Khi thắng và khi thua - Ảnh Zing VN
TSB lang thang trên mạng, thấy hầu như tất cả báo chí chính thống cũng như trang của những người yêu chuộng bóng đá đã chỉ trích, trách cứ và có cả chửi bới, ai nhẹ nhàng cũng phê phán hay bày tỏ thất vọng với đội tuyển VN vì đã thua trong trận chung kết với Indonesia hôm 07.12.2016.
Chính vì kiểu tuyên truyền một chiều, thích thổi phồng, ngợi ca những gì mà Đảng cho là "thành tích" của ĐCSVN, ngược lại tổng sỉ vả và đổ xô, vu khống hạch tội những ai dám nói lên sự thật thối nát mà Đảng muốn giấu, khiến dân VN tưởng cái gì VN cũng "nhất". Vì thế, xã hội sinh ra những kẻ cực đoan đến độ, họ không thể chấp nhận ý nghĩ là thần tượng HCM hay ĐCSVN của họ cũng chỉ là những con người bằng xương, bằng thịt, nên không thể nào hoàn hảo, cũng mắc rất nhiều tội lỗi.
Gây sức ép. Ảnh minh họa của báo Thanh Niên
Tâm lý chỉ thích "nhất", nên nếu các cầu thủ đem về chiến thắng thì họ cùng nhau lên đồng tung hô như bị điên, nhưng khi thua thì họ không tiếc lời mắng nhiếc, khiến không chỉ cầu thủ, mà cả huấn luyện viên đều bị sức ép tâm lý cực lớn khi đá trên sân nhà. Do đó dẫn tới những lúng túng, sai lầm tai hại.
Xin trích một đoạn dưới đây để thấy sự khác biệt trong thái độ đón nhận thất bại của nhân dân các nước có nền Dân chủ văn minh như Đức, khác hẳn với VN thế nào, khi nền giáo dục của họ thiên về nhân bản, yêu thương và lòng biết ơn.
Trích: "Trong Word Cup 2006, đội tuyển Đức thua đội tuyển Italy 0-2 sau 120 phút, trong một trận bán kết. Khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, tất cả khán giả Đức có mặt trên sân đã đứng dậy. Họ không bỏ về. Họ đã đứng lại, khoác tay nhau, cùng hát vang những lời hát hào hùng. Họ hát để cám ơn các cầu thủ, đã chơi như những chiến binh đến giây phút cuối cùng. Thất bại không làm họ chia rẽ, mà lại khiến họ đoàn kết hơn. Tuy các cầu thủ là những người buồn nhất, nhưng họ được an ủi vì khán giả vẫn yêu mến và biết ơn họ.
Trong trận chung kết Seagame 2003, đội tuyển Việt Nam thua đội tuyển Thailand 1-2, trong hiệp phụ thứ nhất bằng một bàn thắng vàng. Cả một biển người đang cuồng nhiệt đột nhiên biến mất. Tất cả rũ quần áo đứng dậy ra về. Họ bỏ lại các cầu thủ nằm vật vã trên sân, những người mà mấy phút trước đã mang đến cho họ những cảm xúc tuyệt vời, khi Văn Quyến ghi bàn thắng vào giây phút cuối cùng, đưa trận đấu vào hiệp phụ. Nhiều người còn dành cho các cầu thủ và huấn luyện viên những lời sỉ vả với những tính từ khó nghe nhất. Và đội khách, tất nhiên, phải nhận huy chương vàng từ ban tổ chức trong một sân vận động không còn khán giả. Thật xấu hổ!
Bóng đá Việt Nam như hôm nay, trách nhiệm thuộc về ai?". Hết trích.
Trích trong bài "Khán giả Việt Nam" của Hoàng Minh Châu trong trang Dân Luận.
ĐỘI BÓNG BỊ CHỬI – DO
ĐÂU?
Khi Đảng nắm tất mọi quyền
Điều binh, khiển
tướng, tuyên truyền lung tung
Tham nhũng ca tặng "Anh hùng"
Hại
dân lại được khen trung với mình
Bắt phải quên người hy sinh
Thề bồi, hứa hẹn
trọn tình giặc Trung
Ngân sách quan cứ
tiêu vung
Luận tội "khiển
trách" lừng
khừng rồi tha
Để chúng phá hoại
nước nhà
Mặc dân khốn khổ
kêu ca tháng ngày
Chút thắng lợi,
khoe ta đây
Tội lỗi giấu biệt,
khố
dây cãi càn
Khiến dối trá ngày một lan
Xã hội mục nát, phơi toàn chuyện điên
Tất cả mua được bằng tiền
Bằng cấp, học vị, quan trên bán tràn
Người biến thành thú dã man
Cạn tình bạc nghĩa, mưu làm hại nhau
Chẳng nghĩ tình nghĩa trước sau
Chẳng ơn, chẳng huệ, chẳng đau cùng người
DLV của ĐCSVN cực đoan không cần biết đúng, sai rất hay chửi càn. Ảnh Internet
Nên đội bóng bị bỏ rơi
Bị chửi, bị trách những lời nghịệt oan
Nếu thắng, cả nước hân hoan
Nếu thua, thấy rõ chỉ toàn kẻ chê
Nỗi lo sợ bị ê chề
Cầu thủ căng thẳng, chuốc về niềm đau
Thắng, thua tại cầu thủ đâu?
Họ đã cố gắng từ đầu đó thôi
Thua bởi đoàn bạn không tồi
Hãy giữ lịch sự, nói lời động viên
Khi thắng đưa họ lên tiên
Khi thua đay nghiến, thì điên thật rồi
Chỉ thích ca ngợi bốc trời
“Cái gì cũng nhất”, thực tồi đang phơi.
Tiếng Sóng Biển thơ hồn
Blog 10.12.2016
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen