1/ Khi “lập chốt KTGT” thì phải tìm một chỗ trống (hay đường tránh) để có thể dừng xe kiểm tra mà KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI GT.
2/ Đặt Kamera kiểm tra ven đường cách chốt chặn ít nhất 100 m để có thời gian cho lái xe nhận hiệu lệnh kiểm tra mà giảm tốc độ tấp vào lề, tránh làm cản trở GT và gây nguy hiểm cho những người tham gia GT khác!
4/ CẤM CAGT không được bất ngờ nhẩy xổ ra đường chặn xe đột ngột làm tài xế (ô tô hay xe máy) không kịp xử lý tình huống khiến không chỉ CA chết một cách lãng xẹt, mà làm chết oan cả những người dân khác và làm ách tắc GT một cách không đáng có!
5/ CẤM CAGT không được đu bám theo xe ô tô, xe tải khi xe không dừng. Vì chỉ cần GHI LẠI BIỂN SỐ là CA có thể truy tìm ra xe thuộc Công ty nào (hoặc của ai) và ai là người lái để sau đó PHẠT THẬT NẶNG tội “không thi hành pháp lệnh”. Như vậy vẫn thu được tiền cho ngân sách mà KHÔNG GÂY NGUY HIỂM cho bất cứ ai.
6/ Kể cả khi nghi vấn xe CHỞ HÀNG LẬU, cần BẮT QUẢ TANG thì CAGT có thể rú còi đuổi theo xe nghi vấn và kêu gọi đồng nghiệp liên tỉnh bố trí chặn xe một cách an toàn.
7/ NGHIÊM CẤM CAGT nhận tiền của người tham gia GT! Nếu ai bị dân quay được sẽ BỊ ĐUỔI KHỎI NGÀNH, BỊ PHẠT THẬT NẶNG và ít nhất chịu 1 năm TÙ GIAM, vì BIẾT LUẬT MÀ CỐ TÌNH PHẠM LUẬT!
Số tiền phạt này 1/3 chi cho công người quay Clip, 1/3 cho toà án và 1/3 nộp vào ngân sách.
Tôi ở Đức suýt soát 40 năm, có bằng lái xe cũng gần 30 năm. Từng 3 lần bị chốt cảnh sát chặn xe đột ngột, 1 lần bị xe cảnh sát Đức nháy đèn dẫn tới chỗ đường tránh để kiểm tra giấy tờ vì một đèn nháy phía sau không sáng và đôi lần bị chụp tốc độ.
Nhưng CHƯA BAO GIỜ tôi thấy cảnh sát chạy ra đường như “được xổng chuồng” để chặn xe đột ngột giống như ở VN, gây nguy hiểm tính mạng không chỉ cho CA, mà cả cho người tham gia GT, lẫn người lái xe vì sự bạo động của “người dân” (chắc pò đỏ, chứ dân thường không có nhiệm vụ làm sao dám tham gia đập phá tài sản và đánh người) gây ách tắc GT kiểu này!?
3 lần tôi bị CS Đức chặn xe đột ngột, thì họ đều mặc áo vàng có sọc phản quang đứng ven đường dơ cây đèn có ký hiệu dừng xe trước xe tôi khoảng 100m. Tất cả các xe trước tôi đều chạy chậm lại, nhưng họ ra hiệu cho qua, đến xe của tôi thì họ ra hiệu tấp xe vào lề đường (đoạn đường tránh) và mời tôi rời xe cho kiểm tra giấy tờ.
Không chờ tôi hỏi, chàng cảnh sát nói ngay là tôi chạy quá tốc độ 12km/ giờ theo qui định chỉ có 50km/giờ, rồi cho tôi xem đoạn phim ghi tốc độ. Hoá ra họ đặt một Kamera nhỏ phía trước, cách chỗ họ đứng khoảng 200m và ghi được đoạn tôi lên đỉnh dốc khá nhanh, rồi sau đó chậm lại. Vì chiếc xe đó là xe chạy xăng hãng Toyota đưa cho tôi chạy tạm 1 ngày khi họ đang sửa chiếc xe chạy dầu của tôi. Tôi quen nhấn chân ga khi lên dốc nên bị vọt quá tốc độ. Chàng cảnh sát cười và nói, “tôi cũng đoán là ngài không quen xe, nên chỉ khi lên đỉnh dốc ngài vượt quá tốc độ, rồi sau đó trở lại bình thường. Song luật là luật, vậy ngài muốn trả tiền mặt, nhận hoá đơn (vì xe của hãng) hay tự chuyển khoản?”. Tôi nộp luôn 25€ cho xong.
Còn 2 lần đi nhẩy về khuya vì đón cháu vào mùa COVID-19, thì cảnh sát Đức rất tươi tỉnh, lịch sự miễn chê, không hỏi giấy tờ, chỉ hỏi “sao ngài về muộn thế (qui định thời COVID từ 22:00 giờ đêm hạn chế di chuyển không cần thiết trên đường) và có uống chất cồn không? Tôi trả lời “tôi chỉ uống nước khoáng không ga” anh ấy nhìn chai nước tôi để cạnh liền cười bảo, “tôi nhìn thấy rồi” và chúc chúng tôi về nhà bình an.
Còn lần đèn nháy xe tôi hỏng, đang chạy xe bình thường thì tôi thấy có đèn nháy phía sau (đang buổi tối nên cảnh sát không hú còi, vì không muốn làm người dân quanh đó có cảm giác bất an) chỉ nháy đèn hiệu. Người lái xe khi thấy có đèn nháy bất kể của xe Cảnh sát, Cứu thương hay Cứu hỏa, đều phải nháy đèn, giảm tốc độ và tấp vào lề bên phải nhường đường). Qua gương chiếu hậu, tôi nhìn thấy trên nóc xe phía sau nháy hàng chữ “Cảnh sát, yêu cầu dừng lại”. Vì là đoạn đường hẹp 1 chiều, tôi nháy đèn bên phải và chạy từ từ như để trả lời “OK, tôi sẽ dừng khi có thể”. Tới đoạn đường rộng hơn tôi tấp lề, thì họ vượt lên và nháy dòng chữ “hãy theo chúng tôi”. Tôi theo tới đoạn đường rẽ thì họ báo “dừng lại” và xuống xe, kiểm tra giấy tờ và hỏi tôi có biết đèn nháy bên phải phía sau xe tôi không sáng không? Rồi nhắc tôi hôm sau phải thay ngay bóng. Nếu là đèn nháy trái, thì họ bắt tôi gọi ADAC tới thay bóng, vì dễ gây ra nguy hiểm cho người lái xe phía sau....
Chính vì sự CHUYÊN NGHIỆP của cảnh sát Đức, nên hầu như không có chuyện cảnh sát GT Đức bị tông chết thường xuyên như ở VN!
Chỉ vì KHÁT TIỀN, và KÉM NGHIỆP VỤ, mà CAGTVN lao ra đường chặn xe, hay nhẩy lên nắp cabo, hoặc đu bám cửa, bám sau xe..... chết cũng đáng. Nhưng vì thế LÀM HẠI LÂY cả bao người khác, thì đó là TỘI ÁC!!!
Đề nghị anh Tô chỉnh đốn lại quân của mình, đừng để lính của mình LÀM KHỔ DÂN và GIEO OÁN, LÀM TRÒ CƯỜI cho thiên hạ vì những cái chết không đáng có và lãng nhách của CAGT VN này nữa!!!
Thanh Bình 22.04.2024
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen