Hãy chìa cho trẻ bàn tay nhân ái!
Tiếng Sóng Biển:Lỗi lầm ai cũng có. Nếu ai đó nói rằng: từ nhỏ tới lớn và suốt cuộc đời, tôi chưa từng phạm sai lầm, chưa từng một lần "ăn cắp" là nói láo! Họ có thể không thò tay ăn cắp trong siêu thị, hay cướp giật trên tay người khác đồ vật, nhưng họ bớt xén giờ làm, đi muộn về sớm, hay làm việc riêng, đi nhậu trong giờ làm việc, đó là "ăn cắp thời gian". Lừa lọc người khác giới để lợi dụng là "ăn cắp tình cảm". Buôn bán tìm cách bớt xén, cân điêu, làm hàng giả....là "ăn cắp lòng tin". Sản xuất kinh doanh mà khai lậu, bới xén, trốn thuế là "ăn cắp thuế dân". Lợi dụng công cán mà hành hạ, đánh đập dân, nâng đỡ kẻ này, dìm chết kẻ khác là "ăn cắp quyền lực". Dựa vào ghế quan mà tham nhũng là "ăn cắp ngân sách". Khi nhìn lại chính mình, chúng ta phải đối xử với trẻ thế nào đây? Hạ nhục để chúng xấu hổ ư? Làm như vậy là đẩy chúng vào bước đường cùng, đành trơ mặt chịu trận, để sau đó, khi bị bạn bè bêu riếu, nhà trường phê phán, những cháu nhát sẽ tìm con đường tự vận để kết thúc nỗi nhục. Còn những cháu có cá tính mạnh, sẽ trở nên bất cần đời và ....đi ăn cắp tiếp, bạo hơn và có thể còn dã man hơn để trả thù đời. Biện pháp đánh đập chúng cũng chỉ tạo lên mầm phản kháng và làm dầy thêm tính trơ lì của trẻ mà thôi.
Tôi biết các cháu thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, thân xác phát triển tương đối hoàn thiện như người lớn, nhưng tính cách và tâm lý đều chưa trưởng thành thực sự, nhưng lại muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành. Nếu cha mẹ lúc này không gần gũi, thông cảm, hiểu biết để "làm bạn với con", chia sẻ tâm sự, giúp đỡ, góp ý với con đúng lúc, mà chỉ dùng quyền làm cha, mẹ để mắng mỏ, cấm đoán, đánh đập hay hạ nhục con mỗi khi chúng sai, hay có điều gì đó làm mình không hài lòng, chỉ càng kích thích đứa trẻ làm ngược lại, để chứng minh cho người lớn thấy: Chúng tự biết mình phải làm gì và không sợ. Chính điều đó càng làm cho bố, mẹ "gai mắt" càng mắng mỏ, càng cấm đoán. Cứ như thế, đám thanh niên dần căm ghét cha mẹ, càng ngang ngược trêu tức. Cha mẹ thì càng cho rằng con mình không dậy nổi, nên phó mặc, hoặc là đánh đập tàn nhẫn, có trường hợp còn "từ con". Hãy nhìn lại mình thời còn tuổi trẻ: Nếu bạn cũng đã từng trải qua thời bị cha mẹ hiểu lầm, gò ép, cấm đoán, chửi bới.... Thì hãy mở lòng nhân ra, tìm hiểu xem con mình muốn gì? cần gì? và suy nghĩ gì ở lứa tuổi "dở người lớn, dở trẻ con" đó. Còn nếu bạn may mắn lớn lên trong một gia đình hoàn hảo, bố mẹ luôn cảm thông, gần gũi, chỉ bảo cho bạn từng chút một, thì hãy phát huy những điều tối đẹp đó với thế hệ sau.
Không ai trong xã hội có quyền hạ nhục trẻ bằng bất cứ lý do gì khi chúng chưa đủ tuổi vị thành niên. Chỉ có giáo dục chúng với lòng yêu thương, chúng sẽ nhớ suốt đời và sẽ tự cố gắng chứng minh mình xứng đáng với tình yêu thương đó. Kẻ nào hạ nhục trẻ phải bắt phạt thật nặng, kể cả đó là cha mẹ hay người thân của trẻ. Nếu không, chính họ dìm chết tương lai đất nước trong bạo lực hay nhu nhược và dễ đầu hàng trước kẻ thù.
Theo nhà văn Quang Vinh:
Làm nhục người khác là hành vi phạm tội, đặc biệt, đây lại là cháu gái học sinh trung học cơ sở thì tính chất phạm tội càng nghiêm trọng.
Chuyện vừa xảy ra ngày 10/4 vừa qua thôi.
Đây là siêu thị sách tại thị trấn Chư Sê ( siêu thị Vĩ Yên), huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Đề nghị công an tỉnh Gia Lai chỉ đạo công an huyện Chư Sê vào cuộc ngay, điều tra, khởi tố vụ án, làm nghiêm.
Không thể để chậm phút giây nào nữa.
Giận run người.
Thế mới biết sức mạnh của mạng xã hội.
Báo Dân Trí, Tuổi Trẻ đã thông tin:
Em S. đang học một trường THCS ở huyện Chư Sê. Khoảng gần 13h chiều ngày 10/4, em S. và một bạn học đi vào một siêu thị ở thị Trấn Chư Sê (siêu thị V.Y.). Em S. có vài nghìn đồng để trong cặp nhưng cặp được gửi tại quầy nhân viên. Khi S. thấy 2 quyển truyện mình yêu thích là “Trạng Quỳnh- Sư Bảo Mẫu” và “Trạng Quỳnh- Ngọc Người” (mỗi cuốn giá 10 nghìn đồng) nên đã cầm lên với ý định sau khi ra quầy lấy cặp sẽ trả tiền.
Khi S. chuẩn bị đi xuống phía cầu thang siêu thị thì bị bảo vệ của siêu thị chạy lại chặn và hô trộm. Sau đó, nhiều người xúm lại, bảo vệ dùng băng keo trói 2 tay cô bé ở lan can cầu thang rồi đi in một tấm biển có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm”.
Siêu thị đã yêu cầu người thân nộp phạt 200 nghìn đồng rồi mới "tha".
Cách họ "giáo dục" cháu như thế này đây. Họ trói tay cô bé bằng băng dính vào thành lan can, lối người mua hàng qua lại và bêu xấu nhân cách, sỉ nhục cháu. Không cho cháu còn có cơ hội sửa chữa lỗi lầm (nếu thực có). Thật xấu hổ cho chính những kẻ hành hạ cháu thế này.
Tấm hình này được cho là của Facebooker Tử Dạ tự chụp tại nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh hôm nay.
Facebooker này viết: "Hơn 10 năm trước tôi từng ăn cắp sách tại đây và bị bắt.Nhưng không ai trói tôi và treo tấm biển: "Tôi là người ăn cắp". Họ răn đe và khuyên nhủ tôi như dạy dỗ con trai mình.
Hãy vị tha và đối xử nhân văn với những lỗi lầm của trẻ nhỏ".
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen