Seiten

Montag, 5. Dezember 2016

NGƯỜI VIỆT XÃ NGHĨA

Các cháu sau giờ ở trường ra vỉa hè ngồi ăn tạm để còn kịp đi học thêm  - Hình minh họa lấy trên mạng

Người Việt Nam mình vốn là như thế
Thấy ai giỏi hơn, chẳng để cho yên
Tìm cách bới móc, nói xấu vì tiền
Hay chê tác phong, soi chuyện nhỏ nhặt
Cố tình nhào nặn để rồi thêm thắt
Chửi bới người ngay, nói rặt lời điêu
Vì không bằng ai, ghen tức đặt điều
Để thoá mạ, gieo bao nhiêu ai oán

Ngay từ thuả nhỏ, bị so với bạn
Bắt học thật nhiều, ép toán, cưỡng văn
Buộc phải kèm thêm nhạc, vẽ.... luôn răn
“Không chịu học, rồi đi chăn súc vật”....
Bị đe, bị đánh, mong con luôn nhất
Mặc tuổi thơ trôi, chồng chất oán hờn
Lầm lì, tự kỷ....bố mẹ hại con
Ra xã hội chẳng còn lòng nhân ái

Giáo dục nhà trường thấy càng thêm ngại
Giờ chính qui, chẳng dậy học thực đâu
Buộc học sinh về nhà phải đua nhau
“Đi học thêm”,  làm giầu thầy, cô giáo
Chẳng được quan tâm, uốn nắn, dậy bảo
Tính nhân văn, đạo nghĩa, với tình người
Chỉ lo so bì từng điểm số thôi
Nên ghét bạn, văng toàn lời thoá mạ
Đối phó cha mẹ, quen lời dối trá
Biếu thầy, tặng cô, mặc cả điểm cuối năm
Thói hư, tật xấu từ nhỏ âm thầm
Đã huỷ hoại chút lương tâm còm cõi
Đích sống vì tiền, nên chẳng gì giỏi
Hậm hực ghen tuông, tức tối hại người
Tìm cách lươn lẹo, vơ cho mình thôi
Tính xảo trá, nên lời không chân thật
Bản ngã tối tăm, tình người đánh mất
Thơn thớt nói cười, lòng chất mưu thâm
Đâm ngang, chọc dọc, ai giỏi là châm
Chẳng thể yên, luôn âm thầm phá bĩnh.

Một đất nước dần rơi vào thảm cảnh
Ích kỷ, bạo tàn, tìm mánh ăn người
Anh em, bạn bè khi có tiền thôi
Lúc vận hạn, thấy đâu lời chia sẻ?
Chà đạp lẫn nhau, riêng mình ngạo nghễ
Ai cũng đua tranh chỉ để khoe tài
Ai sống, ai chết, nhắm mắt mặc ai
Ích kỷ, hại nhân nên hoài tăm tối
Ghen tức với người mới gây nên tội
Mờ mắt vì tham, dễ vội bán mình
Tôn thờ đồng tiền, khoe mẽ đáng khinh
Đánh mất hết, mọi nghĩa tình, nhân ái

Buồn cho Việt Nam thua xa nhân loại
Lại ngỡ “vinh quang”, nên mãi giật lùi
Sỉ nhục, chà đạp.... lấy đó làm vui
Tham lam, gian dối mới ngồi cao nhất....


TSB 11.2016

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen