Seiten

Montag, 12. Juni 2023

AI “GIẢI PHÓNG” AI???

 

Tôi được sinh ra và lớn lên TẠI HÀ NỘI. Đã chứng kiến cảnh những khu dinh thự to, đẹp xây từ thời Pháp do người Pháp bỏ lại (tức thuộc sở hữu toàn dân) và cả những ngôi biệt thự của TƯ NHÂN (trong đó không ít là những ngôi biệt thự của những người khá giả do BỊ ĐẢNG LỪA lên rừng theo Việt minh “làm CM”) BỊ LÃNH ĐẠO của đcsvn CƯỚP CHIA CHO NHAU ngay sau khi “hòa bình lập lại” năm 1954 gây nên bao thắc mắc ngay trong nội bộ đảng.
Nhưng họ chỉ dám thầm thì..... vì SỢ SỰ DÃ MAN, TÀN BẠO CS ngay cả đối với NGƯỜI DÂN VÔ TỘI TRONG CUỘC THẢM SÁT CCRĐ “vĩ đại” làm “long trời lở đất” vì NỖI ĐAU TẬN CÙNG và CĂM HẬN NGÚT TRỜI của những gia đình bị ĐẤU TỐ OAN khiến ngàn đời sau không ai có thể quên như gia đình Bà Năm Cát Hanh Long!
Tôi lớn lên ở MB ĐÓI NGHÈO, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ĂN CƠM NO, mà toàn phải ĂN ĐỘN ngô răng ngựa, bột mì mốc, hôi (dành cho súc vật) của Nga “viện trợ”. Tất cả những thứ khác như cục xà phòng hôi, cây kim, sợi chỉ, chiếc chậu, cái phích nước, đôi dép nhựa...... phục vụ đời sống bình thường đều là “hàng viện trợ” (nhưng thực tế là NỢ CHIẾN TRANH) của LX và TQ.
Ở MB suốt mấy chục năm Nội chiến MB XÂM LƯỢC MN, HẦU NHƯ KHÔNG có nhà máy, xí nghiệp nào ra hồn để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cho nhân dân!
Tôi chỉ biết tới nhà máy điện Yên phụ; nhà máy điện Việt trì (nhưng dân vẫn phải THẮP SÁNG BẰNG DẦU HÔI MUA PHÂN PHỐI); nhà máy dệt Nam định (chỉ SX được vải mộc thô cứng còng và vải xô cho phụ nữ làm băng vệ sinh) xí nghiệp gỗ Gia Lâm (SX diêm và bàn ghế thô mộc); xí nghiệp Xe đạp thống nhất (khung dễ gãy, vành dễ cong); xí nghiệp SX lốp xe đạp; xí nghiệp SX thuốc lá Bông sen (chỉ cuốn không có đầu lọc); xí nghiệp Bóng đèn Rạng đông; xí nghiệp Điện cơ Thống nhất (chỉ SX được những chiếc quạt con ve không đủ mát); nhà máy giấy Bãi bằng; xí nghiệp nhựa Tiền phong và xí nghiệp in Tiến bộ (hầu hết là THỪA HƯỞNG TỪ THỜI PHÁP THUỘC). Đó chính là toàn bộ “nền công nghiệp xương sống” của MB do các “cố vấn và chuyên gia TQ, LX và các nước trong phe xhcn tới “giúp đỡ”.
Nhưng.... sản phẩm của các xí nghiệp này (theo cung cách quản lý XHCN) QUÁ ÍT và CHẤT LƯỢNG TỒI, nên KHÔNG ĐỦ phục vụ nhu cầu của dân MB. Do đó phải bán phân phối THEO PHIẾU “ưu tiên CÁN BỘ”, chứ dân thường thì.... CHỜ DÀI CỔ mới đến lượt! Tất cả những gì người MB KHAO KHÁT vào thời đó là ĐƯỢC ĂN NO và CÓ QUẦN ÁO ẤM!
Tuổi thơ của tôi là sáng ăn vội củ khoai hay nửa bát ngô xay bung với ít muối (muối cũng phải tiết kiệm vì mua theo phiếu) rồi đi học; trưa về ăn bát ngô hầm (đã nguội) chan nước lá vối loãng ăn với cà muối hay chan nước dưa chua ăn với lạc rang muối (nhà trồng) rồi đi gom nước “vo gạo” với cuống rau về cho lợn; hay đi chăn ngỗng; rồi quét lá, nhặt cành hay đi mò than bùn về lấy cái đun; tối thắp đèn dầu lên, mỗi người được 1 bát sắn lát khô trộn lẫn ít cơm ăn với canh rau, muối lạc hay vừng và dưa chua (đủ ba món, toàn sản phẩm Mẹ tôi trồng ở những dẻo đất hoang cạnh lối đi hay sau các dãy nhà của khu tập thể).
Dù nghèo, nhưng mỗi tháng nhà tôi cũng thịt một con gà, vịt hay ngỗng, thỏ.... nhà nuôi và Mẹ tôi trổ tài “đầu bếp cho chuyên gia” chế biến các món “Sơn hào Hải vị” mà Cha tôi, (một “công tử Hà Thành” đã từng được thưởng thức trước khi theo Ông Nội vào Nam kháng Pháp) để “các con biết hương vị của các món ngon” - Cha bảo thế! Còn tí thịt được MUA PHÂN PHỐI thì mẹ để dành mua dần rang mặn cho Cha “có sức đi làm” và hai em út tôi “có chất”. Đậu phụ và cá biển được phân phối mua bằng tem phiếu thì Mẹ để dành chờ nhà có Giỗ Ông hay Bà Nội mới mua, giết thêm 2 con gà là có mấy mâm cỗ “xôm trò” mời cả gia đình cô chú ruột tôi tới họp mặt đại gia đình rồi.
Vì Mẹ tôi rất chịu khó, lại đảm đang, biết tính toán, nên chúng tôi cũng đỡ khổ hơn các gia đình công nhân khác cùng khu rất nhiều!
Mỗi khi nhà tôi thịt lợn, phải bán cho nhà nước gần hết. Mẹ tôi (vợ cán bộ) xin giữ lại cái thủ, một miếng thịt bụng (hai má lợn và thịt bụng thì rán lấy mỡ để thỉnh thoảng xào rau “cải thiện”; còn tai, mũi và bì.... mẹ tôi làm giò thủ để ăn dần); 4 móng chân giò và cái đuôi lợn (thì kho kiểu Tàu với mía khúc và trứng gà nhà nuôi thành một món sang của tháng); bộ lòng để đãi các bác các chú bạn của Cha một bữa thoải mái.
MB những năm 1954 tới 1975 là như thế đó! Chỉ những nhà có người đi học nước ngoài về mới có con xe máy, cái máy khâu, con xe đạp, hay cái đài kèm máy quay đĩa, hoặc quạt tai voi, ấm đun nước điện của Nga, phích TQ.....ra hồn. Không có ô tô (ngoại trừ xe Volga cho lãnh đạo và xe Com măng ca cho cán bộ trung cao cấp và xe tải chở hàng phục vụ chiến tranh xâm lược MN.... tất cả đều của LX); không có Tivi, Tủ lạnh, không có đầu máy quay băng Casette, không có các loại hàng xa xỉ phẩm, cũng như vải vóc đẹp và “sờ mát tay”...... như ở MN cùng trong thời kỳ đó!
Ai bảo “MB nghèo vì nhận viện trợ của TQ, LX và cả hệ thống XHCN ít hơn VNCH nhận của Mỹ” và “MB dành hầu hết tiền viện trợ vào mua vũ khí, chứ không chỉ cho dân ăn chơi như VNCH” LÀ SAI HOÀN TOÀN!
Thực chất, MB nhận hầu như hoàn toàn từ vũ khí, quân trang, quân dụng, lương khô, lương thực, thực phẩm và hầu như TẤT CẢ NHU YẾU PHẨM phục vụ đời sống cho dân MB từ LX, TQ và các nước XHCN Đông Âu, nhưng là VAY TRẢ SAU dưới danh “viện trợ”. Do đó, sau chiến tranh chính phủ VN đã phải DỐI DÂN ĂN CẮP 1,6 tấn vàng thu từ kho của VNCH (nhưng đổ tội cho TT Thiệu cẩu bằng trực thăng mang ra nước ngoài) cộng thêm khoảng 250 Kg vàng thu của dân MN bí mật chuyển sang Nga TRẢ MỘT PHẦN NỢ CHIẾN TRANH; còn LÀM NGƠ CHO TQ CƯỚP HOÀNG SA của VNCH để GÁN NỢ.
Nhưng .... theo lời nguyên Thứ và Bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư (2010 - 2016) Bùi Quang Vinh trả lời chất vấn tại nghị trường QH, thì .... “cứ mỗi lần ta nhắc TQ chuyện biển, đảo, phía TQ lại nhắc ta tới số 178 tỷ đô NỢ CHIẾN TRANH”..... Số NỢ còn thiếu, VN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG (NÔ LỆ THỜI HIỆN ĐẠI) để trả nợ cho LX và các nước Đông Âu để TRỪ NỢ CHIẾN TRANH.
Song đáng tiếc, những kẻ U MÊ LAO NÔ này ngửi thấy hơi tiền cho đến giờ vẫn MÙ NÃO nghĩ rằng “ơn đảng, ơn bác ta mới được ra nước ngoài lao động”. Mà không biết mình BỊ BÁN LÀM LAO NÔ TRỪ NỢ CHO KHÁT VỌNG ĐỘC TÀI của nhóm lãnh đạo chóp bu đcsvn!
Họ không biết rằng họ bị chính phủ VN cắt lại 1 phần lương để TRẢ NỢ CHIẾN TRANH CHO NƯỚC CHỦ NHÀ, cũng bởi đồng lương CN của các nước Đông Âu CAO HƠN Ở VN GẤP NHIỀU LẦN, cộng thêm sự tằn tiện của chính họ (ăn toàn những thứ RẺ NHẤT và LÀM BỤC MẶT) mới có tiền gửi về trợ giúp gia đình! Trong lúc đời sống của dân VN QUÁ ĐÓI NGHÈO, nên khi có tí tiền gửi về trợ giúp gia đình “có cơm ăn, áo ấm” và khi họ về mang theo xe máy, xe đạp, máy khâu, quần áo đẹp..... là “ơn đảng muôn đời”.... Nên cứ thế, nghe ai phê phán, chỉ trích đảng, chính phủ VN là đám này nhẩy chồm chồm lên chửi người ta “PHẢN ĐỘNG”, “bám càng ăn bơ thừa, sữa cặn”.....
Thật TỘI NGHIỆP CHO ĐÁM LAO NÔ này và đám NAO BO ở VN!!!
Mời các bạn đọc bài dưới của TG Nguyễn Thông (một NGƯỜI MB, nhưng sau 1975 vào MN sống) để rõ thêm chuyện ai “giải phóng ai”???
Thanh Bình 25.05.2023
SỰ NHẦM LẪN ĐÁNG TIẾC
Trên địa chỉ phây búc của một người tử tế, kiến thức sâu rộng, vừa có cái tút (status) về thực chất của nền kinh tế Việt Nam cộng hòa, kinh tế miền Nam trước ngày 30.4.1975. Phải công nhận tác giả đã chịu khó mày mò, lục tìm, trích dẫn những tư liệu để khẳng định rằng sự phát triển, giàu có, no đủ của miền Nam trong những năm chiến tranh chỉ là thứ phồn vinh giả tạo, dựa hơi Mỹ, được Mỹ viện trợ, bơm hơi cho. Nó (Mỹ) mà cắt một cái, chết ngay tức tưởi. Nó nuôi chiến tranh chứ nuôi gì dân chúng… Nói tóm lại, quan điểm của tác giả không khác gì quan điểm của bên thắng cuộc, tức là miền Nam rên xiết trong bộ máy kìm kẹp của Mỹ “ngụy”, nếu đời sống có được thế này thế kia chẳng qua cũng chỉ là phồn vinh giả tạo, kiếp đời bơ thừa sữa cặn. Cắt viện trợ là chết. Cả quan lẫn dân chả làm được thứ gì ra trò, chỉ ăn chơi thì giỏi. Đại loại vậy.
Tôi không dám vào đó ý kiến ý cò bởi thấy những người đồng tình hăng lắm, chả khác chi đám đông sau khi nhà lãnh đạo hô “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đã rùng rùng giương rừng cánh tay “Quyết tâm, quyết tâm, quyết tâm”, mình mà xớ rớ, tan xác chẳng chơi. Nhất là đang kỷ niệm tháng 4 rực lửa.
Để củng cố cho quan điểm, tác giả còn nêu những con số mà hai miền được nước ngoài viện trợ, rằng của miền Bắc chỉ gần bằng ¼ miền Nam, đã thế do bên thắng cuộc chủ yếu dùng mua vũ khí, còn chính quyền Sài Gòn trích ra phần đáng kể để “ăn chơi”, nên bắc nghèo, nam giàu, không có gì lạ. Có nhẽ tác giả quên một điều, chính có lần trả lời phỏng vấn, cựu phó thủ tướng Vũ Khoan từng thừa nhận viện trợ của bên ngoài cho hai miền trong thời kỳ chiến tranh chẳng chênh nhau bao nhiêu, cũng ngang ngang nhau.
Là người sống trải suốt thời kỳ lịch sử khốc liệt ấy, sau 1975 một thời gian lại sống ở miền Nam cho tới tận bây giờ, tôi thấy tác giả đã nhầm.
Điều đầu tiên ai cũng biết, suốt 21 năm trời (1954 - 1975), hai miền Nam Bắc dưới 2 chính thể, là 2 quốc gia, cuộc sống khác nhau rất nhiều. Nói thẳng ra là cùng lao vào cuộc nội chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt, anh nào cũng cho mình đúng, mình chính nghĩa. Trên thực tế, miền Bắc XHCN cực kỳ nghèo đói, thiếu thốn, kinh tế lạc hậu, sản xuất đình đốn, dân chúng cực khổ đói rách, chết thèm chết nhạt. Nếu có nghe nói miền Bắc đạt đỉnh cao này nọ, phát triển, giàu có, no đủ, vinh quang, tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc… thì cũng xin hiểu rằng đều có cả, nhưng chỉ trong lý luận, đường lối, nghị quyết, văn nghệ, thơ ca. Bây giờ nhân chứng vật chứng vẫn còn nhiều, tôi chả dám đơn sai, không tin cứ hỏi họ. Nghe riết thứ rao giảng “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, lấy khoa học kỹ thuật làm then chốt…”, ai cũng tưởng CNXH về tới ngõ rồi, ngờ đâu cái bóng ma đường lối ấy nó cứ vật vờ, dẫn nghèo đói thực tới từng nhà từng người. Vài cái nhà máy từ thời Pháp, thêm vài nhà máy mới xây dựng, nhưng người ta đã vội coi là đỉnh cao muôn trượng, trông bắc trông nam trông cả địa cầu. Nền kinh tế bao cấp tập trung chỉ phân phối cho mỗi người hơn 3 mét vải/năm, cái bát ăn cơm cũng mẻ, chai mắm bán theo định kỳ, que diêm theo quý, cuộn chỉ cũng chia đôi, tấc vải màn vệ sinh cho phụ nữ cũng phân theo bìa sổ. Đó là thực tế của nền kinh tế XHCN ưu việt, có cố che giấu, bưng bít, tô vẽ cũng chẳng được.
Ở miền Nam, cứ cho là kinh tế bị phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ như tác giả (nói trên) đã phân tích đi, tuy nhiên chính quyền và người dân nam không phải thứ ngồi không ăn sẵn như anh ấy chê. Hầu như không có lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng nào mà không nhan nhản nhà máy xí nghiệp do chính các nhà tư bản trong nước xây dựng. Chỉ riêng nhà máy dệt thôi, người miền Nam xài vải nội không xuể. Đủ loại vải, chỉ sợ không có tiền mua. Nhà máy đường, bột ngọt, mì ăn liền, đồ hộp, đồ nhựa, giấy, xà bông, xe đạp… không thiếu thứ gì, dư dả cho tiêu dùng. Tất cả đều do sức sản xuất trong nước chứ không viện trợ ăn sẵn chi cả. Điều dễ chứng minh nhất là sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam năm 1973, cắt tối đa viện trợ, nền kinh tế miền Nam vẫn đứng vững, đời sống về cơ bản vẫn giàu có sung túc, dân chúng vẫn đủ đầy cả cái ăn cái mặc. Tôi chưa từng nghe ai người miền Nam than trước năm 75 không mua được vải, thiếu quần áo mặc. Mua chiếc xe đạp dễ như ta mua chiếc mũ, cái áo pull bây giờ. Vậy nên bảo rằng miền Nam dân Nam sống dựa dẫm vào viện trợ, phồn vinh giả tạo, bơ thừa sữa cặn thì đó là cái nhìn chủ quan, phủ nhận, coi thường, miệt thị những điều tốt đẹp từng tồn tại khách quan trong lịch sử.
Và có nhẽ cũng cần kể thêm ra sự thực lịch sử đau lòng: Sau 30.4.1975, không phải vô cớ mà nẩy sinh câu thành ngữ “miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”, không phải tự nhiên mà những dòng hàng hóa đủ các thứ, kể từ cái kim sợi chỉ, hộp sữa, gói mì ăn liền, tới mét vải, chiếc khung xe đạp, chiếc xe máy, cái tủ lạnh, cái tivi… kéo như thác lũ ùn ùn ra Bắc. Một nền kinh tế nếu chỉ dựa dẫm vào viện trợ chiến tranh, thiếu thốn thì không thể tạo ra được điều ấy. Nói cho công bằng, nếu miền Bắc giải phóng được cho miền Nam về chính trị (mà phải xem xét lại có cần giải phóng không) thì ngược lại, chính miền Nam đã giải phóng miền Bắc về kinh tế, cho người miền Bắc biết thế nào là giá trị của đời sống vật chất tiêu dùng phục vụ con người.
Và điều cuối cùng, nó (lũ “ngụy quân ngụy quyền” ấy) dù nhận viện trợ của Mỹ vẫn còn biết sẻ ra một phần để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, chứ không như ai đó được đồng nào chỉ sắng sở mua súng đạn, mặc kệ dân chúng sống trong nghèo đói, thiếu thốn, thương khó, lầm than. Tốt đẹp hoặc xấu xa ở đâu chửa biết, hãy cứ coi cái chính thể ấy có vì cuộc sống no đủ hạnh phúc của con người hay không đã.
Nguyễn Thông
Chú thích ảnh: Nhà máy dệt Vinatexco hiện đại do người VN đầu tư, năm 1961 - Ảnh tư liệu của tạp chí LIFE.
(Sau bày này, sẽ đăng lại bài "Thành ngữ mới: Bơ thừa sữa cặn")
Ist möglicherweise ein Bild von 1 Person und Text „30 LIFE“
Alle Reaktion

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen