Tụy Văn Lầu ở Vĩnh Long do Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông cùng người dân và các chí sĩ dựng lên trong Văn Thánh miếu từ năm 1864 đến 1866 mới hoàn thành nhằm lưu giữ tinh thần bất khuất quyết giữ gìn mảnh đất còn lại làm chỗ dựa cho lòng yêu nước của toàn dân về mặt văn hoá, phát huy các đức tính: trung cang, nghĩa khí
Noi gương trí sĩ thủa Văn lầu
Trăn trở thương dân thơ quặn đau
Kêu gọi núi sông cùng thức đậy
Đan tay Nam – Bắc nối hai đầu
Truyền đi nghĩa khí tử vì nước
Dâng trọn lòng trung sát cánh nhau
Triệt bọn tham quan luôn vững trí
Giang sơn giữ vẹn trước quân Tầu
Dẫu cho thân nát làm trăm mảnh
Hơn chết ngậm hờn nhục mãi sau
Truyền thống ngàn đời không khuất phục
Một lần thỏa hiệp biết về đâu?
Sợ không dấn thân vì non nước
Sẽ phải ngậm hờn chìm đáy sâu
Văn bút đồng lòng lên tiếng nói
Mới mong thay đổi đẹp ngày sau.
Tiếng Sóng Biển Blog 26.11.2016
CHIỀU VĂN XƯƠNG CÁC - thơ Bế Kiến QuốcBạn văn đưa tới gác Văn Xương
Nguyệt quế trong chiều phảng phất hương
Nhắc lại câu thơ từ thuở cũ
Buồn như thoáng lạnh giữa xanh vườn
Thuở ấy non sông lâm trận giặc
Pháo mã bâng khuâng lạc thế cờ
Vua thì nhu nhược, triều đình nát
Lòng ai trung nghĩa hoá bơ vơ
Sĩ phu trằn trọc trong cơn loạn
Ba, bảy con đường - biết chọn đâu
Đúng, sai - ai tính cho tròn vẹn
Chưa kịp từ quan đã bạc đầu
Bạn bè tự hỏi Văn Xương Các
Ngọn đèn tâm sự thức qua đêm
Thời cuộc liệu còn thay đổi được
Mà lấy văn chương gửi nỗi niềm?
Câu thơ thuở ấy - tấc lòng son
Lay động muôn đời lớp cháu con
Còn mãi Văn Xương lầu gỗ nhỏ
Giữ lại tình ai với nước non...
Vĩnh Long, 20-5-1986
*Tác giả Bế Kiến Quốc đã mất.
Chú thích: Văn Xương các còn có tên Thơ lầu, Tụy Văn lâu và có lúc dân gian còn gọi thêm cái tên: đền Phan Thanh Giản, nằm trong khu vực Văn Thánh miếu, nơi thờ Ðức Khổng Tử tại làng Long Hồ, nay thuộc phường 4 thị xã Vĩnh Long. Theo tài liệu của anh Việt Chung Tử, được biết, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Ðông: Biên Hoà, Gia Ðịnh, Ðịnh Tường (1859) và cuộc điều đình xin chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông của vua Tự Ðức triều Nguyễn do Phan Thanh Giản cầm đầu đoàn sứ sang Pháp bị thất bại (1863), thực dân Pháp bắt đầu đặt guồng máy cai trị trên phần đất chiếm đóng.
Nhận thấy miền Ðông đã rơi vào thực dân Pháp, Văn Thánh miếu ở Gia Ðịnh, nơi tiêu biểu cho văn hoá phía Nam bị Pháp khống chế và Bạch Mai Thi Xã do Tôn Thọ Tường thao túng. Lúc bấy giờ, các sĩ phu và người dân yêu nước tị địa về 3 tỉnh miền Tây còn lại. Với tinh thần bất khuất quyết giữ gìn mảnh đất còn lại làm chỗ dựa cho lòng yêu nước của toàn dân về mặt văn hoá, phát huy các đức tính: trung cang, nghĩa khí, mà Khổng giáo là tư tưởng chính thống lúc bấy giờ, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản cùng Huấn đạo Nguyễn Thông và sự góp sức của các cựu trào 3 tỉnh Vĩnh Long (các quan phủ, huyện, thương biện, cử nhơn, tú tài, học sinh, hội biện và hương chức làng xã các địa phương...), An Giang (Án sát sứ Phạm Hữu Chánh - có tài liệu gọi là Phạm Viết Chánh), Hà Tiên (Tuần vũ Lê Nguyễn)... xây cất một Văn Thánh miếu mới ở Vĩnh Long, khởi công từ năm Giáp tí 1864 đến năm Bính dần 1866 mới hoàn thành. Trong khu vực Văn Thánh miếu vừa xây cất có cất thêm một Thơ lầu còn gọi là Tụy Văn lâu, nơi chứa sách, đọc thơ và bình văn. Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông đóng vai trò là những chủ soái về mặt văn hoá và văn học trong vùng. Về sau khu vực nầy xứng đáng mang biểu tượng văn học vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: tại đây)
Theo Tễu Bolg.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen