“QUÂN XÂM LƯỢC BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH
ĐANG GIÀY XÉO MẢNH ĐẤT BIÊN CƯƠNG
LỬA ĐÃ CHÁY VÀ MÁU ĐÃ ĐỔ TRÊN KHẮP NẺO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG…..”
Hồn Dân Tộc vẫn vọng lại ngàn năm
Những TỘI ÁC GIẾT DÂN mà trung cộng làm
KHÔNG BAO GIỜ PHAI TRONG TÂM NGƯỜI YÊU NƯỚC!!!
Cho dù đcsvn ngợi ca Trung Quốc
Thì MỐI THÙ này VẪN ĐƯỢC KHẮC GHI
TRONG TIM MỖI NGƯỜI VIỆT NAM CHẲNG THỂ QUÊN ĐI!!!
Năm tháng ĐẪM MÁU KHÔNG GÌ CÓ THỂ XOÁ!!!
“MÁU PHẢI TRẢ MÁU”, HẬN THÙ PHẢI TRẢ!!!
Lời nguyện ấy muôn nhà Việt CHẲNG QUÊN!!!
THÙ NGÀN ĐỜI DÂN VẪN MÃI LƯU TRUYỀN!
Bảng đá KHẮC SÂU TỘI ÁC còn nguyên sự KHỦNG KHIẾP!!!
Hãy nhớ lấy! Để cùng sát vai nhau bước tiếp
Diệt KẺ THÙ với BỌN TAY SAI BÁN NƯỚC ĂN H I.ẾP DÂN LÀNH!!!
Cứu Dân tộc Việt THOÁT TRUNG, để PHÁT TRIỂN NHANH
Cho Nước Nam ta mãi được AN LÀNH, THỊNH VƯỢNG!!!
Thanh Bình 17.02.2024
THẢM SÁT TỔNG CHÚP, NỖI ĐAU CÒN ÁM ẢNH
Tối 9/3/1979, lính Trung Quốc giết hại dã man 43 người, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em (ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) khi chúng đang trên đường rút quân về nước, tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng.
Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam thế kỷ XX, chúng ta vẫn thường hay nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai của quân đội Mỹ năm 1968 với người dân huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Có một cuộc thảm sát khác, trong một cuộc chiến khác của nhân dân ta chống giắc ngoại xâm tại Cao Bằng cũng man rợ không kém nhưng lại không nhiều người biết đến vì nhiều lý do. Nhưng với người dân Cao Bằng, đó là ký ức kinh hoàng không thể nào quên.
Tối 9/3/1979, 43 người, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng, đã bị giết hại một cách dã man bởi những tên lính Trung Quốc khi chúng đang trên đường rút quân về nước, tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng.
Những ngày tháng hai, tôi đi dọc miền biên viễn Cao Bằng, Lạng Sơn, những nơi mà cách đây 40 năm, “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”. Đến Tổng Chúp, thật không ngờ di tích ghi nhớ vụ thảm sát bi thương này đã gần như bị quên lãng.
Nơi gắn biển thảm sát Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, tp Cao Bằng), giờ vốn là 1 khu vực rậm rạp, không có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách, hoang vắng lắm. Thế mà cứ vào cuối tháng 2, lại có một người đàn ông thỉnh thoảng tìm đến, ngồi thẫn thờ trước tấm bia rêu phong đề dòng chữ: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”.
40 năm trước, mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (khu Đức Chính, xã Hưng Đạo) cũng hòa lẫn trong đám người chạy loạn khi quân Trung Quốc đánh tới thành phố Cao Bằng. Bà tên Tô Thị Yến. Bà Yến chạy cùng với nhóm công nhân trại lợn Đức Chính. Nhưng nghe kể lại là chạy đến cây số 5 thì đã gặp phải tốp lính Tàu. Chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại, giải về Tổng Chúp.
Hết chiến tranh, ông Tinh trở về thì mới hay mẹ mình là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 43 người đó. Bà Yến được vớt lên khỏi giếng cổ trong tình trạng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre quân bành trướng đập thẳng vào đầu.
Cái giếng năm xưa nơi vùi lấp bà Yến cùng 42 sinh mạng vô tội khác cũng không còn dấu vết, nghe bảo người ta đã vùi lấp nó khá lâu rồi. Hỏi xung quanh, cũng chẳng mấy ai còn nhớ đến hoặc người ta không muốn nhắc đến.
Lũy tre già quanh giếng nước đã từng chứng kiến cuộc thảm sát năm 1979 đã còng xuống, không biết vì nỗi đau quá lớn hay vì tuổi tác. Giếng nước cũng không còn nữa, thay vào đó là đám cỏ xanh rì. Cỏ ở đó dường như xanh hơn. Và trên cỏ, có 1 nén hương cùng ít hoa quả đã héo, ai đó đặt lên để tưởng nhớ những linh hồn xấu số.
Nhìn quang cảnh, tôi không thể hình dung được rằng, tại vị trí này 40 năm trước, phần lớn vợ con của các cán bộ trại lợn Đức Chính, cách đó tầm 2km đang trên đường sơ tán thì bị lính Trung Quốc dồn hết về đây, rồi giết sạch, sát hại từng người một rồi lần lượt quẳng hết xuống giếng .
Tất cả những dấu tích còn sót lại chỉ duy nhất một tấm bia ghi dòng chữ: “vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An, quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”.
Có lẽ, tấm bia cũng không đủ chỗ để có thể miêu tả hết những cảm xúc phẫn nộ, uất ức của người dân nơi đây, khi họ trở về và chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng này.
Với những con người ít ỏi sống gần địa điểm đó, mà họ đã từng trải qua những thời khắc kinh hoàng 40 năm trước, thì ký ức của vụ thảm sát năm ấy vẫn còn in hằn trong tâm trí của họ như vừa mới ngày hôm qua.
Bà Lương Thị Bắc, nhà ngay sát biên giới ở Hà Quảng, ngày 17/2/1979 lúc quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, bà theo gia đình chạy loạn về Tổng Chúp. Lúc đầu cứ tưởng là chúng không thể đánh đến thành phố Cao Bằng, nhưng cũng chỉ được 1 tuần, bà Bắc lại tiếp tục chạy loạn, và một phép màu nào đó đã giúp bà thoát chết, không bị quân Trung Quốc bắt giữ và hành quyết.
Bà Bắc bảo, đến lúc quân Trung Quốc rút hết về nước, bà con những ai còn sống sót liền trở về thu dọn những gì còn sót lại sau trận càn quét. Họ khát nước, tìm ra cái giếng cổ cũ thấy đã bị lấp, liền báo lên xã.
Lúc đầu, dân quân cứ tưởng cái giếng đó là nơi chôn dấu thuốc nổ, hoặc không cũng sẽ bị bỏ thuốc độc làm ô nhiễm nguồn nước, nhưng sau mới phát hiện ra nó lấp đầy xác người. Lúc vớt lên, tất cả đều bàng hoàng khi tất cả đều là phụ nữ và trẻ em, mà phần lớn là những người làm việc trong trại lợn Đức Chính cách đó tầm 2km. Trên đường đi sơ tán, họ đã rơi vào tay quân Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Sắc nhà sát ngay trại lợn, năm nay 60 tuổi, là một trong những người trực tiếp chứng kiến cảnh người ta đưa những thi hài vô tội lên và đi chôn cất. Ông Sắc vốn là lính pháo binh của lữ đoàn 675, đóng tại cầu Tài Hồ Sìn trong chiến tranh biên giới 1979. Khi quân Trung Quốc rút, đơn vị của ông chuyển về đóng quân tại Tổng Chúp, về sau ông cũng chọn mảnh đấy ấy làm nơi sinh sống của mình.
Nói về vụ thảm sát, ông Sắc chua xót: “Kiểm tra tất cả xác chết, không một ai bị bắn, mà toàn bộ mọi người đều bị đập vỡ đầu chết hết ”.
Gia đình ông Ất trưởng trại lợn, cả nhà 3 người đều bị giết sạch trong ngày 9/3, mà vợ ông thì đang mang bầu đứa con thứ 2 gần đến ngày sinh nở. Ông Ất không chạy, mà ở lại bảo vệ người vợ của mình, đưa cả nhà lẩn trốn trong bụi rậm. Quân Trung Quốc lùng sục bắt được, chúng không tha bất cứ một ai, kể cả vợ.
Với một số ít người ở Tổng Chúp còn nhớ sự kiện ấy, thì cảnh tượng kinh hoàng khi tìm thấy những thi thể ở giếng cổ, là các nạn nhân đều bị khăn bịt mắt, 2 tay buộc chéo đàng sau, đầu thì bị móp hẳn vào bởi những cú đánh tàn nhẫn. Có người thì bị hàng chục vết đâm bởi những lưỡi lê sắc nhọn vào cơ thể. Lúc thu gom, người ta còn tìm thấy cả một chiếc gậy tre dính đầy máu, cong queo. Quân Trung Quốc hẳn đã dùng chiếc gậy này đánh đập từng người cho đến chết. Có lẽ, những tên đồ tể đã chọn những cách hành quyết dã man nhất, một phần là để tiết kiệm đạn dược, phần khác là khủng bố tinh thần của những người còn sống sót.
Nghe bảo rằng, chỉ có 1 người phụ nữ trung tuổi là chạy thoát được. Lúc quân Trung Quốc gom mọi người lại bên bụi tre, nhân lúc chúng đang tập trung giết từng người một, bà đánh liều lao xuống dòng suối nước chảy xiết, rồi cứ thể chạy. Quân đồ tể bắn theo cả loạt đạn nhưng may sao không trúng. Về sau, hàng năm cứ đến ngày 9/3 bà đều đến thắp trước tấm bia 1 nén hương như lời tưởng niệm. Chúng tôi tìm thông tin về người đàn bà đó tận bên Hà Quảng, thì nghe đâu bà đã mất.
40 năm đã qua, cuộc sống mới đã đâm chồi nảy lộc, nhưng có ai còn nhớ, mảnh đất này đã từng có một quá khứ đau thương đến như vậy?
Ký ức kinh hoàng còn mãi
Đối với một vài người ít ỏi còn bám trụ lại sau cơn hoạn nạn ấy, thì ký ức vụ thảm sát ấy vẫn quá khủng khiếp.
Bà Nông Thị Nương ở khu Đức Chính, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, kể lại, lúc quân Trung Quốc đánh tới thị xã, thời điểm ấy bà mới có 15 tuổi, nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên thoát chết. Bà bảo, hôm đó là tảng sáng ngày 24/2, đang ngủ chưa dậy, thì bất ngờ bà nghe thấy tiếng nổ như bom phía sau nhà, người thì bị sức ép thổi bắn vào tường. Lồm cồm bò dậy, bà cùng mọi người mới biết là phía sau nhà mình bị trúng một quả đạn pháo, cái bếp tan tành, may lúc đấy không ai ở đó.
Biết quân Trung Quốc đã đánh vào, không ai bảo ai, bà cùng người thân cứ thế cắm đầu cắm cổ chạy thẳng ra ngoài, không kịp mang theo bất cứ đồ đạc gì. Ra đến đường lớn, đã thấy quân lính và xe tăng Trung Quốc rầm rập đông vô số kể, la hét đốt phá ầm ỹ.
Đến lúc bà cũng người thân vượt qua được bên kia sông, chạy hướng về sâu trong nội địa, thì mới biết dân Tổng Chúp cũng như các xã xung quanh cũng đều chạy về phía ấy. Lúc đó, vắng bóng quân Trung Quốc, mọi người tưởng đã yên bình nên tụ tập nhau lại, bàn tính sẽ kéo nhau về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về thu dọn đồ đạc.
Nhưng đoàn người mới chỉ đi được quãng ngắn thì lại rơi vào bẫy phục kích của lính Tàu. Chúng bắn lia 1 loạt súng thẳng vào giữa đám đông, những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn mỗi người chạy một hướng, người lao xuống suối, người chạy thẳng về phía rừng già, người ba chân bốn cẳng chạy thẳng về phía trước. Bà Nương chạy theo một người hàng xóm, đến lúc hoàn hồn trở lại thì mới nhận ra là người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình.
Bà Nương cùng những người sống sót đành chui vào trong hang đá ẩn náu. Ngày thì ngồi im trong hang, đên đến thì mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài ăn cho để tồn tại. Về sau, nghe bảo quân Trung Quốc đã rút, mọi người lục tục kéo về. Tất cả chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.
Về đến nhà, bà Nương kinh hoàng khi biết trong đám đông bị xả súng hôm ấy, nhóm mấy chục công nhân xấu số ở trại lợn Đức Chính, toàn phụ nữ và trẻ em,đã không chạy thoát, tất cả đều bị bắt và hành quyết. Hôm dân quân thông báo hộ gia đình nào có người còn mất tích thì ra giếng cổ xem có phải người nhà mình không để nhận về chôn cất, bà cứ bồn chồn không yên. Cũng thật may là những thành viên trong gia đình bà đều được bảo toàn mạng sống, về sau đoàn tụ, họ ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
“Tại sao lại có chiến tranh, chúng tôi chỉ là dân thôi mà”, bà Nương thảng thốt.
Cùng đám đông chạy loạn hôm 24/2/1979 đó, người mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (Khu Đức Chính, xã Hưng Đạo, tp Cao Bằng) đã bị quân Trung Quốc giết hại trong vụ thảm sát ngày 9/3. Bà tên Tô Thị Yến, năm đó bà Yến 41 tuổi.
Ông Tinh kể lại, về sau có người còn sống sót cho biết là nhóm công nhân trại lợn cùng bà Yến và một số người dân khác chạy đến cây số 5 trên đường đi Bắc Kạn thì gặp phải một toán lính khác của Trung Quốc. Lúc đó, chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại rồi giải về Tổng Chúp. Ông Tinh biệt tin mẹ, cho đến ngày biết được mẹ mình đã bị chúng vùi lấp xuống cái giếng cổ.
Ở cái nhóm người bị bắt đấy, không hiểu sao dân cứ chạy đi đâu, thì quân Trung Quốc theo đến đó, về sau mới biết là trong đám đông đã có kẻ chỉ điểm.
Hôm trở lại Tổng Chúp, ông Tinh cùng mọi người trong nhà đều trở về hết, chỉ thiếu mỗi mẹ. Cho đến lúc thu dọn hết tất cả mọi thứ, thì dân quân thông báo sẽ bốc những thi hài dưới giếng cổ. Nghe vậy, bố ông gọi các chú chạy ra xem có tìm thấy bà Yến ở đó không. Những xác chết được đưa lên đều không phải, niềm hy vọng mẹ mình còn sống sót tăng dần. Nhưng đến người dưới cùng của cái giếng, ông Tinh mới bàng hoàng nhận ra đó là mẹ mình. Như những nạn nhân khác, bà Yến cũng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre đập thẳng vào đầu. Và bà là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 40 năm trước.
Ông Tinh bảo, có những thời điểm, không lúc nào ông được yên giấc, có những lúc giật mình giữa đêm thảng thốt. Giờ nỗi đau cũng đã qua, hận thù ông đã cởi bỏ, ông cùng gia đình chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.
Chúng tôi tiếp tục đi một vòng quanh xã Hưng Đạo. Với những nhân chứng khác của vụ thảm sát, qua thời gian 40 năm mà câu chuyện bi thảm ấy vẫn luôn hiện hữu. Tuy nhiên, cảm giác căm phẫn nay đã không còn, chỉ có sự thương cảm giành cho các nạn nhân xấu số năm ấy thì lúc nào cũng như trước.
Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.
Xã Hưng Đạo đang từng ngày thay đổi, Tổng Chúp cũng thay đổi, tràn đầy sức sống mới. Giếng nước đã bị người dân nơi đây lấp đi, như muốn xóa nhà hết những ký ức đau thương cũ.
Khi chúng tôi đi dọc Cao Bằng, dù là Tổng Chúp nói riêng với nỗi đau quá lớn, thì ở những địa điểm khác của mảnh đất miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2/1979, có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn.
Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, 40 năm nhưng nỗi đau vẫn còn đó…
Hình 1: bia di tích vụ thảm sát Tổng Chúp tháng 3/1979
Hình 2.3,4: Giếng nước nơi có 43 thi thể khi mới được phát hiện, ngoài ra còn tìm thấy xác người dưới lòng suối và trong đường cống thủy lợi
- Thanh Minh Lê -
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen