Seiten

Donnerstag, 14. Januar 2016

Tại sao dân rời bỏ nước mình ra đi?

Thực tế dòng người bỏ nước ra đi kể từ biến cố 1975 tới nay chưa bao giờ ngừng. 
Có bao giờ những người lãnh đạo VN tự hỏi tại sao vậy không? Tại sao sau hơn 40 năm thống nhất mà người dân Việt Nam dù rất yêu nước, khá giả về kinh tế lại vẫn tiếp tục ra đi tìm chân trời mới cho mình và gia đình? Tại sao con cái các ông lớn, hay những học sinh giỏi qua các cuộc thi được ra du học tại nước ngoài đỗ đạt, thành tài đều không muốn trở về? Tại sao bây giờ nhiều người VN sau bao nhiêu năm giữ gìn Quốc tịch Việt, giờ đây lại làm đơn từ bỏ nó để nhập quốc tịch nước mà họ sinh sống?
Có phải họ tham giầu không? TSB có thể trả lời là KHÔNG! Không chỗ nào bằng nơi chôn rau cắt rốn, nhưng họ thà ra đi để trước khi chết, dõi mắt về Quê hương nơi chân trời xa, ứa nước mắt nhìn về mà cầu nguyện cho Quê nhà thân yêu sớm được hưởng những gì họ đã được hưởng nơi viễn xứ, quê người. 
TSB tin rằng, họ yêu quê hương hơn tất cả những ai ra rả nói yêu Tổ quốc nhưng lại làm cho nhân dân mình phải kêu khóc, la hét, chết ngất vì uất hận, khổ đau.

Mặc dù TSB vẫn về thăm VN liên tục, nhưng mỗi lần ra ̣đi, rất tiếc là mình cảm thấy tình cảm dành cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình cứ nhạt nhòa dần trong tim. Chỉ còn lại nỗi xót xa đau đớn thương cho dân tộc mình. Còn đâu Đất mẹ ngày xưa nữa? Chỉ nhìn mặt nhau, đã ấm tim?
TSB tin là họ buộc lòng phải xa Tổ quốc, xa Quê hương chỉ một phần rất nhỏ vì kinh tế, mà phần lớn là mong cuộc sống được đảm bảo, giá trị con người được tôn trọng và tương lai con cái chắc chắn sẽ tươi sáng hơn.
Không biết các lãnh đạo VN sẽ nghĩ gì khi đọc bài thơ này nhỉ?


Có bao giờ chính quyền đặt câu hỏi:
Tại sao dân mình bỏ nước ra đi?
Dù vất vả, họ cũng chẳng muốn về
Ở xứ người, đành bỏ quê lưu lạc?
Chỉ trở về, khi chính quyền đổi khác
Bởi do đâu, dân thà thác xứ người?
Dẫu trong tim chỉ có một quê thôi
Nhưng chấp nhận xa rời nơi gắn bó.

Có hay chăng dân đành phải rời bỏ
Bởi Đảng độc tài, tôn "đỏ", sùng Mao?
Tước mọi quyền dân, tự cho mình cao
Vì tham lam vơ vào cho Đảng cả
Có nước nào, lãnh đạo sài như phá?
Giầu quá nhanh, bán luôn cả giang sơn
Biển đảo, biên cương lần lượt không còn
Quan hiếp dân, xói mòn đi đạo đức?

Chưa có bao giờ dân ta uất ức
Bán tài sản để chầu chực kêu oan
Có bao giờ Đảng lại toàn gian tham
Tranh đoạt quyền nhau, làm điều thất đức?
Trước dân nói hay, ra vẻ chuẩn mực
Nhưng tham, dâm quan chức chẳng khác nhau
Hạch sách, coi thường chỉ thích cưỡi đầu
Áp đặt mọi chuyện, bóp hầu dân chúng
Đảng không thấy sao, dân phải chịu đựng
Một cổ trăm tròng, điêu đứng khổ đau
Này chuyện tham nhũng như một bầy sâu
Kia bọn cường hào hùa nhau cướp bóc
Còn đây tay sai vung gậy đánh đập
Đám công an bất chấp luật giết dân
Thêm bọn xu nịnh tranh chia chiếm phần
Xẻ Đất Mẹ, bán dần cho Trung quốc
Kéo bè cánh làm mọi điều nhơ nhuốc
Mưu đồ xấu xa cốt chiếm được quyền thôi
Dân khốn khổ tăm tối cả một đời
Chằng cần biết, bắt ca ngợi Đảng tốt
Không lắng nghe, tự mua dây trói buộc
Vì "Cộng sản", theo Trung quốc cúi thân
Xã hội đảo điên, Đảng cũng bất cần
Nhất mực sợ Tầu, bắt dân câm lặng

Chẳng thể chịu nhục, rời quê ngậm đắng
Dẫu xứ người cũng chẳng bị rẻ khinh
Được giúp đỡ, chăm sóc rất tận tình
Được yêu thương, được thấy mình đáng giá
Dẫu cũng khó khăn, chịu nhiều vất vả
Quyền làm người được tất cả nâng niu
Đi sớm, về khuya chẳng sợ ai trêu
Không ngại cướp, không lo chiêu hoạnh họe

Thôi đành viễn xứ, xa nơi quê mẹ
Dẫu nghèo nàn cũng đáng để sống đời
Hơn hẳn quê nhà khốn khổ, tả tơi
Sự độc tài dung dưỡng người tàn ác.


TSB 12.2015


Du lịch Nam Hàn, 46 khách Việt ‘biến mất’ trên đảo Jeju



HÀ NỘI (NV) - Một nhóm du khách Việt Nam hơn 100 người tới Nam Hàn du lịch không có thị thực đã bỏ trốn khỏi đảo nghỉ dưỡng Jeju.

Hành khách xuống cảnh tàu ở đảo Jeju lớn nhất Nam Hàn. (Hình: VnExpress)

Tờ báo Yonhap, Nam Hàn ngày 15 Tháng Giêng, dẫn tin từ Văn Phòng Nhập Cư Địa Phương cho biết, có 46 người biến mất nằm trong số 155 người Việt Nam tới đảo Jeju hôm 12 Tháng Giêng, trong chuyến đi kéo dài sáu ngày.

Ngoài ra đầu tuần này 10 người khác gồm 9 nam và một nữ định bỏ trốn, đã bị bắt và đang bị điều tra.

Văn phòng nhập cư nói, họ đang điều tra xem liệu những người này có cố tìm cách ở lại làm việc bất hợp pháp ở Nam Hàn hay không. “Nếu họ bị phát hiện làm việc bất hợp pháp, họ sẽ bị cáo buộc vi phạm Luật Kiểm Soát Nhập Cư,” một quan chức văn phòng nói.

Trong khi đó, cảnh sát và tuần duyên Nam Hàn nói họ đang tăng cường kiểm tra để ngăn những người Việt mất tích trốn sang các tỉnh khác.

Các du khách Việt Nam có thể rời Nam Hàn vào ngày 17 Tháng Giêng tới theo kế hoạch nếu họ được loại khỏi diện tình nghi, quan chức nói thêm.

Nói với báo Tuổi Trẻ tối cùng ngày về thông tin 46 khách Việt trốn lại đảo Jeju, đại diện Tổng Cục Du Lịch Nam Hàn tại Việt Nam cho biết, cơ quan này chưa có tin gì về đoàn du khách này.

Theo các công ty du lịch lớn tại Sài Gòn cho biết, trước đây đã từng xảy ra tình trạng khách Việt sang Nam Hàn du lịch trốn lại, song phần lớn các vụ này đều xảy ra trong đất liền và chủ yếu ở Seoul.

Một giám đốc phụ trách thị trường nước ngoài tại công ty du lịch lớn ở Sài Gòn cho rằng, du khách Việt trốn lại đảo Jeju sớm hay muộn gì cũng bị chính quyền sở tại tìm ra và trục xuất về nước vì không thể vượt qua các trạm kiểm soát của Nam Hàn, hơn nữa từ đảo vào đất liền rất xa.

Ông này cũng cho biết, lâu nay các tour du lịch sang đảo Jeju được nhiều công ty du lịch tổ chức theo kiểu máy bay thuê nguyên chuyến (charter flight) do tour này thường được du khách Việt ưu chuộng nhờ luật đặc biệt của đảo Jeju, tất cả du khách ngoại trừ công dân từ các nước liên quan đến khủng bố có thể đến và ở trên đảo mà không cần thị thực trong vòng 30 ngày nếu mục đích của họ là du lịch.

 (Tr.N)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen