Seiten

Dienstag, 29. Juli 2014

Tội ác của những nhà Sư hổ mang

Tiếng Sóng Biển không thể chấp nhận nổi những tên mượn danh "nhà sư", tụng kinh, niệm Phật, hành đạo hàng ngày mà làm những trò ác bá thế này. Thực ra họ là những kẻ ít học, tham tiền và đốn mạt, nhưng vì thấy dân chúng sùng tín tới mê muội, mới lợi dụng làm "nghề sư" để móc túi thiên hạ và làm những trò bỉ ổi mà không bị người đời phỉ nhổ, nếu không có ai đó dám tố cáo.
Hãy tỉnh táo nhé các bạn! Bây giờ thật, giả lẫn lộn. Đừng vội tin người mà cung phụng kẻ vô lương tâm. Hãy nhớ: "Phật ở tại tâm" và "Thứ nhất tu ở tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa". Hãy tu từ chính trong tâm thiện của mình, Đức Phật sẽ ở bên bạn.

Theo báo Đời Sống Và Pháp Luật VN:
Những vị "sư hổ mang" này có những hành vi, việc làm trái ngược hoàn toàn với giáo lý nhà Phật, thậm chí gây tội ác tày trời.
Khi nhắc đến những nhà sư, người ta thường nhớ đến những gì rất đỗi giản dị, thiêng liêng. Tuy nhiên, nhìn lại những vụ gây rúng động thời gian qua, chúng ta không khỏi bức xúc về hành vi, việc làm của những vị "sư hổ mang".
Treo ảnh thiếu nữ không mặc áo trong nhà tắm
Theo báo cáo của UBND xã Chàng Sơn số 28/BC – UBND, sư thầy Thích Minh Phượng (tức ông Nguyễn Xuân Long) trụ trì chùa Chân Long Tự từ năm 2010 đến nay đã liên tiếp xảy ra vi phạm. Đỉnh điểm của những vi phạm là ngày 20/10/2013, hàng nghìn người dân trong xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc khi phát hiện ra sư Thích Minh Phượngđã thay một bức tượng Phật Ngọc Hoàng trong gian nhà Tổ bằng bức tượng lạ, được cho là của chính sư Thích Minh Phương.

Tội ác tày trời của những vị "sư hổ mang"  - Ảnh 1
Bức tượng có ngoại hình được cho là giống sư Thích Minh Phượng.
Ngày 24/10, chính quyền xã và nhân dân địa phương phát hiện ra bức tượng sơn son thếp vàng (pho tượng cổ Ngọc Hoàng, có tuổi thọ 300 năm, chiều cao khoảng 1,2 m) đã bị cho vào bao tải vứt xuống sông từ năm 2011. UBND xã Chàng Sơn cử một đoàn công tác xuống chùa xác minh thực hư và tiến hành lập biên bản, yêu cầu sư trụ trì di chuyển bức tượng lạ kể trên, đặt tượng cổ Ngọc Hoàng về chỗ cũ.
Sau đó hàng loạt những sự thật gây sốc được phát hiện như trong nhà tắm của Thích Minh Phượng treo bức ảnh của một thiếu nữ không mặc áo, đang ôm chiếc bình hoa, vị sư này còn lập một đạo tràng gần 100 người với hầu hết là phụ nữ, chỉ có 2 người đàn ông. Mới đây vị sư này còn bị tố đánh chị Nguyễn Thị Nhung (xã Hữu Bằng – Thạch Thất) phải nằm viện. Sáng 13/11, người dân Chàng Sơn một lần nữa lại dậy sóng khi phát hiện nhiều thông tin cổ được khắc trên gỗ bị sư Phượng ném vào một góc chùa và cả hai câu đối cổ cũng bị ném một góc, thay vào đó những câu đối mới.
Sư ăn mặn uống bia, hại đời thiếu nữ 16 tuổi đến có bầu
Phạm Viết Ty (36 tuổi, trú tại Tam Anh, Núi Thành, Quảng Nam), xuất thân trong một gia đình nhà nông. Học hết lớp 7, Ty xin vào xuất gia tại chùa Phổ Quang tỉnh Quảng Nam, sau vài năm thì Ty lại bỏ chùa vào Đồng Nai và được thầy Thích Hạnh Tâm trụ trì chùa Liên Hoa (xã Suối Nho, huyện Định Quán, Đồng Nai) nhận làm đệ tử mang pháp danh là Thích Nhuận Tiến. Đến năm 2003,Ty vận động một số phật tử phát tâm cúng dường khu đất tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để xây tịnh thất tu hành.
Tội ác tày trời của những vị "sư hổ mang"  - Ảnh 2
Sư hại đời thiếu nữ 16 đến có bầu (Ảnh minh họa)
Đến năm 2003, Ty vận động một số phật tử phát tâm cúng dường khu đất tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để xây tịnh thất tu hành. Tuy nhiên, Ty không những không tham gia vào các hoạt động của giáo hội, vi phạm đạo hạnh, không giữ giới luật nhà phật mà còn thường xuyên ăn mặn uống bia, tự ý xây tịnh thất. Năm 2007, Ty bị giáo hội Phật giáo Đồng Nai tước tăng tịch và khai trừ ra khỏi hội. Song Ty lại giấu kín chuyện này, vẫn đứng giảng đạo pháp, xưng thầy với các Phật tử và gọi những Phật tử lớn tuổi bằng con.
Tháng 8/2012, Ty đã dở trò đồi bại khi lừa gạt thiếu nữ, đồng thời là con gái nuôi tên Lê Thị Ánh H, 16 tuổi (ngụ tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) vào nhà nghỉ sau đó ép buộc quan hệ tình dục khiến H có thai, rồi buộc H phá thai khi H mới vừa 16 tuổi, làm chị hoang mang, lo sợ và bỏ học giữa chừng. Chưa dừng lại ở đó Ty còn nhiều lần dọa nạt, ép buộc H. phải quan hệ với mình thêm nhiều lần khác. Quá sức chịu đựng, H đã tố cáo hành vi đồi bại của Ty với chị gái và mẹ mình.
Vào tháng 10/2012, Ty bị cơ quan công an huyện Tân Phú - Đồng Nai bắt giữ và điều tra. Tại cơ quan công an, Ty không thành khẩn khai báo nhưng bằng những bằng chứng không thể chối cãi, Tỵ đã phải cúi đầu nhận tội trước cơ quan pháp luật.
Giết người tình, yểm bùa, chôn xác phi tang
Mù quáng với tình yêu dành cho "sư hổ mang", cô gái mới lớn đã ba lần mang thai mà không được làm mẹ, còn bị người yêu mưu sát, yểm bùa, trồng cây lên xác chết phi tang.
Từ giữa tháng 9/2013, người dân Trà Vinh xôn xao về sự mất tích bí ẩn của chị Ngân, nữ sinh lớp 12 hệ bổ túc. Lần cuối cùng mọi người gặp chị là khoảng 21h ngày 13/9/2013 tại một tiệm internet gần nhà. Một người bạn thân đi chung lúc này cho biết, chị bỏ ra về trước khi nhận được cuộc gọi tha thiết của bạn trai.
Tội ác tày trời của những vị "sư hổ mang"  - Ảnh 3
Nữ sinh bị sư sát hại
Khi cơ quan điều tra vào cuộc và trinh sát thì đánh giá những lời bàn tán trong các quán cà phê ở ấp Giồng Chùa ở xã Phương Thạnh (Càng Long, Trà Vinh) là quan trọng. Đó là ngày 16/9 người dân gần chùa Ba Si ở Càng Long nhìn thấy nam thanh niên lạ mặt, khoác áo trùm đầu lội ra từ lùm cây có biểu hiện nghi vấn.
Mở rộng xác minh các mối quan hệ của nữ sinh, cơ quan chức năng biết được cô gái có tình cảm với nam sinh là một nhà sư.
Khi làm việc với cơ quan điều tra, Sophia thừa nhận có tình cảm với Ngân nhưng chưa thừa nhận mình là kẻ sát nhân nhưng với những bằng chứng không thể chối tội cuối cùng Sophia cũng phải thừa nhận đã sát hại cô gái.
Sư thầy đánh người già là vợ liệt sĩ cô đơn
Những ngày cuối tháng 7, người dân sống cạnh chùa Sải, quận Tây Hồ, Hà Nội một phen hoảng sợ trước vụ việc sư thầy Thích Đàm Chung đã hung bạo dùng dao rựa đánh vào cánh tay phải bà Trần Thị Tấm (79 tuổi, là vợ liệt sĩ cô đơn) gây đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tội ác tày trời của những vị "sư hổ mang"  - Ảnh 4
Bà Tấm với những vết thương trên cánh tay do sư Thích Đàm Chung gây ra.
Bà Tấm là vợ liệt sĩ, chồng bà hi sinh tại chiến trường miền Nam năm 1968 để lại cho bà 3 người con gái thơ dại và bà Tấm ở vậy thờ chồng nuôi con.
Khi con gái lấy chồng ở phố Thụy Khuê, bà Tấm theo con rời quê lên Hà Nội sinh sống. Không ngờ, người con gái và là chỗ dựa duy nhất của bà chết khi sinh nở, khiến bà suy sụp về thể chất và tinh thần. Sau nỗi đau ấy, bà ở lại Hà Nội đi giúp việc cho các gia đình ở làng Hồ Khẩu.
Thấy bà hiền lành tốt bụng, cảm thương người vợ liệt sĩ cô đơn, nhiều gia đình, trong đó có gia đình cụ Đinh Thị Phúc, muốn bà ở lại gia đình mình lâu dài và có trách nhiệm với bà khi sống cũng như khi chết. Thế nhưng duyên phận đưa bà Tấm phát tâm về nương cửa chùa, ở với sư thầy Thích Đàm Chung suốt 13 năm qua.
Tội ác tày trời của những vị "sư hổ mang"  - Ảnh 5
Sư  thầy Thích Đàm Chung.
Thế nhưng, sư thầy Thích Đàm Chung hết lần này đến lần khác hành hung bà Tấm. Có lần thầy úp cả nồi cháo nấu cho chó lên đầu bà, lần khác lại thúc gậy vào ngực bà, mùa đông giá rét, sư thầy tháo cánh cửa phòng bà để gió lạnh lùa vào.
Bức xúc vì sư thầy hành xử ác tâm với bà Tấm, các con chiên phật tử đã tổ cáo lên công an phường xử lý. Sư thầy sau đó đã đồng ý với quyết định cho bà Tấm ở lại trong chùa. Nhưng mới đây, lại có thông tin sư Thích Đàm Chung lại ngược đãi bà Tấm và vụ việc đang trong quá trình điều tra.
Kim Linh (tổng hợp)

Theo báo Phụ nữ Thành phố HCM:

Việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề: Sự biến mất khó hiểu của những đứa trẻ

PN - Các bé từng được đón nhận vào chùa Bồ Đề nuôi dưỡng, “được” đặt trùng tên như Tùng Anh, Duy Anh, Bảo Anh, Mai Anh, Vi Anh, Huy Anh… nay đã biến mất một cách khó hiểu.
Ngày 24/7, Báo Phụ Nữ nhận được “Đơn đề nghị điều tra” của các anh, chị Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn Thị Phương, Lý Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Mai Phương, Bùi Vân Khánh Linh - những người từng làm thiện nguyện trong thời gian dài tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Đơn đề nghị xác minh về sự “biến mất” không lý do của nhiều em bé mồ côi được nuôi tại chùa Bồ Đề.
Ảnh năm 2007 chứng minh sự tồn tại của Tùng Anh và Việt Anh tại chùa Bồ Đề, được nuôi dưỡng, Trong ảnh là sư cô
Quá nhiều nghi vấn
Chị Nguyễn Bích Ngọc cho biết: “Tôi đã đọc loạt bài Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội đăng trên báo Phụ Nữ từ tháng 4/2013. Gần đây, trên các phương tiện thông tin, ni sư Đàm Lan (trụ trì chùa Bồ Đề) thanh minh “không có việc nhà chùa cho, nhận con nuôi” khiến tôi bức xúc. Sư Đàm Lan không cho ai nhận con nuôi, nhưng mới đây, tôi tìm được người mẹ nuôi của một trong những đứa trẻ đã “biến mất” ở chùa. Nhiều đứa trẻ xinh xắn, đẹp đẽ mà chúng tôi bế ẵm trong lòng từ khi còn nhỏ, sau một thời gian bỗng dưng “biến mất” một cách khó hiểu”.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi trích đăng lá đơn, và hình ảnh của những cháu bé bị nghi là đã “biến mất” do nhóm thiện nguyện cung cấp. Đơn nêu, “Trong quá trình tìm hiểu các dữ liệu ảnh cũ từng chụp các bé tại chùa, chúng tôi khẳng định, nhiều cháu bé đã không rõ đi đâu, về đâu? Ngày 19/7, tôi quay lại chùa Bồ Đề, gặp lại bà Nguyễn Thanh Hải, một người mà tôi quen biết đã chăm sóc trẻ từ năm 2007 tới nay, nhưng bà Hải chỉ trả lời qua loa và cho biết “chúng nó như chim, đã lớn rồi thì phải bay đi chứ”.
Bé Tùng Anh (hay còn gọi là Khoai), theo tôi nắm được, chính là bé sơ sinh chưa rụng dây rốn được nhà chùa nhận nuôi cuối tháng 8/2007, đến đầu năm 2008 bỗng dưng "mất tích". Khi tôi và các anh chị hỏi thì được các cô chăm sóc và sư cô trả lời: cháu được mẹ ruột đón về. Nếu là mẹ ruột đến đón thì khi giao cháu, có sự chứng kiến hay báo cáo cấp chính quyền, công an nơi sở tại?
Việt Anh vào cùng thời điểm Tùng Anh và Hùng Anh là tháng 8/2007, đến tháng 5/2010 bỗng dưng không còn ở chùa. Khi tôi và các anh chị em khác hỏi thì được biết, Việt Anh được một gia đình ở gần chùa nhận nuôi. Trong khi đó, trả lời báo giới, sư bà khẳng định từ trước tới nay chỉ cho nhận nuôi duy nhất một trường hợp ở Ngô Thì Nhậm. Vậy cháu Việt Anh đã được cho ai nhận nuôi?
Thời điểm năm 2007, tôi và các anh chị tham gia công tác thiện nguyện thì Minh Anh được gần một tuổi, chúng tôi hàng tuần đều sang chăm sóc, mua quà cho bé cùng với Tùng Anh và Việt Anh. Đến năm 2012, Minh Anh không còn ở chùa, nghe thông tin, Minh Anh được cô Cúc (một cô chăm sóc trẻ ở chùa, trực tiếp chăm sóc bé Minh Anh) đưa Minh Anh về quê nuôi. Đến ngày 19/7/2014, sau nhiều bài báo nghi vấn viết về chùa, tôi quyết tâm dò hỏi, thì nhận được thông tin: mẹ đẻ cháu đến đón cháu, đưa đi về tận Kiên Giang”.
Ảnh chứng minh Việt Anh được sư Đàm Lan nhận nuôi dưỡng tại chùa
Ảnh chứng minh sự tồn tại của bé Minh Anh tại chùa Bồ Đề
Dấu hỏi về cách đặt trùng tên trẻ
Những em bé bị biến mất khác, theo liệt kê của nhóm thiện nguyện gồm: bé Duy Anh, được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, đến ngày 19/7/2014 thì cháu không còn ở chùa nữa. Bé Bảo Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, đến nay cũng không có mặt trong chùa. Bé Mai Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, ngày 19/7/2014, khi nhóm thiện nguyện tới thăm, cháu cũng không còn ở chùa nữa. Bé Vi Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, hiện cũng không có mặt ở chùa. Huy Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, và giờ trong chùa không thấy sự hiện diện của bé. Khi nhóm thiện nguyện hỏi thăm cô chăm sóc trẻ ở chùa (làm việc từ năm 2007 đến nay) thì họ nhận được câu trả lời chung chung: “các cháu lớn rồi phải bay đi chứ!”. Khi bị truy hỏi tiếp: “ai đang nuôi dưỡng cháu hay mẹ ruột đến đón?”, thì cô nuôi trẻ trả lời mù mờ: thì các cháu đi các nơi khác
Ngoài ra, còn có một số bé mà nhóm thiện nguyện không nhớ tên, nhưng họ giữ được ảnh, nhân chứng, chứng minh được sự tồn tại của các cháu tại chùa Bồ Đề thì giờ không còn thấy xuất hiện.
Nhóm thiện nguyện cũng chia sẻ nỗi lo lắng: “Tên các cháu được đặt đều là “ANH”, chỉ khác nhau chữ đệm. Hiện tại ở chùa cũng có các bé mới mang tên Tùng Anh, Việt Anh… (là tên của những em bé đã biến mất), nhưng không phải là các bé mà chúng tôi đã từng chăm sóc. Với cách đặt tên này của nhà chùa, nếu ai không sang chùa thường xuyên, hoặc không sang chăm sóc các bé từ thời gian đầu (khoảng những năm 2007, 2008) đến thời điểm hiện nay, sẽ không thể phát hiện được sự biến mất của các cháu”.
Số lượng các bé tại chùa Bồ Đề nằm trong khoảng con số từ 100-150, không hề biến động bao gồm độ tuổi sơ sinh và từ 1-5 tuổi. Trong khi đó, số lượng trẻ vào chùa rất nhiều, mỗi năm đều tăng, vậy thực tế mỗi năm chùa nhận nuôi bao nhiêu trẻ? Danh sách các cháu được nhận từng năm? Khi nhận trẻ, chùa Bồ Đề có làm đăng ký và thủ tục khai sinh với chính quyền địa phương cho các cháu hay không?
Điều đáng nói, chùa Bồ Đề chưa có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, không được quyền tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già neo đơn… Nhưng nhiều năm nay, hàng trăm trẻ mồ côi đã được sư trụ trì đón vào chùa sống lay lắt trong điều kiện tồi tàn.
 Nhóm Phóng viên
Trẻ vào chùa Bồ Đề không có biên bản giao nhận
Ngay sau khi loạt bài Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội đăng trên báo Phụ Nữ (tháng 4/2013), UBND Q.Long Biên đã có văn bản báo cáo UBND và Sở LĐ-TB-XH TP. Hà Nội, đề cập đến việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề.
Báo cáo cho biết, việc thực hiện quyền cơ bản của trẻ ở chùa chưa được đảm bảo. Cụ thể:
- Số lượng trẻ được nuôi dưỡng trong chùa lớn, người chăm sóc không đảm bảo về số lượng và tiêu chuẩn giáo dục nên một số trẻ bị lơ là, ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và thể chất.
- Trẻ vào chùa không có biên bản giao nhận, thường xuyên thay đổi tên tuổi, tên do nhà chùa đặt... gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Khi có đối tượng mới đến chùa, nhà chùa không báo cáo chính quyền sở tại và công an khu vực, gây khó khăn công tác quản lý nhân khẩu. Ví dụ, theo báo cáo của công an phường Bồ Đề, đến ngày 6/5/2013, tổng số đối tượng được nuôi dưỡng tại chùa là 200 đối tượng, đến ngày 10/5/2013 chỉ còn 192 người, nhà chùa không giải thích được lý do vắng mặt tám đối tượng.

Sonntag, 27. Juli 2014

Về đâu hỡi anh?

Đây là loạt bài Tiếng Sóng Biển viết với tâm trạng buồn hiu hắt khi phải tạm chia tay người mình thương. Mặc dù anh có thể bay sang với mình ngay nếu mình yêu cầu, nhưng anh còn phải đi làm. Đàn ông phải biết trọng sự nghiệp, mình cũng biết thế nên đành nhẫn nại chờ. Nghĩ vậy, nhưng đôi khi con tim cũng nổi loạn không chịu nghe lời những lúc nhìn mưa rơi....



Đừng nghĩ nữa, sẽ không đau
Đừng nhìn tương lai úa nhầu cay đắng
Hãy vì tình ta mang nặng
Biết yêu thương, sẽ chẳng thấy u sầu!

Gắng hy sinh, chịu đựng vì nhau
Chân trời sáng, mai sau sẽ tới….
Anh động viên em chờ đợi
Hướng tương lai tươi mới sẽ đón chào.

Đất thì thấp, trời lại cao
Trăng có sáng, biển mới trào dâng sóng
Lửa có cháy, nước mới bỏng
Nếu hiểu cảnh em chơ chỏng một mình
Ngơ ngác giữa đời lặng thinh
Đêm buông xuống, hồn đăng trình cô lẻ
Mới biết cuộc đời như thế
Chẳng niềm vui, không dễ chút nào
Đừng trách em cứ lao đao
Chuyện chẳng thể như ngày nào anh hứa….

Thương anh thật nhiều, tình luôn sẻ nửa
Mọi gian nan, cùng chịu giữa thăng trầm
Nhưng sức khỏe em, có chịu nổi không?
Khi xa cách, thiếu hơi nồng âu yếm?
Khi nỗi cô đơn đêm dài xâm chiếm?
Trái tim đau, đông liệm kín tâm hồn?
Khi vắng anh, giá lạnh mỗi hoàng hôn
Nước mắt tuôn rơi, nỗi buồn tràn lấp?

Về đâu hỡi anh, sóng đời dồn dập
Nhịp đảo chao, bất cập giữa muôn trùng
Gần để rồi xa…trôi dạt mông lung
Đời hoang lạnh trong khôn cùng xa xót…


TSB

Xin hết mưa ngâu



Trời bỗng lại trở mưa ngâu
Bong bóng nổi, đất ủ sầu úng nước
Gió u hoài, tim sướt mướt
Mây xám giăng, cây thõng thượt nghiêng cành
Mỗi năm một lần gặp anh
Rồi chia xa, lệ bỗng thành mưa lũ
Em vẫn mong ngày đoàn tụ
Tạnh mưa rơi, không vần vũ mây hờn
Gió không giật nấc từng cơn
Con sóng nhỏ không bồn chồn hoang vắng
Trả lại đất trời tia nắng
Cho nhân gian bớt nặng nỗi u hoài
Vầng dương rực rỡ ban mai
Tình đôi lứa mình, kéo dài vĩnh cửu.

Xin Chúa thương, giang tay cứu
Kết lại nhân duyên, níu lấy tơ trời
Ban cho anh được thảnh thơi
Giúp mình bên nhau sống đời hạnh phúc.


TSB

Không, em không muốn xa anh

(Kỷ niệm những ngày bên nhau nơi Quê nhà)


Không, không! Anh ơi, em chẳng muốn xa
Những giọt mưa ngâu chính là tim vỡ
Yêu anh thật nhiều, nên lòng nức nở
Trời cũng thương em, sao nỡ đọa đầy?
Trao phút ấm nồng, cho mình gặp đây
Buông tơ thắm, kết tình này đắm đuối
Cho được gặp nhau, nụ hôn thật vội
Vòng tay yêu thương gói trọn tình nồng
Gần bên anh, tâm thêm sáng mênh mông
Hồn chan chứa, tim thầm mong yêu mãi….

Không, không! Anh ơi, em đâu có ngại
Biết gặp nhau, rồi phải tạm xa Người
Con tim nhỏ chỉ mang hình anh thôi
Nhưng nước mắt cứ rơi vì xa nhớ….
Đêm dài đớn đau, nghe hồn trăn trở
Nỗi cô đơn nức nở, đến quặn lòng
Xa nhau rồi, anh có nhớ em không?
Có khao khát, nụ hôn nồng âu yếm?
Nhớ không anh, mỗi chiều mình ven biển?
Mỗi buổi lang thang, kỷ niệm dâng trào….
Nhớ không anh, ta sánh bước nôn nao
Nghe gió hát, lời tuôn trào say đắm….

Không!
Em không muốn xa, khi tình trĩu nặng
Sợ anh buồn, đành gắng gượng nói cười
Giữa tim sầu, nước mắt thầm rơi rơi
Lòng vẫn nhủ, không nói lời xa xót….

Tiếng Sóng Biển


Sự biến mất khó hiểu của những đứa trẻ được nuôi trong chùa Bồ Đề


Tôi vốn là một người có Đức tin. Tôi tin có nhân quả báo oán và tin có Trời, Phật hay Đức Chúa có thế lực siêu phàm đang can thiệp vào đời sng, vn mạng mỗi một con người đang sống trong thế giới này, măc dù vậy tôi không bao giờ mê muội đến độ với ai khoác áo cà sa cũng chp tay cung kính hơn cả cha mẹ mình. Tôi có niềm tin để đủ giữ lòng trong sạch, tâm thanh thản mà vượt qua tất cả mọi khó khăn, thăng trầm trong cuộc đời đến với mình một cách nhẹ nhàng, không than van, trách móc. Tôi không mê muội đến độ sợ hãi phải khấn cầu lạy lục tứ phương. Tôi luôn c gắng sống tốt như có thể và tin "Ông Trời không phụ lòng người", và "đời có vay, có trả". Tôi luôn tâm niệm "Phật ở tại tâm". Nhưng đến loạt bài phóng sự điều tra của báo Phụ Nữ Thành Phố HCM này thì tôi bỗng bị mất phương hướng.

Đâu là quyền lực của Phật Pháp ngay nơi cửa Chùa từ bi này? Dù không muốn tin, nhưng tôi cũng không thể bác bỏ những gì đang diễn ra khắp nơi trong giới nhà Phật gần đây. Đây đó nhe tin sư hiếp dâm phật tử rồi giết chết, lấy tiền chùa xây nhà riêng, tự đúc tượng mình thay tượng Phật cho dân thờ, chế những bài hát tự nhạo cuổc đời đi tu, hành xử như trai đồng tính hôn cả MC nam ngay trước mắt khán giả, uống rượu, nhậu nhẹt, ăn nói lung tung, thúc ép phật tử năng đến và đóng góp "công đức" cho chùa càng nhiều càng tốt...... Bây giờ lại vụ buôn bán trẻ sơ sinh ngay trong nhà Phật nữa. Không thể hiểu nổi!

Đã đành đám lười học nhưng muốn kiếm tiền nhanh dựa vào lòng mê tín đến phát cuồng của dân VN coi việc "Làm sư" là một cái "nghề" thu nhanh mà lại nhàn hạ. Còn đám quan chức các địa phương thì mượn cớ xây chùa, lấy đất của dân hợp lý, "đầu tư" ít mà thu về nhanh, bền và nhiều, lại có chỗ đặt bát nhang của tổ phụ nhà mình mong xin được hưởng bổng lộc mãi mãi, thăng quan tiến chức nhanh chóng. Vì vậy họ đua nhau xây chùa, Niệm Phật  đường,  đền đài, miếu mạo.....chả bù cho ngày xưa thy các cụ kể: chính quyền bắt phá hết chùa chiền, miếu mạo. Cấm dân thắp nhang, mê tín....Chỉ để lại một số Đình, Chùa cổ có di tích lịch sử thôi. Thế mà cái chế độ bất trọng Đức Phật đó vẫn tiếp tục tồn tại, những kẻ ra lệnh phá bỏ chùa chiền vẫn sống nhăn răng và càng ngày càng giầu. Những người dân hiền lành thấp cổ bé họng thì càng ngày càng khổ, bị mấy tầng áp bức từ xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bất cứ ban ngành nào của nhà nước hay chính quyền đều có thể hành họ, móc túi họ.

Nếu Đức Phật có hiển linh phải tiêu diệt hết những kẻ buôn Thần bán Thánh, làm tổn hại thanh danh Đức Phật trước, phế bỏ đám quan tham, ác bá, bán nước hại dân đi. Ra tay trừng trị những tên công an côn đồ đánh chết dân đi và nổi phong ba nhấn chìm tầu của bọn Trung Quốc xâm lược, giúp VN bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đi.

Cho tôi tìm lại lòng tin trong chính mình! 

Việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề: Sự biến mất khó hiểu của những đứa trẻ

PN - Các bé từng được đón nhận vào chùa Bồ Đề nuôi dưỡng, “được” đặt trùng tên như Tùng Anh, Duy Anh, Bảo Anh, Mai Anh, Vi Anh, Huy Anh… nay đã biến mất một cách khó hiểu.
Ngày 24/7, Báo Phụ Nữ nhận được “Đơn đề nghị điều tra” của các anh, chị Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn Thị Phương, Lý Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Mai Phương, Bùi Vân Khánh Linh - những người từng làm thiện nguyện trong thời gian dài tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Đơn đề nghị xác minh về sự “biến mất” không lý do của nhiều em bé mồ côi được nuôi tại chùa Bồ Đề.
Ảnh năm 2007 chứng minh sự tồn tại của Tùng Anh và Việt Anh tại chùa Bồ Đề, được nuôi dưỡng, Trong ảnh là sư cô
Quá nhiều nghi vấn
Chị Nguyễn Bích Ngọc cho biết: “Tôi đã đọc loạt bài Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội đăng trên báo Phụ Nữ từ tháng 4/2013. Gần đây, trên các phương tiện thông tin, ni sư Đàm Lan (trụ trì chùa Bồ Đề) thanh minh “không có việc nhà chùa cho, nhận con nuôi” khiến tôi bức xúc. Sư Đàm Lan không cho ai nhận con nuôi, nhưng mới đây, tôi tìm được người mẹ nuôi của một trong những đứa trẻ đã “biến mất” ở chùa. Nhiều đứa trẻ xinh xắn, đẹp đẽ mà chúng tôi bế ẵm trong lòng từ khi còn nhỏ, sau một thời gian bỗng dưng “biến mất” một cách khó hiểu”.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi trích đăng lá đơn, và hình ảnh của những cháu bé bị nghi là đã “biến mất” do nhóm thiện nguyện cung cấp. Đơn nêu, “Trong quá trình tìm hiểu các dữ liệu ảnh cũ từng chụp các bé tại chùa, chúng tôi khẳng định, nhiều cháu bé đã không rõ đi đâu, về đâu? Ngày 19/7, tôi quay lại chùa Bồ Đề, gặp lại bà Nguyễn Thanh Hải, một người mà tôi quen biết đã chăm sóc trẻ từ năm 2007 tới nay, nhưng bà Hải chỉ trả lời qua loa và cho biết “chúng nó như chim, đã lớn rồi thì phải bay đi chứ”.
Bé Tùng Anh (hay còn gọi là Khoai), theo tôi nắm được, chính là bé sơ sinh chưa rụng dây rốn được nhà chùa nhận nuôi cuối tháng 8/2007, đến đầu năm 2008 bỗng dưng "mất tích". Khi tôi và các anh chị hỏi thì được các cô chăm sóc và sư cô trả lời: cháu được mẹ ruột đón về. Nếu là mẹ ruột đến đón thì khi giao cháu, có sự chứng kiến hay báo cáo cấp chính quyền, công an nơi sở tại?
Việt Anh vào cùng thời điểm Tùng Anh và Hùng Anh là tháng 8/2007, đến tháng 5/2010 bỗng dưng không còn ở chùa. Khi tôi và các anh chị em khác hỏi thì được biết, Việt Anh được một gia đình ở gần chùa nhận nuôi. Trong khi đó, trả lời báo giới, sư bà khẳng định từ trước tới nay chỉ cho nhận nuôi duy nhất một trường hợp ở Ngô Thì Nhậm. Vậy cháu Việt Anh đã được cho ai nhận nuôi?
Thời điểm năm 2007, tôi và các anh chị tham gia công tác thiện nguyện thì Minh Anh được gần một tuổi, chúng tôi hàng tuần đều sang chăm sóc, mua quà cho bé cùng với Tùng Anh và Việt Anh. Đến năm 2012, Minh Anh không còn ở chùa, nghe thông tin, Minh Anh được cô Cúc (một cô chăm sóc trẻ ở chùa, trực tiếp chăm sóc bé Minh Anh) đưa Minh Anh về quê nuôi. Đến ngày 19/7/2014, sau nhiều bài báo nghi vấn viết về chùa, tôi quyết tâm dò hỏi, thì nhận được thông tin: mẹ đẻ cháu đến đón cháu, đưa đi về tận Kiên Giang”.
Ảnh chứng minh Việt Anh được sư Đàm Lan nhận nuôi dưỡng tại chùa
Ảnh chứng minh sự tồn tại của bé Minh Anh tại chùa Bồ Đề
Dấu hỏi về cách đặt trùng tên trẻ
Những em bé bị biến mất khác, theo liệt kê của nhóm thiện nguyện gồm: bé Duy Anh, được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, đến ngày 19/7/2014 thì cháu không còn ở chùa nữa. Bé Bảo Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, đến nay cũng không có mặt trong chùa. Bé Mai Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, ngày 19/7/2014, khi nhóm thiện nguyện tới thăm, cháu cũng không còn ở chùa nữa. Bé Vi Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, hiện cũng không có mặt ở chùa. Huy Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, và giờ trong chùa không thấy sự hiện diện của bé. Khi nhóm thiện nguyện hỏi thăm cô chăm sóc trẻ ở chùa (làm việc từ năm 2007 đến nay) thì họ nhận được câu trả lời chung chung: “các cháu lớn rồi phải bay đi chứ!”. Khi bị truy hỏi tiếp: “ai đang nuôi dưỡng cháu hay mẹ ruột đến đón?”, thì cô nuôi trẻ trả lời mù mờ: thì các cháu đi các nơi khác
Ngoài ra, còn có một số bé mà nhóm thiện nguyện không nhớ tên, nhưng họ giữ được ảnh, nhân chứng, chứng minh được sự tồn tại của các cháu tại chùa Bồ Đề thì giờ không còn thấy xuất hiện.
Nhóm thiện nguyện cũng chia sẻ nỗi lo lắng: “Tên các cháu được đặt đều là “ANH”, chỉ khác nhau chữ đệm. Hiện tại ở chùa cũng có các bé mới mang tên Tùng Anh, Việt Anh… (là tên của những em bé đã biến mất), nhưng không phải là các bé mà chúng tôi đã từng chăm sóc. Với cách đặt tên này của nhà chùa, nếu ai không sang chùa thường xuyên, hoặc không sang chăm sóc các bé từ thời gian đầu (khoảng những năm 2007, 2008) đến thời điểm hiện nay, sẽ không thể phát hiện được sự biến mất của các cháu”.
Số lượng các bé tại chùa Bồ Đề nằm trong khoảng con số từ 100-150, không hề biến động bao gồm độ tuổi sơ sinh và từ 1-5 tuổi. Trong khi đó, số lượng trẻ vào chùa rất nhiều, mỗi năm đều tăng, vậy thực tế mỗi năm chùa nhận nuôi bao nhiêu trẻ? Danh sách các cháu được nhận từng năm? Khi nhận trẻ, chùa Bồ Đề có làm đăng ký và thủ tục khai sinh với chính quyền địa phương cho các cháu hay không?
Điều đáng nói, chùa Bồ Đề chưa có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, không được quyền tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già neo đơn… Nhưng nhiều năm nay, hàng trăm trẻ mồ côi đã được sư trụ trì đón vào chùa sống lay lắt trong điều kiện tồi tàn.
 Nhóm Phóng viên
Trẻ vào chùa Bồ Đề không có biên bản giao nhận
Ngay sau khi loạt bài Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội đăng trên báo Phụ Nữ (tháng 4/2013), UBND Q.Long Biên đã có văn bản báo cáo UBND và Sở LĐ-TB-XH TP. Hà Nội, đề cập đến việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề.
Báo cáo cho biết, việc thực hiện quyền cơ bản của trẻ ở chùa chưa được đảm bảo. Cụ thể:
- Số lượng trẻ được nuôi dưỡng trong chùa lớn, người chăm sóc không đảm bảo về số lượng và tiêu chuẩn giáo dục nên một số trẻ bị lơ là, ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và thể chất.
- Trẻ vào chùa không có biên bản giao nhận, thường xuyên thay đổi tên tuổi, tên do nhà chùa đặt... gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Khi có đối tượng mới đến chùa, nhà chùa không báo cáo chính quyền sở tại và công an khu vực, gây khó khăn công tác quản lý nhân khẩu. Ví dụ, theo báo cáo của công an phường Bồ Đề, đến ngày 6/5/2013, tổng số đối tượng được nuôi dưỡng tại chùa là 200 đối tượng, đến ngày 10/5/2013 chỉ còn 192 người, nhà chùa không giải thích được lý do vắng mặt tám đối tượng.