Seiten

Montag, 19. Februar 2024

TẠI SAO VINFAST THẤT BẠI?


(Tựa do Thanh Bình đặt cho bài của Chu Hồng Quý)
•“Vạn sự khởi đầu nan”. Hiếm ai có thể thành công ngay từ ngày đầu. Vinfast có phát triển được hay không, để đánh giá lúc này là quá sớm.
-Hiện nay, Vinfast đang thất bại, trước tiên là do sử dụng phương thức truyền thông kiểu độc tài sặc mùi máu, tăng thù bớt bạn.
-Vinfast rầm rộ đưa xe sang Mỹ, bán chịu theo hình thức thuê mua chỉ được hơn 200 xe, phải mang về chạy tắc xi theo kiểu “muối lòng ế ăn dần trừ bữa”.
Toàn bộ nhân sự cao cấp người nước ngoài là những chuyên gia am tường về công nghệ ô tô đều rời bỏ Vinfast. Vin đành phải làm “cách mạng nhân sự” khi chủ tịch tập đoàn trực tiếp làm CEO điều hành công ty.
•Vinfast tạm thời đang thất bại.
-Để đánh lừa các con nhang ngạo nghễ và để cho các quan chức chính quyền dễ ăn nói với đồng bào khi Vingroup chiếm đất vàng lấy đất nuôi xe, Vin đã dùng vũ khí truyền thông đánh vào tinh thần dân tộc cực đoan với chiêu trò “Đi xe Vinfast là yêu nước”, cho đội ngũ tuyên truyền kiểu du kích trực tiếp đối đầu “tuyên chiến” với đông đảo tầng lớp trí thức và doanh nhân cấp tiến thực lòng muốn Vin thành công, kinh doanh hiệu quả khi thực tâm chỉ ra những sai lầm của Vin để mong họ sửa sai, tiến bộ.
Chẳng có anh “phản động” nào lại ngu si đến mức mong cho Vinfast thất bại để chịu mất oan tiền thuế tiêu thụ đặc biệt khi phải mua xe ngoại với số tiền bỏ ra gấp đôi cả. Và cũng chẳng ai (ngu) như Vingroup lại đi thù địch với những người góp ý (đúng) để mong cho mình tiến bộ.
-Đấy là sai lầm thứ nhất. Bởi, chính tầng lớp trí thức và doanh nhân cấp tiến trong và ngoài nước mới là khách hàng tiềm năng đầy triển vọng của ngành xe hơi bởi họ có tiền, có trí tuệ và có hảo tâm muốn Vinfast hữu ích cho nước nhà. Còn đám ngạo nghễ viên lương 3 củ thì lấy tiền đâu mà mua xe?
Tôi năm nay bẩy mươi tuổi, chưa thấy cái hãng nào trương cái slogan dùng hàng của họ là “yêu nước”. Bỏ ra hàng trăm ngàn tỷ chỉ để mua cái tinh thần ngạo nghễ của đàn bò đỏ thì chỉ có…tụi tâm thần.
-Sai lầm thứ hai là Vinfast đối đầu với khách hàng và đẩy họ về phía chống đối mình khi dùng quyền lực chuyên chế của chính quyền để giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ mua bán mà lẽ ra, nếu không bảo thủ để biết tiếp thu những yêu cầu của khách hàng thì Vinfast sẽ có cơ hội tiến bộ hơn nhiều nhờ từng bước hoàn thiện những khiếm khuyết do khách hàng chỉ ra. Từ đó, Vinfast đã đánh mất niềm tin ở các khách hàng tiềm năng khác. Liệu còn ai dám (muốn) mua hàng của mafia?
Không chỉ đối đầu với dư luận phản biện và khách hàng cao cấp, Vin còn hung hăng đối đầu với cả đối tác, đối thủ trên thị trường toàn cầu. Họ không thẩm thấu được tư duy tất cả cùng thắng. Vinfast ngông nghênh như châu chấu đá xe khi tuyên chiến với nhiều hãng xe sừng sỏ trên thị trường toàn cầu.
Vin gây thù chuốc oán với tất cả để tự đẩy mình vào thế tứ bề thọ địch. Đụng tới ai cũng dương vây dựng vảy lên tuyên chiến kiểu một mất một còn để cuối cùng bị bầm dập trầy da dập vảy. Chẳng khác nào các thể chế độc tài, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”. Phòng tránh dịch cũng phải “chiến dịch”, “ra quân”, “pháo đài” rồi “lô cốt”… cứ như đánh giặc thì mới oai phong lẫm liệt.
-Cớ sao Vinfast cứ phải gồng mình tạo ra nhiều đối thủ để rồi vắt sức chống chọi với những kẻ thù tưởng tượng như chiến đấu với cối xay gió?
Nhu cầu thị trường là đa dạng như bản chất của thế giới vật chất lẫn tinh thần vốn vô cùng phong phú. Ông thích ăn thịt gà, bà thích nhai thịt vịt. Người này thích loại xe tiện nghi, kẻ khác ham mẫu xe sang trọng. Anh cho cái này là đẹp nhưng tôi lại thấy nó xấu. Ông này thích loại xe rẻ bền, bà kia mê mẫu xe rộng rãi, thông thoáng… Chỉ sợ anh không đủ sức cung cấp hàng hóa thỏa mãn một trong vô vàn nhu cầu đa dạng đó thôi.
Đức là nước có ngành công nghiệp ô tô lâu đời và tiên tiến bậc nhất, nhưng các hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả xe Trung Quốc cũng có thể chiếm lĩnh thị phần ở thị trường này. Họ đâu cần phải diệt hết xe Đức thì mới bán được hàng của mình.
Trong kinh doanh, kẻ nào tự sáng tạo ra cái mới để xác lập vị thế độc quyền thì kẻ đó sẽ thành công. Cớ sao Vinfast không cố gắng để tự tạo ra lợi thế độc quyền bằng một dòng sản phẩm độc quyền với đặc tính khác biệt ở một sân chơi riêng do mình làm chủ cuộc chơi mà cứ phải đâm đầu vào húc voi để tranh giành bã mía?. Mặt khác, thích “của lạ” vốn là đặc tính của loài người tự ngàn xưa, không phân biệt vùng, miền. Miễn là “của lạ” ấy phải đáp ứng được với những tiêu chí của số đông thì mới mong có cơ tồn tại…
-Bài học vỡ lòng đó, khi Vin chưa được khai tâm thì con đường tới thành công vẫn còn vời xa diệu vợi.
Chu Hồng Quý
Alle Reaktionen:

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen