Seiten

Samstag, 11. März 2023

NHỮNG THÓI QUEN CẦN HỌC Ở NGƯỜI PHƯƠNG TÂY

 

Chưa kể 9 thói quen tốt bên dưới, mà người Phương Tây còn có những thói quen đáng trân trọng như:
- TIẾT KIỆM dù họ rất giàu. Họ không thích phô trương sự giàu có bên ngoài, bởi họ cho rằng GIÁ TRỊ BẢN CHẤT CON NGƯỜI mới đáng trân trọng, vì thế không hiếm những chủ doanh nghiệp lớn, nghệ sỹ nổi tiếng ....vẫn chỉ quần bò áo phông cho tiện.
Ở bất cứ đâu, người dân Phương Tây cứ ra khỏi phòng là họ tắt điện; không để vòi nước chảy khi xoa xà phòng (ngay cả khi rửa tay) hay đang đánh răng; không lấy đồ ăn đầy đĩa khi đi ăn Buffe, vì không biết có hạp khẩu vị không? Khi đã lấy vào đĩa phải cố ăn cho hết, dù không ngon.
Người VN thì ngược lại, VÔ TÂM, THAM và .... SĨ RỞM là chính, nên họ vô cùng lãng phí trên mọi phương diện! Các cụ có câu: “miếng ăn là miếng nhục!” Hay “miếng ăn quá khẩu thành tàn”!
Đừng để người đời khinh mình vì miếng ăn hay sự lãng phí!
- ĐÚNG GIỜ là thể hiện người có văn hoá, biết tôn trọng người khác thì chắc chắn mục đích cuộc hẹn sẽ thành công! Người Phương Tây có câu châm ngôn “Thà đến sớm 30 phút hơn đến chậm 30 giây”!
Trong khi người Việt thì nổi tiếng với “giờ cao su”, nên thường không được đối tác tôn trọng!
- GIỮ GÌN TRẬT TỰ VÀ VỆ SINH CHUNG là văn hoá tôn trọng người cũng như tự tôn mình. Vì thế, người Phương Tây KHÔNG BAO GIỜ nói to, cười lớn chỗ đông người, trên tàu, xe Bus hay phòng khám.....và KHÔNG BAO GIỜ xả rác ra đường hay bất cứ đâu! Nếu không tìm thấy thùng rác, họ đút vào túi họ chấp nhận mình bẩn, chứ không làm phiền người khác.
Ngược lại, người VN cứ thản nhiên xả rác ra đường, nơi công cộng và cứ oang oác chỗ đông người. Khi thấy mọi người quay lại nhìn.... khinh bỉ, thì lại tưởng .... “oai”!?
Dưới đây là 9 thói quen của người phương Tây do Face My Lan Phạm sưu tầm, tôi thấy rất đúng và có thêm thắt một chút, để người VN mình có thể học hỏi!
1. NỤ CƯỜI “Trao nhau một nụ cười, nhận lại sự yêu thích”.
Người phương Tây rất thân thiện. Họ sẽ mỉm cười chào bạn khi chạm mặt cho dù bạn là người quen hay người lạ. Khi bạn ra khỏi cửa và thấy một người lạ nào đi qua hay đi đối diện, họ sẽ nhìn bạn nở một nụ cười, và thậm chí còn hỏi: “Bạn khỏe không?”.
2. CÂU CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đại đa số người Việt.
Nếu bạn vô tình va vào một ai đó, dù là lỗi của bạn, nhưng họ cũng sẽ nói “I’m sorry”. Và khi bạn làm gì đó cho họ, họ sẽ đáp lại với câu “Thank you!”. Nhiều bạn sống lâu năm ở phương Tây khi trở về Việt Nam sinh sống và làm việc cảm thấy rất khó chịu vì môi trường Việt Nam thiếu đi điều lịch sự tối thiểu này.
3. TƯ DUY CÁ NHÂN
Trường lớp ở Phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể, bầy đàn của người VN. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt rất được tôn trọng và không thể gom chung và trộn lẫn được.
4. VĂN HOÁ ĐỌC SÁCH
Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7. Bạn có thể hỏi: “Rồi sao? Đọc sách thì liên quan gì?”. Sách là kho tàng kiến thức, là nơi một người tìm đến để mở mang tầm nhìn của mình thông qua những trải nghiệm của người khác được viết trong sách. Vì con đường ngắn nhất dẫn tới đích đều nằm trong sách!
Ngành xuất bản ở phương Tây vì thế rất phát triển, khác hoàn toàn đối với ở Việt Nam. Một đất nước mà trung bình một người dân chỉ đọc 0,7 cuốn sách thì bạn nghĩ đất nước đó có đủ kiến thức để phát triển không? Mỗi người đều sẽ tự có câu trả lời.
5. KHÔNG SOI MÓI ĐỜI TƯ của người khác!
Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, bao nhiêu tuổi, từ đâu đến, giàu hay nghèo, có bao nhiêu bằng cấp....Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực thực sự của bạn!
Ngược lại, người Việt Nam thường hay soi mói về những thứ chẳng liên quan gì như tuổi tác, hoàn cảnh gia đình và những mối quan hệ riêng tư, để rồi đánh giá người ta mà không hiểu rằng NĂNG LỰC mới là mấu chốt làm nên sự nghiệp!
6. TƯ DUY CHỈ TRÍCH những lãnh đạo chính trị.
Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những VIÊN CHỨC LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Những người đó đã nhận lương TỪ THUẾ DÂN thì họ phải làm tốt công việc của mình. Nếu không, bất cứ ai cũng có quyền chỉ trích, bêu riếu và đòi hạ bệ!
Không như người VN, không dám chỉ trích cho dù lãnh đạo làm những việc sai trái, tồi tệ, thậm chí THAM NHŨNG, GÁI GÚ LUNG TUNG làm gương xấu cho thế hệ trẻ!
7. TẦM NHÌN DÀI HẠN
Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp Phương Tây KHÔNG BAO GIỜ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người VN. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững, nên luôn trân trọng, chu đáo với khách hàng bất kể bạn giàu hay nghèo!
8. TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”. Mỗi cá nhân được người Phương Tây coi là một món quá đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi người kia tự nguyện. Vì thế ai cũng có thể tranh luận lịch sự và công khai về mọi vấn đề.
Các hội đoàn ở Phương Tây hoạt động hiệu quả bằng sự đóng góp công sức, tiền bạc của những người THAM GIA TỰ NGUYỆN, chứ không trông nhờ vào ngân sách nhà nước mà chẳng đem lại lợi ích gì cho dân như ở VN.
9. VĂN HÓA “TẠI SAO?”
Người phương Tây luôn thích tìm hiểu và không ngừng học hỏi. Do đó câu hỏi “tại sao” luôn gắn trên môi không chỉ trẻ nhỏ, mà cả giới thanh niên, lẫn người già. Họ hỏi về tất cả mọi vấn đề mà họ muốn biết. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, vận động trí não. Rất hiếm khi ai thấy họ lấy bằng cấp ra khoe để thể hiện rằng mình hơn người khác.
Học hỏi để mở rộng tầm nhìn và đào sâu sự hiểu biết khiến tâm thế mình vững vàng trước mọi biến cố là cách sống TỰ TIN của người Phương Tây!
Người VN thì ngược lại, thích khoe mẽ, phô trương, khoe bằng cấp, nhưng cách ăn nói, khu xử lại chỉ như trẻ cấp 1! Vì thế.... khó mà giúp nước nhà phát triển bền vững!
Người Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, tốt bụng, hiền hòa, nhưng cũng có những điều chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ phương Tây và rút kinh nghiệm để góp phần xây dựng XH VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG.
Không phải chúng ta nhún mình học hỏi những điều tốt đẹp của người Phương Tây vì chúng ta thấp hơn hay cao hơn họ, mà vì những thứ trên là những YẾU TỐ QUAN TRỌNG giúp họ trở thành những quốc gia phát triển nhanh chóng và bền vững!
Một bước lùi học hỏi để ba bước tiến xa hơn mới là khôn ngoan. Chứ không phải cứ đứng tại chỗ vỗ ngực khoe “tự hào quá VN ơi”, “Ngạo nghễ quá VN ơi”, “VN đạp cả thế giới dưới chân mình” mà...Kinh tế, văn hoá, GD, Y tế, tâm linh, và ngay cả du lịch, an ninh chính trị, chính sách và ngoại giao.... tuốt lượt cũng đều LỆ THUỘC TÀU như hôm nay!???
Mong lắm thay một sự THAY ĐỔI CHO QUÊ HƯƠNG VN từ những thói quen văn minh và tư duy tiến bộ của người VN để chúng ta có thể THỰC SỰ TỰ HÀO về Quê hương, Tổ Quốc mình trong nay mai!!!
Thanh Bình 09.03.2023

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen