơn chúng tôi rất nhiều, nguồn xung lực anh sẽ tiếp thêm cho phong trào lớn hơn những cố gắng bền bỉ nhưng lực bất tòng tâm của chúng tôi.

Đành rằng, quyết định mang tầm vóc một nghĩa cử cao cả vì đất nước của Anh vượt rất xa những gì người ta đang chứng kiến. Nhưng sẽ có ý nghĩa sâu hơn, rộng hơn nếu bằng bản lĩnh và trí tuệ của mình đã được trải nghiệm và chứng minh suốt 7 năm qua, theo nhận thức của chúng tôi, Anh sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước đau thương của chúng ta nhiều hơn sự ra đi cao cả của Anh vào lúc này. Vì thế, theo suy nghĩ của chúng tôi, sự ra đi của anh vào lúc này sẽ chưa phải là một lựa chọn hợp lý nhất cho cuộc đấu tranh lâu dài vì sự nghiệp cao cả của chúng ta. Với những suy nghĩ chân thành, thận trọng và nghiêm túc, chúng tôi thiết tha mong Anh cân nhắc để có một quyết định tỉnh táo nhất, phù hợp nhất vào lúc này.

Gửi đến Anh niềm kính trọng, sự cảm phục và lòng thương mến của chúng tôi, những người luôn ở bên Anh.
Huỳnh Tấn Mẫm
Lê Công Giàu
Huỳnh Kim Báu

Những lời nhắn nhủ gửi Trần Huỳnh Duy Thức

1 - Luật sư Lê Công Định: "Chúng tôi tha thiết mong anh Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực, trau dồi trí lực và giữ gìn sức khoẻ vì tương lai của Đất Nước. Tổ Quốc cần Anh phải sống!"
clip_image002

2 - TS Nguyễn Quang A: Ủng hộ! Đồng ý ký tên: Đề nghị anh Thức ngừng tuyệt thực để còn đấu tranh tiếp.

3 - Cao Lập: Tôi cảm phục anh Trần Huỳnh Duy Thức. Nhưng không chia sẻ quyết định từ bỏ mạng sống khi đối đầu với thế lực phi nhân cộng sản của anh ấy, dù đó là một quyết định rất đáng trân trọng.
clip_image004

4 - Nhà văn Nguyên Ngọc: ANH THỨC KÍNH YÊU, TÔI KHẨN THIẾT XIN ANH HÃY RÚT LUI CHIẾN THUẬT. CUỘC ĐẤU TRANH NÀY CÒN RẤT DÀI, VÀ CÒN RẤT CẦN CÓ ANH CÙNG TẤT CẢ CHÚNG TÔI. CÙNG VỚI PHẠM TOÀN, TÔI XIN LẠY ANH.

5 - Nhà giáo Phạm Toàn: Tôi lạy anh Thức hãy nghe bạn bè giữ thân mình. Đấu tranh này chưa bao giờ là trận cuối cùng cả. Khi đá bóng, sút về sân nhà không bao giờ mang tính đầu hàng hết, đó là rút lui chiến thuật. Đó không hề là sự sợ hãi quân địch, mà là coi khinh quân địch. Một lần nữa, tôi lạy van Thức hãy rút lui chiến thuật.

6 - GS Nguyễn Huệ Chi: Tôi cũng xin lạy anh, anh Thức, cầu mong anh nghĩ đến đại cục. Không còn như thời Nguyễn Thái Học nữa, giờ đây sống mới là tương lai, và thành nhân cho nhiều người. Quý mến và cảm phục.

7 - TS Hà Sĩ Phu:
(Khuyên can Duy Thức ngưng tuyệt thực) 31/5/16 T.H.Duy Thức vô cùng quý mến Tôi hiểu được quyết định của anh, khí phách như anh, trong tù không có vũ khí gì ngoài tấm thân trần trụi của mình nên quyết lấy sinh mạng mình làm vũ khí! Nhưng hãy bình tĩnh, người trí thức không thể duy cảm mà phải dùng sức mạnh của lý trí là DUY LÝ, dù phải lạnh lùng! Duy Thức rất mạnh về Duy lý kia mà! Quyên sinh (tự thiêu, tuyệt thực đến chết…) chỉ có hiệu quả khi có 2 điều kiện: - Hệ thống cầm quyền còn có liêm sỉ - Có đông đảo quần chúng bao quanh mình. Ở đây hoàn toàn không có môi trường đó thì tự sát là vô ích. Tấm thân của người chiến sĩ dân chủ quý giá vô cùng, không được hủy vốn quý ấy mà kẻ thù không phải trả giá tương xứng! Vậy hãy dũng cảm tự thắng mình, thắng cả sự khí khái đáng quý của mình, ngưng tuyệt thực, thời cơ tốt nhất định sẽ đến! Tôi xin anh! Hà Sĩ Phu.

8 - [Nhà văn] Vũ Ngọc Tiến: Thức ơi! Họ lì lợm đợi Thức chết vì tuyệt thực cho rảnh nợ thì em lại càng cần phải sống, muốn giúp đời giúp nước phải tồn tại trước đã. Cầu mong mọi sự an lành chúa sẽ ban cho Thức lúc này!

9 - Duy Hiển Phạm: Tôi xin kí thỉnh nguyện thư. Cảm ơn.

10 - Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng: Xưa Nguyễn Thái Học từng chủ trương "không thành công thì cũng thành nhân", nhưng chúng ta phải thành nhân, mà vẫn phải thành công. Điều đó không có nghĩa là bao giờ cũng phải bảo toàn tính mạng. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, mà dấy được cả một phong trào, đưa công cuộc tranh đấu lên một bước mới và quyết định. Chưa đến lúc! Trần Huỳnh Duy Thức hy sinh hôm nay, không khí đấu tranh nhất định sẽ bùng lên, nhưng cầm chắc không thể đẩy đến một bước ngoặt có ý nghĩa. Một người như anh rất cần cho đất nước. Ngay khi anh đang ở tù, thì tấm gương của anh vẫn gây men cho nhiều người. Cuộc đời chính trị của Nelson Mandela trải qua chủ yếu ở trong tù, nhưng chính hình ảnh của Nelson Mandela đã tiếp sức cho biết bao nhiêu người bên ngoài song sắt noi theo chí hướng của ông. Xin anh Trần Huỳnh Duy Thức nghĩ kỹ.

11 - NB Võ Văn Tạo ký thư.

12 - Nhà giáo Phan Hoàng Oanh: Tôi đồng ý ký. Chính quyền này xem mạng người không ra gì đâu. Hãy bảo toàn tính mạng để còn đấu tranh cho quê hương. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, Giảng viên ĐH, Sài Gòn.

13 - Nhà thơ Phan Đắc Lữ: Tôi ủng hộ THỈNH NGUYỆN THƯ để cứu mạng sống của TRẦN HUỲNH DUY THỨC. Cuộc đấu tranh còn dài. Mất một người như anh là một tổn thất cho đất nước. Cộng sản sẽ không lùi bước đâu.

clip_image006

14 – Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình: Anh Trần Huỳnh Duy Thức quý mến. Tuy chưa được gặp nhưng tôi luôn theo dõi tin tức về anh. Tôi hết sức đồng tình ủng hộ Con đường Việt Nam mà anh đã đề xướng. Anh phải sống để sau này hết hạn tù, anh sẽ trở thành một Nelson Mandela của Việt Nam. Anh nên biết rằng bọn cầm quyền Việt Nam bây giờ trơ lỳ, bất nhân hơn thực dân Pháp trước kia nhiều. Pháp họ còn sợ người tù tuyệt thực, và người tù của Pháp đã dùng phương pháp tuyệt thực để đấu tranh giành thắng lợi trong nhà tù. Còn bây giờ bọn này nó bất chấp cả công pháp và tập quán quốc tế. Nó chẳng ngại để người tù chết vì tuyệt thực đâu. Mà khi mình chết rồi, nó còn dựng lên chứng cớ giả để đổ vấy cho mình ví dụ chết vì bệnh hiểm nghèo đã mắc từ trước gì đó. Vậy tôi tha thiết khuyên anh hãy sống để tiếp tục đi trên Con Đường Việt Nam đúng đắn mà anh đã chọn. Gắng sống đi anh. Một người rất hy vọng vào anh.

15 - Nhà báo Kha Lương Ngãi. Đồng ý ký tên

clip_image007

16 - Nhà thơ Hoàng Hưng đồng ý ký tên.

clip_image009

17 - Nhà báo Sương Quỳnh: Dù tôi đã cùng tuyệt thực với Trần Huỳnh Duy Thức cùng nhiều trí thức, TNLT và nhiều anh em khác ở các nước. Mục đích là kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho THDT ngay và vô điều kiện vì anh vô tội. Nhưng có lẽ với cách cai trị này thì họ sẽ không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. Do đó, cũng tha thiết mong anh Trần Huỳnh Duy Thức hãy vì tương lai Đất Nước mà ngưng tuyệt thực, bảo toàn tính mạng. Những người đấu tranh luôn cần anh, Đất Nước cần anh. Anh Phải Sống, Trần Huỳnh Duy Thức ạ.

clip_image011

18 - Nhà văn, nhà báo Ngô Thị Kim Cúc: Kể từ khi tòa tuyên án anh đến nay, xã hội và lòng dân Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Anh cần phải sống để tiếp tục đóng góp cho đất nước và dân tộc.

19 - Nhà văn Đào Tiến Thi: ký tên khuyên Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực. Tôi khâm phục bạn, nhưng cuộc đấu tranh còn dài, bạn là vốn quý của dân tộc, của bạn bè, của đồng chí, anh em, gia đình, bạn phải sống.

20 - Nguyên chuyên gia Công nghệ Thông tin Hà Dương Tuấn, Pháp: Anh Trần Huỳnh Duy Thức thân mến. Tôi là đồng nghiệp trong Công nghệ Thông tin với anh, về hưu đã lâu. Tôi biết anh đã kiên quyết tuyệt thực sau khi bị bắt và bị tù đày một cách mờ ám, vô nhân đạo. Là một tù nhân lương tâm và một kỹ sư - doanh nhân lỗi lạc, anh có những quyết định của mình mà tôi không hiểu hết, nhưng dù sao cũng xin anh cân nhắc lại. Con đường đi đến dân chủ, hạnh phúc và thịnh vượng cho dân tộc còn rất dài. Bạn bè người Việt ở năm châu và bạn bè thế giới đang ủng hộ anh và đấu tranh để đòi lại tự do cho anh. Anh cần giữ sức khoẻ để sẽ có một ngày bỏ lại đằng sau ngục tù u tối, và công khai hoạt động dưới ánh mặt trời cho lý tưởng của anh. Dân tộc cần đến những người như anh.

21 - Nhà giáo André Menras: Thân gửi anh Thức, Tôi không được biết anh và anh cũng chẳng biết tôi. Nhưng ngay từ khi được biết anh tranh đấu, tôi đã không do dự mà ủng hộ anh. Vì nguyên tắc. Vì điều mà anh đòi hỏi cho Việt Nam, cho đồng bào là điều chính nghĩa, chính đáng và cần thiết. Vì anh kháng cự một cách hoà bình, dũng cảm và công khai, chống lại một chế độ đàn áp những công dân yêu nước, đầy tinh thần trách nhiệm, trong khi nó lại dùng bạo lực và im lặng để bao che những kẻ cướp đoạt tài nguyên quốc gia, phá huỷ môi trường và bán đứng chủ quyền độc lập cho Bắc Kinh. Anh hoàn toàn đúng: nhân dân nước nào cũng có quyền tự do chọn lựa trong một nhà nước pháp quyền mà không ai được phép đứng trên pháp luật. Lên tiếng mạnh mẽ như thế, anh chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ công dân của mình. Sau bao nhiêu năm tháng bị người ta cướp đoạt chỉ vì lý do tư tưởng, tôi đồng cảm với tâm tư của anh, tôi hiểu tại sao anh quyết định tuyệt thực tới cùng và tôi ủng hộ quyết định ấy. Tôi cảm thông vì chính tôi cũng đã đấu tranh như vậy suốt hai mươi ngày đêm trong ngục tối. Sau hai mươi ngày dằng dặc bất tận, thời gian như ngưng đọng, bao nhiêu ý tưởng va chạm trong đầu đến mức mất ngủ, tôi đã quyết định ngừng tuyệt thực. Mất đi mười bảy kí, thân thể suy yếu, nhưng ý chí và minh mẫn không suy suyển, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Phải chăng tôi đã yếu hèn? Ở chính thời điểm ấy, quả thực là tôi nghĩ như vậy, tôi rất đau buồn, gần như tủi nhục. Nhưng đối diện với một chế độ đã phô bày tất cả sự tàn bạo và có thể đi tới cùng của sự căm thù, tôi đã quyết định tiếp tục một cách khác, sau khi đã để lại được dấu ấn trong tâm tưởng người khác, và khơi dậy tinh thần đoàn kết tranh đấu. Điều quan yếu là tiếp tục chiến đấu, không ngừng nghỉ. Gần năm mươi năm qua, nhìn lại đoạn đường mà tôi đã trải qua, đồng hành với nhân dân Việt Nam, tôi không tiếc lúc đó đã quyết định như thế. Anh mất đi, thì bọn cai ngục có thể bị kẹt trong chốc lát, nhưng chúng không mong muốn gì hơn. Không, không thể để chúng hài lòng như vậy. Cho nên, tôi chỉ xin nói với anh một điều : bất luận anh quyết định ra sao, ngừng lại hay tiếp tục, tôi sẽ hết mình tôn trọng và ủng hộ quyết định của anh. Nhưng tôi tin tưởng sâu sắc rằng cuộc đời không chỉ thu gọn vào một cuộc chiến đấu, dù cao đẹp đến đâu. Chúng ta đang bước sang một giai đoạn mà những tiền đề chuyển biến đã hiện ra rõ nét: giai đoạn kháng cự chống lại một chế độ đang bám chặt một cách vô vọng vào quá khứ đã lùi xa vào dĩ vãng. Trong thời kỳ mới này, thời kỳ của cuộc đấu tranh chính trị sáng suốt, dũng cảm và liên đới, cần có sự tham gia của mọi công dân, nhất là của những người như anh, đã chứng tỏ rằng mình sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Xin đừng để cho chúng tôi phải thiếu vắng anh. Hành động của anh đã để lại dấu ấn trong lòng người. Chắc chắn nó đã thức tỉnh lương tri trong nước và ngoài nước. Anh có thể tự hào về điều đó, một bước tiến mới trên hành trình đấu tranh dài lâu mà anh còn phải tiếp tục để, cùng chúng tôi, thay đổi và làm đẹp cuộc sống. Thân ái.

22 - Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đồng ý ký tên

clip_image013

23 - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai: Duy Thức yêu quý. Tôi cũng như mấy người bạn già Phạm Toàn, Duy Hiển, Nguyễn Trung... vô cùng khâm phục và kính trọng trí tuệ, nhân cách, phẩm chất, ý chí của Thức, vì chúng tôi thấy trong Thức niềm hy vọng của chúng tôi về một lớp người trẻ, "minh triết" để chúng tôi gởi gắm niềm tin về một tương lai tử tế, tốt đẹp cho Dân, Nước. Xin hãy nghe chúng tôi tạm ngừng cuộc tuyệt thực, cứ coi như nó đã có tiếng vang lớn cả trong nước và ngoài nước. Hãy dành từng kết quả nhỏ trong cuộc đấu tranh còn dài này. Sức khỏe và cả sinh mệnh của Thức cũng như của các Em khác rất quan trọng và rất cần cho tất cả chúng tôi, cả mọi người. Hãy nghe lời một người già luôn luôn tin cậy và quý mến các Em.

24 - GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: thỉnh nguyện anh Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực để bảo toàn tính mệnh! Anh phải sống để đồng hành cùng dân tộc, Giáo sư Danh Dự ĐH Liège, sinh sống ở Sài Gòn.

25 - Nhà văn Trương Anh Thụy, Hoa Kỳ: Tôi rất đồng ý nhắn nhủ Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực. Đừng chết phí phạm vì cái bọn vô cảm mà hỏng đại cuộc.

26 - Nhà thơ Bùi Minh Quốc, Đà Lạt: Tôi tham gia ký tên.

27 - Nhà văn Phạm Đình Trọng: Trong tình thế này, bộ máy công cụ bạo lực cộng sản đang được vận hành hết công suất. An ninh mật vụ đang bịt bùng bủa vây những tiếng nói dân chủ, nhân quyền, Đủ sắc áo công an, cảnh sát được tung ra đường giáng gậy, nắm đấm, xịt hơi ngạt vào người dân đòi dân sinh. Nhà nước cộng sản đang phô trương và đang ngạo nghễ đắc thắng về sức mạnh bạo lực, đang đầy tự tin về sức mạnh bạo lực chuyên chính vô sản của họ. Họ đâu có thèm bận tâm về một yêu sách, một đòi hỏi của một người tù trong thăm thẳm ngục tối. Cái kết cục bi thảm cho người tù là điều không tránh khỏi. Sự hy sinh của anh Trần Huỳnh Duy Thức lúc này là mất mát quá lớn, quá đáng tiếc của Nhân Dân, của lịch sử Việt Nam. Lúc này chưa thể là trận cuối cùng được, anh Thức ơi. Anh phải sống để cùng Nhân Dân, cùng lịch sử Việt Nam đi đến trận cuối cùng với cộng sản. Với nhận thức đó, tôi xin kí tên vào Thư thỉnh nguyện xin anh Thức ngưng tuyệt thực.

28 - Lê Minh Hà: Xin các anh chị nhắn qua anh Thức qua kênh nào có thể: Xin anh hãy chấp nhận làm việc khó hơn là sống, vì tất cả. Lê Minh Hà.

29 - Nhà văn Võ Thị Hảo tại Cộng hòa Liên bang Đức: Tôi xin ký tên ủng hộ để cứu anh Thức. Xin cảm ơn sáng kiến của các anh chị. Võ Thị Hảo.

30 - Nhà báo Saigon Hồ Ngoc Nhuận: Tôi xin ký tên thư gửi bạn Trần Huỳnh Duy Thức.

31 - Nguyễn Ngọc Giao, Paris: Kính gửi anh Trần Huỳnh Duy Thức. Cùng với một số bạn bè ở Pháp và nước ngoài, chúng tôi đang chuẩn bị "tuyệt thực đồng hành với Trần Huỳnh Duy Thức" cùng ngày với "đợt 3" mà anh chị em trong nước sẽ ấn định. Cũng trong tinh thần ấy, tôi khẩn thiết đề nghị anh ngừng tuyệt thực. Bảo toàn mạng sống trong tình thế hiện nay là tự vệ, bảo toàn lực lượng cho cuộc đấu tranh của toàn dân vì dân chủ, tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Xin gửi anh lời chào trân trọng,

32 - Nhà vật lý Phạm Xuân Yêm: Thưa Anh Thức quý mến, tôi xa nước đúng 60 năm nay nhưng từ khi về hưu tôi vẫn thường xuyên theo dõi đau đáu về hiện tình đất nước, nên từ năm 2009 khi nghe tin Anh bị kết án nặng nề nhất, tôi vô cùng cảm phục tài trí và can trường của Anh, và tìm đọc, đặc biệt là bài https://tranfami.wordpress/com/2009/3/15/obama-china-and- vietnam/ lại càng ngưỡng mộ viễn kiến của Anh. Anh phải sống Anh ạ. Một tinh hoa tài đức vẹn toàn như anh phải sống vì tương lai cho thế hệ sau. Anh ạ, xin anh suy nghĩ lại. Quý mến vô cùng. Phạm Xuân Yêm, ngành vật ký lý thuyết ở Đại học Paris VI.
clip_image014

33 - Nhà văn tự do Tiêu Dao Bảo Cự, Đà Lạt: Tôi đồng ý ký tên vào thư đề nghị Trần Huỳnh Duy Thức ngưng tuyệt thực và đề nghị nếu được xin chuyển thêm ý kiến của tôi sau đây đến anh Thức. Quyết định của anh Thức là một quyết định mang tính tự do cá nhân, không ai có quyền can thiệp vào. Tuy nhiên vì quyết định đó liên quan đến mục tiêu chống chế độ độc tài, xây dựng dân chủ tự do cho đất nước, tức liên quan đến mọi người, nhất là những người thân yêu, chiến hữu, quý trọng, ngưỡng mộ anh nên họ thấy cần lên tiếng đến anh. Quyết định của anh, nếu thực hiện đến cùng, sẽ đưa đến một cái chết bi hùng, cao cả của một con người dấn thân hết mình cho lý tưởng, đồng thời cũng ghi thêm một tội ác của nhà cầm quyền độc tài toàn trị. Về bản lĩnh và nhân cách, từ khi xuất hiện như một người đấu tranh cho đất nước, trải qua 7 năm trong chốn lao tù, anh đã chứng tỏ một bản lĩnh kiên cường, một nhân cách lớn, không đầu hàng hay thỏa hiệp. Điều này không cần chứng minh thêm, nhưng về mục tiêu tranh đấu, là cái đích, lý do anh dấn thân, rõ ràng con đường đi tới còn rất xa. Trên con đường này anh cần có đồng đội, chiến hữu và đi trong đội ngũ. Đội ngũ đó cần có những người tài năng, trí tuệ và dũng khí lớn như anh. Tại sao nhà cầm quyền kết án anh đến 16 năm tù, thời gian dài nhất so với những người cùng hoạt động đấu tranh như anh. Rõ ràng bởi vì họ thấy anh là một mối nguy lớn. Họ đã dùng “luật rừng” của họ, đưa anh vào tù một thời gian dài để hòng triệt tiêu mối nguy đó. Bây giờ nếu anh tuyệt thực đến chết, về khía cạnh này, chẳng khác nào anh đã tự mình làm thay cho họ. Dĩ nhiên cái chết của anh (nếu có) sẽ gây tiếng vang lớn, tạo nên sự thức tỉnh và chuyển mình của một số người nhưng không vì thế mà đưa ngay đến sự sụp đổ của chế độ hay chuyển hóa ngay đất nước về phía dân chủ. Nếu nói về hiệu quả, anh sống để chiến đấu sẽ có kết quả nhiều lần hơn cái chết và cuộc chiến đẹp nhất là đi đến cùng con đường đã chọn. Việt Nam không ít những người đã tự chọn cho mình cái chết bi hùng nhưng Việt Nam còn thiếu những “người tù thế kỷ” làm nên bước ngoặt lịch sử như Nelson Mandela của Nam Phi. Tôi không thể thấu cảm được hết những gì anh đã chịu đựng trong 7 năm tù và sẽ tiếp tục chịu đựng trong nhiều năm nữa. Tôi chỉ biết đó là một cuộc chiến đau thương và hùng tráng nhất mà một con người có thể nếm trải. Tuy nhiên tôi không nghĩ tôi không có tư cách gì đề khuyên nhủ anh, như một số người khác đã ngại ngần. Tôi chỉ tự thấy phải nói với anh những lời gan ruột chỉ vì tôi yêu mến, ngưỡng mộ anh và tán thành “Con đường Việt Nam” mà anh đã vạch ra như một sinh lộ cho dân tộc đã chịu quá nhiều cay đắng đau thương này. 31/5/2016 Tiêu Dao Bảo Cự.

34 - Nhà báo Hạ Đình Nguyên: Tôi hoàn toàn đồng ý khuyên can anh THDT hãy ngừng ngay việc tuyệt thực. Ý chí của anh rất đáng trân trọng nhưng việc làm này chưa phù hợp. Phải đấu tranh với tinh thần bất bạo động (ngay cả bản thân). Thư thái, tỉnh táo và ung dung trong nhà tù, nó sẽ trở thành một loại ánh sáng rất quý báu trong giai đoạn hiện nay. Anh tự nguyện chết kiểu nầy, người ta sẽ vỗ tay.

35 - Mai Thái Lĩnh: Xin mạo muội có mấy lời với anh Trần Huỳnh Duy Thức: Việc tuyệt thực đến chết để chống lại một nhà nước độc tài là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Xét trên phương diện này, tôi không có quyền ngăn cản, mà chỉ có quyền góp ý: Theo tôi, đối với một chế độ toàn trị (totalitarian regime) như nhà nước cộng sản hiện nay, chỉ dùng uy tín và sức mạnh của một cá nhân sẽ không có hiệu quả, vì chế độ đó không sợ một cá nhân mà chỉ sợ sức mạnh của quần chúng đông đảo. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn coi việc “nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí” là mục tiêu hàng đầu, cho đến khi ”xã hội dân sự” được phục hồi và lớn mạnh, đủ sức làm xoay chuyển tình thế. Sở dĩ chế độ cộng sản còn mạnh là vì họ đã bóp nghẹt được xã hội dân sự, và đó cũng chính là sự khác biệt căn bản giữa các chế độ toàn trị (cũng như hậu-toàn trị ) với các chế độ độc tài quyền uy (authoritarian regime) khác. Vì vậy, tôi nghĩ anh nên nghe theo lời khuyên của các anh chị em có tâm huyết, tạm thời ngưng tuyệt thực để tìm phương thức khác. Tạm lùi một bước để rồi sau đó tiếp tục cuộc hành trình tìm tự do, dân chủ cho dân tộc mình, tôi nghĩ đó không phải là cái gì đáng gọi là giảm sút chí khí. Vấn đề là gắn vận mệnh của mình với vận mệnh của dân tộc và tìm ra một phương thức để huy động được sức mạnh của đông đảo người dân. Anh đã hy sinh cả một quãng đời trong nhà tù, nhân dân chắc chắn sẽ không quên ơn. Và sau những năm tháng đấu tranh gian khổ với một chế độ chính trị nghiệt ngã, chắc chắn anh sẽ tìm ra được phương thức ứng xử thích đáng. Xin kính chào trân trọng. 1/6/2016

36 - Nhà báo, nhà thơ Lưu Trọng Văn:
Lưu Trọng Văn tha thiết yêu cầu Trần Huỳnh Duy Thức ngừng tuyệt thực để bảo toàn tính mạng.

37 - Hà Dương Tường (VK Pháp) : Tôi xin chị cho ký chung thư này, rất mong anh Thức nghe theo gia đình và bè bạn, bảo vệ cuộc sống để tiếp tục cuộc chiến đấu. Sự có mặt của anh trong cuộc đấu tranh này rất quan trọng và thực ra là tối cần thiết.

38 - Nhà báo Huỳnh Sơn Phước, Hội An: Anh phải sống! Tôi đồng ý ký tên.

39 - Nhà thơ Ý Nhi: Thưa anh Trần Huỳnh Duy Thức. Anh và những người như anh vô cùng cần thiết cho dân tộc Việt Nam vào lúc này. Cầu xin anh dừng ngay cuộc tuyệt thực để bảo toàn tính mạng. Sống, mới có thể hành động. Tôi và rất nhiều người Việt Nam sẽ hạnh phúc vô cùng khi được chào đón anh trở về và phụng sự đất nước yêu quý của chúng ta. Ý Nhi.

40 - GS Lê Xuân Khoa:
1. Để ngăn chặn Bắc Kinh thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông và kiểm soát toàn thể các nước trong khu vực, Hoa Kỳ đã có một quyết định đột phá đối với Việt Nam: cam kết tôn trọng thể chế chính trị hiện hữu và giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế và thương mại qua hiệp ước TPP. Sau hết, để giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ độc lập và chủ quyền trên bộ và trên biển, Washington đã thỏa mãn yêu cầu quan trọng cuối cùng của Hà Nội là gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương. Những bước đột phá này đi đôi với việc mở rộng các chương trình nhân đạo, như giúp tìm kiếm hài cốt binh sĩ đã chết trong cuộc chiến nhưng chưa tìm được xác, giúp đỡ nạn nhân của chất độc da cam, v.v. Để đổi lại, Việt Nam chỉ cần chứng tỏ quyết tâm ra khỏi sự khống chế của Trung Quốc (như thế nào và đến mức nào thì chưa rõ). Những điều kiện cải thiện về nhân quyền không còn là những điều kiện tiên quyết, mà được lồng vào những nguyên tắc và thể lệ chung về thương mại và lao động ký kết giữa Mỹ và tất cả các quốc gia đối tác. Tóm lại, qua chuyến thăm chính thức của Tổng thống Obama, lãnh đạo Việt Nam đã được bảo đảm là Nước sẽ không mất mà Đảng cũng vẫn còn. Như vậy, việc giam giữ lâu những người bất đồng chính kiến sẽ không còn cần thiết vì chế độ không còn phải chịu áp lực nặng nề của Hoa kỳ về vấn đề nhân quyền. Nhà nước sẽ lần lượt thả những người tù lương tâm để chứng tỏ với dư luận Hoa Kỳ và quốc tế là mình chủ động cải thiện về nhân quyền trong khi vẫn có thể bắt giữ họ lại bất cứ khi nào thấy họ nguy hiểm cho chế độ.

2. Cuộc tranh đấu cho nhân quyền và chuyển hóa chế độ từ độc tài sang dân chủ của trí thức và nhân dân vẫn phải được tiếp tục, nhưng sẽ phải uyển chuyển dựa vào những điều kiện thực hiện các thỏa ước song phương . Nói cách khác, trong quá trình thực hiện các dự án phát triển, từ đầu tư kinh doanh đến văn hóa giáo dục hay môi trường sinh thái, những đòi hỏi cải thiện luật lệ và bộ máy hành chánh từ phía người dân hay những đòi hỏi chính đáng về qui chế đối xử từ phía công nhân lao động có thể tạo thành sức ép tự phát của nhân dân. Quá trình cải thiện nhân quyền một cách bình thường và tự nhiên như vậy có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng cũng có thể có những yếu tố dẫn đến thay đổi mau chóng bất ngờ. Hiện tại, toàn dân đang thức tỉnh trước mưu kế hiểm độc của Trung Quốc chiếm đoạt chủ quyền và tài nguyên của đất nước, hãm hại nguồn sống của hàng chục triệu nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, và ngư dân ở bờ biển miền Trung, nhiễm độc thực phẩm để triệt hạ khả năng trỗi dậy của dòng giống Việt. Những thực tế đó làm thức dậy truyền thống yêu nước của nhân dân, khởi phát phong trào thoát Trung và cứu nguy dân tộc. Làm thế nào để chính quyền phải đồng hành với nhân dân, dựa vào nhân dân trong những nỗ lực bảo vệ độc lập chủ quyền với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và quốc tế, đó là vai trò của trí thức và xã hội dân sự trong những điều kiện địa chính trị mới hiện thời. Những người yêu nước đang đối diện với những thách thức và cơ hội mới.

Vì những lý do trên, những trí thức có tư duy chiến lược và tấm lòng dũng cảm như Trần Huỳnh Duy Thức không thể tự hủy hoại thân mình trước tình thế cấp bách của đất nước hiện nay. Thay vì hy sinh tính mạng cho đất nước, anh làm cho đất nước bị mất đi một tài năng hiếm có. Anh không thể phụ lòng tin cậy và sự trông đợi của những người ủng hộ anh, không thể gạt bỏ ý kiến và lời kêu gọi của bạn bè và đồng chí đầy nhiệt huyết để bảo thủ quyết định của riêng mình. Đó là hành động rời bỏ hàng ngũ của những người đang cùng anh tranh đấu cho mục tiêu chung. Anh Thức cần hoãn cuộc tuyệt thực, tỉnh táo duyệt xét những yếu tố mới của tình hình mà, trong hoàn cảnh cô lập của trại giam, anh không có được những thông tin cập nhật. Những thông tin anh nhận được từ nay, dù hạn chế, cũng sẽ đủ cho anh nhận định có cơ sở và có những đóng góp cần thiết cho chiến lược khôi phục sức mạnh dân tộc, cứu nguy và xây dựng tương lai đất nước. Tình hình đang thay đổi và có thể sẽ thay đổi rất nhanh. Trần Huỳnh Duy Thức, ANH PHẢI SỐNG. Đó là thông điệp của nhân dân.

clip_image016
*Tổng cộng có 42 [40] người viết thư và lời nhắn. Sáng ngày 1-6-2016 Trần Huỳnh Duy Tân em Trai Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định, Lê Thăng Long, Phạm Bá Hải cầm toàn bộ các thư này đi Nghệ An thăm THDT và trao thư.

Hình của Trần Hoàng Hận chụp tại bệnh viện Nguyễn Trãi lúc 18 giờ ngày 31-5-2016.

S.Q.

Phụ lục

Ông Duy Thức ‘sẽ dừng tuyệt thực'?

clip_image018
Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn ông trước cổng trại tù số 6 hôm 1/6

Gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức xác nhận với BBC là ông sẽ dừng tuyệt thực sau ngày 7/6.

Chiều ngày 1/6, người nhà ông Thức cùng các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và một số bè bạn đã đi thăm ông tại trại tù số 6, tỉnh Nghệ An nhưng chỉ người trong gia đình được gặp mặt.
Hôm 2/6, trả lời BBC qua điện thoại từ TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức nói: “Trong cuộc gặp, gia đình đã đọc thư khẩn của những nhân sĩ cũng như thông báo tình trạng sức khỏe của cha tôi đến anh tôi”.

Gia đình vừa mừng vừa lo, mừng vì anh tôi quyết định bảo toàn 
sinh mệnh, nhưng cũng lo anh có còn đủ sức tuyệt thực đến thời hạn đó - Trần Huỳnh Duy Tân
“Sau khi cân nhắc, anh tôi chuyển lời cảm ơn đến những người đã ủng hộ, tuyệt thực đồng hành cùng anh thời gian qua và đồng ý sẽ dừng tuyệt thực sau ngày 7/6, tròn 15 ngày tuyệt thực”.
“Khi nghe vậy, gia đình vừa mừng vừa lo, mừng vì anh tôi quyết định bảo toàn sinh mệnh, nhưng cũng lo anh có còn đủ sức tuyệt thực đến thời hạn đó”.

Ông Tân nói thêm là ông Thức gửi lời nhắn các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long “hãy đấu tranh đến cùng cho quyền được quyết định thể chế chính trị của người dân".
Ông cũng cho hay: "Bước đầu, trại tù có nhượng bộ, không còn hạn chế việc người thân khi thăm gặp tù nhân chỉ được nói chuyện về sức khỏe và gia đình".

'Lựa chọn hợp lý'

clip_image019
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của ông Thức, sức khỏe rất kém vì buồn lo cho con trai

Cuối ngày, 31/5, các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu gửi thư khẩn đến ông Trần Huỳnh Duy Thức.

"Từng là những người tù chính trị trước năm 1975, chúng tôi yêu quý và kính trọng, gửi những lời gan ruột sau khi đã bàn bạc trao đổi với một số anh em trí thức đang bị giày vò bởi nỗi đau đất nước, mong được ông suy xét và quyết định", bức thư viết.

"Đành rằng, quyết định mang tầm vóc một nghĩa cử cao cả vì đất nước của ông vượt rất xa những gì người ta đang chứng kiến. Nhưng sẽ có ý nghĩa sâu hơn, rộng hơn nếu bằng bản lĩnh và trí tuệ của mình đã được trải nghiệm và chứng minh suốt 7 năm qua, theo nhận thức của chúng tôi, ông sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước đau thương của chúng ta nhiều hơn sự ra đi cao cả của ông vào lúc này".

Sự ra đi của ông vào lúc này sẽ chưa phải là một lựa chọn hợp lý nhất cho cuộc đấu tranh lâu dài vì sự nghiệp cao cả của chúng ta - Thư khẩn đến ông Trần Huỳnh Duy Thức

"Vì thế, theo suy nghĩ của chúng tôi, sự ra đi của ông vào lúc này sẽ chưa phải là một lựa chọn hợp lý nhất cho cuộc đấu tranh lâu dài vì sự nghiệp cao cả của chúng ta. Với những suy nghĩ chân thành, thận trọng và nghiêm túc, chúng tôi thiết tha mong ông cân nhắc để có một quyết định tỉnh táo nhất, phù hợp nhất vào lúc này".

Bảy năm trước, ông Thức bị bắt giữ và khởi tố về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Ông Thức, 50 tuổi, bị đưa ra xét xử hồi đầu năm 2010 cùng với các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long trong một vụ án chính trị được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

Ông nhận mức án nặng nhất là 16 năm tù cùng với 5 năm quản chế, trong khi các bị cáo trong cùng vụ án với ông bị tuyên án từ năm đến bảy năm tù.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Tân cũng cho hay: “Gia đình đã nhiều lần nghe về việc chính quyền đề nghị anh Thức đi Mỹ. Từ góc độ gia đình, chúng tôi luôn muốn anh được thoát khỏi chốn lao tù, dù còn ở Việt Nam hay đi nước ngoài. Nhưng chúng tôi tôn trọng quyết định của anh”.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen