TSB chẳng còn tin vào giới lãnh đạo VN vì tất cả những gì TSB nhìn thấy và được biết qua theo dõi tình hình thời sự, nên thực tế chẳng ủng hộ phe nào. TSB chỉ muốn ủng hộ nhân dân VN có được quyền bầu cử tự do tìm ra người lãnh đạo thực sự xứng đáng cho mình như Bác Hồ từng kêu gọi cho lần Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 thôi.
Song nếu không có con đường nào khác để chọn lựa, thì TSB cũng tán đồng với những nhận định của bài viết này. Thà chọn ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà có thể do lúc đầu vì quá nóng lòng, nên sai lầm khi chọn con đường làm kinh tế kiểu "đại nhẩy vọt" như Mao Trạch Đông, tạo ra "Bốn quả đấm sắt" mong "thúc đẩy nền kinh tế", và đã bị cấp dưới lạm dụng, khiến nạn tham nhũng trong các Doanh nghiệp nhà nước bùng phát và ông là người phải chịu trách nhiệm. Song ông cũng đã thành khẩn xin lỗi trước quốc dân và im lặng chịu bị diễu cợt là "anh ba ếch hay X".
Trong khi để nạn tham nhũng kéo dài nhiều năm trước đó, lỗi đầu tiên phải thuộc về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì "Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối". Mọi chính sách sai lầm cũng từ đường lối "Lấy quốc doanh làm chủ đạo" mà ra, chứ lỗi không hoàn toàn thuộc về ông Dũng, nhưng chưa bao giờ TSB thấy ông Trọng xin lỗi nhân dân về sai lầm của mình. Hiện nay ông vẫn kiên quyết giữ những khái niệm bảo thủ quá lỗi thời này, nên VN sẽ khó lòng mà thoát khỏi lệ thuộc Trung, diệt được nạn tham nhũng để vươn lên được.
Trong khi đó bộ sậu lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan các cấp từ TW tới địa phương, TSB khẳng định là chỉ có đảng viên mới được nắm vị trí lãnh đạo cao nhất. Mỗi cơ quan chính phủ đều có cơ cấu của Đảng tương đương, không những thế, Bí thư còn to hơn Thủ trưởng cơ quan, vì mọi quyết sách của chính quyền, đều phải có sự nhất trí cao của Đảng bộ mới được phép thực thi. Thế nhưng, nếu doanh nghiệp không có lãi, hay thất bại trong kinh doanh, thì bên chính quyền chịu, còn Đảng bộ lại coi như không có lỗi. Trong khi đó, chính quyền chỉ "thực thi triệt để nghị quyết của Đảng". Thế nên Đảng không thể thi hành kỷ luật TT Dũng mà mình hoàn toàn vô can.
TSB thấy cơ cấu kiểu vừa đảng, vừa chính quyền đó làm cho tham nhũng đua nhau lộng hành, vì thằng làm thực, cho thằng ngồi không hưởng. Tại sao không thực hiện kinh tế thị trường đàng hoàng, lại phải khoác thêm cái đuôi "định nghĩa XHCN" vào cho nó méo mó ra? Tại sao không học các nước đi trước để mà rút kinh nghiệm? Tại sao cứ phải theo đuôi TQ?
TQ khác VN là có nền công nghiệp cơ bản khá phát triển, nên mọi sản phẩm cao cấp, họ đều có thể "nhái" để kiếm tiền nhanh nhất. Mặc dù làm ăn kiểu đó là vô đạo đức. Song phải công nhận họ giỏi mới "nhái" được.
Việt Nam thì sao? Lãnh đạo toàn do đảng cử, chỉ giỏi lý thuyết xuông, nên phần lớn trông vào "quân sư". Mà "quân sư" thường chỉ giỏi "mánh mung" kiếm tiền, chứ không biết làm, lại không thích gánh trách nhiệm. Nên khi VN vay được tiền từ các quĩ nước ngoài cho phát triển, thì các ngành, các cấp, các địa phương tha hồ vẽ ra các "dự án để chia nhau ngân quĩ, tạo dựng "Tập đoàn". Cá cán bộ lãnh đạo, công an, quân đội...tất cả đi buôn hết và lấy ngân quĩ đổ xô vào buôn bất động sản, xây dựng các khu "đô thị" hoành tráng với những căn hộ sang trọng, giá cao ngất ngưởng. Xây những khách sạn, nhà hàng, những khu nghỉ dưỡng, sân Golf, khu vui chơi, buôn bán và các khu hành chính, trụ sở thật lớn....
Trong khi dân thì đói ăn, tỷ lệ thất nghiệp cao, công nhân bị bóc lột với đồng lương sau khi trừ thuế, bảo hiểm chỉ có thể sống lắt lay mà nhà nước không hề quan tâm. Nông dân thì không ai dẫn dắt chỉ đạo, giúp đỡ cách trồng ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, vừa đầu độc công đồng, vừa bị TQ lợi dụng, thao túng, nên có những nông dân bị khánh kiệt hoàn toàn. Vay sẽ phải trả. Vay mà không dồn vào thúc đẩy kinh tế, phát triển công nghiệp phụ trợ, làm cơ sở tạo đà cho các doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường đặt chân vững tại Việt Nam để công nhân Việt nam có cơ hội làm thuê với mức lương cao, lại chỉ lo làm thuê cho TQ với giá nhân công rẻ mạt. Thì lấy đâu tiền ra trả nợ?Đấy có phải là "tầm nhìn" của những nhà lãnh đạo VN không? "Dân có an cư mới lạc được nghiệp", và "dân có giầu, nước mới mạnh"- Bác Hồ cũng từng nói thế kia mà.
Tại sao không ai lo cho dân?
Qui hoạch phát triển thành phố thì không rõ ràng, có những dự án mở đường treo hàng hơn 20 năm, không kẻ vạch xác định lộ giới để cấp sổ đỏ cho dân yên tâm xây dựng nhà cho đồng bộ đàng hoàng, vừa tạo điều kiện cho dân an cư, vừa đẹp mặt phố. Cứ treo dự án, để tạo điều kiện cho đám quan tham cấp dưới ăn tiền đút của dân, làm lơ cho họ xây, rồi chỉ phạt gọi là. Nhà nước thì thất thu thuế, dân mất tiền nhiều, mà nhà lại không dám xây đàng hoàng vì lo sẽ bị phá, nên lổm nhổm, nhôm nhoam như một thành phố không có qui hoạch. Như vậy là chính quyền "vì dân" ư?
Đảng "lãnh đạo tuyệt đối", vậy Đảng có tội với dân không? Khi mà đời sống của dân Đảng không lo, chỉ lo "bảo vệ Đảng và giữ chế độ"? Chính vì không nhìn thấy nỗi thống khổ của dân, Đảng mới qui định "Đất đai là của toàn dân, nhưng do nhà nước quản lý" để tạo điều kiện cho các quan tham trong Đảng dựng "dự án", cướp đất dân bừa phứa. Bồi thường quá thấp, san nền bán lại quá cao. Đảng có biết không? Có nhìn thấy dân oan la khóc, chết ngất đi vì uất ức không? Từ chỗ đi cầu lậy, van xin Đảng trả đất cho họ hay chí ít xét xử cho công bằng, dân bây giờ dám thét lên, thách CA "mang súng ra mà bắt chết dân đi". Thế đấy, Đảng đã đẩy dân vào chân tường, họ thà chết để đỡ khổ, chứ không muốn sống mà vật vã, nhục nhã đến thế nữa.
TSB khẳng ̣định, ai rơi vào cảnh nhà tan cửa nát và oan ức đó cũng sẽ làm hết mình để mong được Đảng nhìn mà cứu xét cho nỗi oan ức của họ, chứ không cần ai kích động họ hết. Họ đã từng tin, theo Đảng, tận tụy trung thành, nuôi giấu Đảng trong những ngày khó khăn nhất, vậy mà nay, ̣Đảng quay lưng lại với dân, khi đã tước hết mọi quyền của họ, khi cấm đoán đủ thứ và cướp đi đất đai là nguồn nuôi sống gia đình họ. Đảng có quyền gì mà tự cho mình như "Ông Trời" có quyền sinh, quyền sát dân vậy?
TSB chỉ đứng ngoài, nhìn vào thôi mà cứ ưá nước mắt thương họ.
Đảng đã sai lầm, khi không giải quyết mọi chuyện cho thấu đáo, kiểm điểm, đưa ra tòa công khai những tên quan lại tham lam, tàn nhẫn, lại còn thuê côn đồ, lưu manh, dư luận viên, trị an khối phố... nằm ngoài các lực lượng CA, an ninh khu phố....có sẵn để trấn áp dân khiến lửa đổ thêm dầu.
Các Luật sư, các nhà hoạt động xã hội có lương tri ra đời nhằm cứu giúp dân oan bị Đảng qui là "phản động". Họ có thực là "phản động" không? Hay vì họ thương dân, chống lại những việc làm sai trái của các đảng viên có chức quyền, mong Đảng trong sạch để giữ được lòng tin trong nhân dân?
Đã vậy, về phía Đảng, ngoài số tiền tỷ US đô chi lương cho bộ sậu "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", còn tiêu tốn hàng trăm triệu US đô vào các lễ hội, cờ quạt, khẩu hiệu lòe loẹt để quảng cáo, tô vẽ hình ảnh của mình, xây tượng đài....chưa kể chi phí cho họp hành đảng bộ các cấp từ TW tới địa phương triền miên mà chẳng tìm ra giải pháp nào chống tham nhũng hiệu quả và phát triển Đất nước. Một điều đơn giản nhất có lẽ là vì: "Tham nhũng chỉ có đảng viên, đảng viên mới có quyền để tham nhũng". Ông Trọng cũng biết rõ điều đó mới sợ "Đập chuột khéo kẻo vỡ cái bình quí". Chính câu nói này vô tình như lời "bảo kê" cho những ai tham nhũng mà là đảng viên cấp cao của Đảng.
Vậy thì lỗi tại ai?
TSB nghĩ, hãy nhìn vào năng lực lãnh đạo, bản lĩnh người lãnh đạo mà đánh giá, chứ ai không có lỗi lầm? Ngay nguyên TBT Nông Đức Mạnh, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và nhiều lãnh đạo khác, khi đương nhiệm có ai biết các ông ấy có khối tài sản lớn đến độ khi về hưu mang vàng ra dát cho cái dinh thự của ông lộng lẫy ngang ngửa cung điện thời Napoleon đi cướp của cả thế giới về dát vàng cho mình không? Ai biết đâu cái gì nằm sau những câu qui định cho tiêu chuẩn về "đạo đức cách mạng kia"? Đấy có phải là lòng tham giữ quyền lực không?
Tiếng Sóng Biển 15.01.2015
Nụ cười và nước mắt của nguyên thủ quốc gia
Đăng lúc: Thứ sáu - 15/01/2016 07:58 - Người đăng bài viết: nguoivietdiendan
(nguoivietdiendan.com) Bản lĩnh của một người lãnh đạorất cần để đưa Đất nước vượt qua sóng gió, đi vào lịch sử oai hùng trong lúc này. Nhưng BCHTW đã vì sợ mất đi quyền và lợi của mỗi cá nhân, mà không nhìn thấy cái lợito lớn cho nước nhà. Một kẻ phải khóc trước dân vì bất lực,không hạ bệ được đối thủ, dù anh ta chính là đồng chí sát cánh bên mình cùng lãnh đạo Đất nước, và tỏ ra hả hê khi chiến thắng thuộc về tay sau khi dở mọi thủ đoạn bẩn thỉu để tranh đoạt bằng được cái ghế Tổng bí thư, cho dù mình đã quá già, lại lẩm cẩm và trong suốt bấy nhiêu năm tại vị trên các cấp bậc lãnh đạo cũng như trên đỉnh cao quyền lực hơn cả đối thủ, ông ta chưa làm được bất cứ việc gì có lợi cho Tổ quốc, ngoài khom cúi hèn hạ trước kẻ thù đang lăm le xâm phạm biển, đảo và vùng trời của Tổ quốc. Trong khi TT Nguyễn Tấn Dũng đã trải qua mọi thăng trầm một cách bình thản. Khi bị tố cáo những sai phạm trong điều hành kinh tế, ông đã chân thành xin lỗi trước toàn dân. Khi ông được giải thoát và chiếm số phiếu tín nhiệm cao nhất trong mưu đồ hạ bệ ông liên tiếp của Nguyễn Phú Trọng, ông cũng không cao ngạo, không tỏ ra đắc thắng, và khi tiếp nhận kết quả của Hội nghị TW 14 ông vẫn giữ được nụ cười trên môi, mặc dù có lẽ trong lòng, ông khinh bỉ những kẻ cố tình âm mưu gạt ông và những kẻ chỉ vì lo lắng vu vơ, cơ hội đã bỏ rơi ông. Ông vẫn bình tĩnh, đàng hoàng chững chạc làm hết trách nhiệm của mình. Đó mới là bản lĩnh cần có của một người lãnh đạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nữa là Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất từ trước tới nay. Bạn đang biến thành thù, còn cựu thù đang trở thành bạn rất cần một thái độ chân tình, rõ ràng, dứt khoát. Nhưng..... Rồi Việt Nam sẽ đi về đâu, khi kẻ thù hiện tại vẫn được cầu cạnh và tiếp đón nồng hậu, được tạo điều kiện quá mức từ những kẻ bảo thủ trong Đảng muốn giữ chặt cái XHCN viển vông, chỉ vì tham quyền và lợi?
Người Buôn Gió 14-1-2016
Kết thúc hội nghị trung ương 14, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nở một nụ cười rạng rỡ sau tuyên bố hội nghị thành công tốt đẹp theo đúng mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch đặt ra.
Ngay những năm đầu tiên nhậm chức, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát động chương trình xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng và ông ta đặt Nguyễn Tấn Dũng làm tiêu điểm thành công cho chiến dịch của mình. Điều đó dẫn đến sự chia rẽ nội bộ gay gắt trong Đảng Cộng Sản, mặc dù những quan chức lãnh đạo cao cấp của Đảng trên lãnh vực tuyên truyền khi mở miệng đều nói không có chuyên chia rẽ trong ĐCS. Nhưng tất cả người dân lẫn các đảng viên ĐCSVN đều hiểu đó là những lời nói dối.
Nụ cười bế mạc hội nghị trung ương 14 mang đầy vẻ hài lòng của ông Trong, như ông muốn báo hiệu chiến thắng đã đạt được giòn giã. Có lẽ, ông cho rằng hạ được Nguyễn Tấn Dũng là chiến thắng đỉnh cao trong sự nghiệp làm chính trị của ông.
Tôi sẽ không bàn ai là người cầm chính nghĩa trong cuộc chiến giữa Nguyễn Phú Trong và Nguyễn Tấn Dũng. Những quyết định chính trị khó mà có thể kết luận đúng sai trong thời gian ngắn. Phải nhiều năm sau lịch sử mới đủ thẩm thấu để phân định chuyện đúng sai, có khi lúc đó vẫn còn gây tranh cãi.
Tôi chỉ bàn đến thái độ của đón nhận kết qủa của con người.
Ở hội nghi trung ương 6, Nguyễn Phú Trọng đã đưa Nguyễn Tấn Dũng để xin ý kiến kỷ luật. Nhưng thất bại. Ông Trọng sau đó đăng đàn với cử tri trong nước mắt nghẹn ngào.
Đó là lần thể hiện cảm xúc mạnh nhất mà dư luận thấy ông bộc lộ. Phải sâu thẳm trong lòng là hoài bão, là chất chứa, là tâm nguyện lớn lắm trong con người ta, mới có thể khiến một nhà chính khách Cộng Sản hàng đầu thể hiện như vậy.
Giọt nước mắt ấy có lẽ khiến nhiều người đồng cảm với ông.
Nhưng tôi thì không.
Một giọt nước mắt của kẻ âm mưu hại đồng chí của mình không được, khiến lệ tuôn ra. Có gì mà phải đồng cảm.
Giá như ông từng khóc khi nghe tin trong cương vị người lãnh đạo cao nhất, người dân của ông bị quân thù bắn giết ngoài khơi, chủ quyền đất nước mà ông lãnh đạo rơi vào tay giặc, người dân của ông khắp nơi sống trong nghèo đói, có những đứa trẻ chết đói trong lúc đi học hoặc chết đuối khi vượt sông đến trường….thì có lẽ những giọt nước mắt rơi khi mà ông không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng, được thông cảm hơn.
Nhưng không, chẳng bao giờ người ta thấy ông bộc lộ cảm xúc mạnh trong những việc đáng phải khóc như thế. Trái lại ông nhăn nhở cười, ông tỉnh như không khi nói về quan hệ hữu nghị , tình cảm gắn bó với kẻ thù ngoai bang xâm lược, kẻ đã gây bao đau thương cho dân tộc mà ông đang lãnh đạo họ.
Như thế trong tâm của ông chẳng hề có người dân Việt Nam này, là đất nước này. Nên những đau thương ấy, không đủ cảm xúc thể để ông rơi nước mắt.
Ông chỉ vì cuộc tranh đua danh vọng của cá nhân mình, không thắng được trong cuộc chơi ấy ông khóc, thắng được thì ông cười. Người ta thường thấy ở đời, nhiều người về già có tính nết như trẻ con, hay khóc dỗi, hay hờn vui bất thường. Thái độ ông Trọng như thái độ của một đứa trẻ con hay của một ông già lẩm cẩm ăn vạ con cháu mình khi không như ý.
Nó không phải thái độ của một người chín chắn, nó còn là thái độ của kẻ tiểu nhân đắc chí.
Chúng ta thấy ông Dũng thoát khỏi kỷ luật ở hội nghị trung ương 6, ông không hề có thái độ đắc thắng, hả hê. Trái lại trước quốc hội, ông Dũng thành khẩn nhận khuyết điểm, nhận mình sai. Điều mà nhiều năm gần đây, chưa bao giờ có vị lãnh đạo nào của ĐCSVN dám làm. Nếu có làm, nó cũng cách đây đã hơn nửa thế kỷ trong cuộc sửa sai sau cải cách ruộng đất.
Mặc cho đồng chí của mình cay cú, uất hận tìm mưu hại. Mặc cho họ đi rỉ tai chỗ này chỗ kia về đồng chí X. Ông Dũng mang cái tên nhục nhã đồng chí X trên người, gắng gượng chèo lái nền kinh tế quái thai định hướng XHCN. Thật bất công là người ta chỉ trích những gì về trước đó, không ai đánh giá những cố gắng của ông Dũng sau này.
Hãy nhớ lại khi ông kể lể về tham gia cách mạng chiến đấu từ nhỏ, mang trên mình bao nhiêu vết thương. Người ta bảo ông kể lể để xin xỏ. Nhớ lại thật kỹ lại, đó là lời ông nói công khai trước quốc hội. Đấy là thời điểm ông đã vượt qua được quyết định xem xét kỷ luật của trung ương. Đó không phải là lời than nghèo, kể khổ để người ta thương, bởi ông đã qua cơn hoạn nạn. Đấy là lúc ông đã chiến thắng đối thủ của mình nhờ ảnh hưởng của ông trong trung ương còn mạnh.
Tôi nghĩ đấy là lời ông đáp tạ sau chiến thắng. Ông không tỏ vẻ đắc thắng, ngạo nghễ nhận đó là chiến thắng do ảnh hưởng, do quyền lực mình. Ông khiêm tốn như muốn nói, các đồng chí trong trung ương thông cảm cho ông, họ thương ông nên giúp ông vượt qua được giai đoạn cam go ấy.
Bế mạc hội nghị trung ương 14 khoá 12, khó khăn ập xuống với ông. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng không rơi nước mắt như kẻ thù của ông. Ông nở nụ cười vị tha, cái cách ông cười và nhìn độ lượng như lời Chúa trong Kinh Thánh.
– Hãy tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm.
Ông không một lời chỉ trích, không một thái độ bạc nhược. Ông giải trình TPP cho trung ương cặn kẽ như lời ban giao, nếu tôi không còn ở lại, các đồng chí biết việc mà làm. Ông điềm tĩnh đi thực hiện công việc mà ông vẫn phải làm. Trong sự nghiệp mình, ông không hề có lời bóng gió đả kích ám chỉ đồng chí X, Y nào, lúc đương thịnh hay lúc đương suy đều giữ cảm xúc bình tĩnh như vậy.
Ông chỉ thể hiện cảm xúc mạnh như ông Trọng, nhưng không phải khóc vì không triệt hạ được dồng chí khác phe cánh, mà ông Dũng thể hiện cảm xúc mạnh trước sự bạo quyền, ngang ngược của quân Trung Quốc. Người ta bảo đó là mị dân, tôi không tin, chả có cơ sở nào bảo đó là mị dân. Hãy biết ông đã nói những lời mà không vị lãnh đạo nào dám nói những điều khiến người dân được thấy nức lòng.
Tôi viết những điều này trên phương diện khách quan của người bên ngoài nhìn cuộc chiến giữa những người cộng sản. Trong Tam Quốc Chí, truyện mà hầu hết người dân Việt Nam đều biết từ nhỏ. Ai cũng coi quân Thục là chính nghĩa, ai cũng coi quân Nguỵ là gian ác. Người ta say mê với Quan Vũ, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu, Trương Phi. Nhưng nếu đọc kỹ, sẽ thấy ngòi bút ưu ái của tác giả La Quan Trung khi miêu tả về Trương Liêu, tướng của Lã Bố hàng Tào.
Tôi cũng ghét quân Nguỵ, nhưng tôi không vì thế mà ghét Trương Liêu.
Ông Dũng còn với tôi món nợ về vụ bắt giữ anh Ba Sàm, Nguyễn Hữu Vinh. Tôi viết những điều trên để phân biệt những cái ông Dũng hơn ông Nguyễn Phú Trọng. Còn tôi, một kẻ giang hồ không bao giờ quên chuyện người ta hại bạn mình. Lúc ông thất thế, tôi gác lại để vài bữa nữa sẽ tính với ông.
Thế nhưng, tôi cũng viết thay cho hàng ngàn độc giả đã yêu cầu mình. Một sự kiện chưa bao giờ có là một dòng trạng thái trên Facebook khen lãnh đạo này, chửi lãnh đạo kia mà có đến hàng ngàn like.
Một bằng chứng hiển nhiên, rất nhiều người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng được ở lại và giữ chức vụ cao nhất để lãnh đạo đất nước. Chỉ trong vòng 40 phút khi dòng trạng thái xuất hiện đã có 1000 like như hạn đặt ra, và khi đến thời hạn thì số lượng gấp 4 lần.
Tôi chỉ viết hộ tình cảm và hy vọng của hàng ngàn con người ấy, đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen