Seiten

Montag, 8. September 2014

Tự do, Dân chủ là như thế này đây

Tiếng Sóng Biển viết bài này để các bạn thấy sự ưu việt của một đất nước có nền Tự do, Dân chủ thì người dân được hưởng mọi phúc lợi, thành quả như thế nào. Nhất là trẻ em ở đây được ưu đãi và chăm lo đủ thứ (không phân biệt mầu da), vì họ quan niệm Trẻ em là tương lai Đất nước, nên được chính quyền và xã hội nhất mực quan tâm. Giá ở VN có đa đảng để cạnh tranh quyền lực, thì đâu có chuyện Tham nhũng? hay "thất thoát" ngân sách Quốc gia? Những bao nhiêu ngàn tỷ đó mà không rơi vào túi quan tham, có lẽ ngành giáo dục và Y tế của VN cũng chẳng kém Đức mấy.

Kỳ sau TSB sẽ viết về ngành y tế và các hoạt động của Hội đoàn Dân Sự Xã Hội nhằm góp sức cho chính quyền sát với dân, hiểu nhu cầu của dân và giúp dân có được cuộc sống an lành, dễ chịu.

Hệ thống trường học ở Đức 

Trẻ em các mầu da tại Đức đang háo hức cùng cô giáo trong ngày tựu trường

Hệ thống giáo dục Đức:

Ở Đức ngay từ khi những đứa trẻ tới tuổi chuẩn bị đi học, bố mẹ đã nhận được giấy báo tới tận nhà bắt buộc đưa con tới bác sĩ chuyên khoa trẻ em ở trong khu vực đã được ngành giáo dục phối hợp sở y tế chỉ định trước để kiểm tra sức khỏe, thử phản xạ, cách phát âm và nhận thức của từng cháu, để quyết định cho cháu vào học ngay năm đó, hay phải học thêm 1 năm phụ đạo của các bác sĩ tâm lý, rồi mới cho vào lớp 1.

Khi con bắt đầu đi học, Thành phố thông qua các XHDS ở từng địa phương mở lớp giáo dục cho cha mẹ học sinh cách vừa học, vừa chơi cùng với con. Đến cuối cấp 1, dựa trên năng lực tiếp thu của mỗi cháu, nhà trường phân loại học sinh và có các buổi tư vấn trực tiếp tới từng gia đình khuyên nên chọn trường tiếp theo nào cho phù hợp với khả năng của con mình.

Nếu bố mẹ vẫn nghĩ con mình có khả năng hơn là nhà trường đánh giá, thì làm đơn xin cho con tham dự một kỳ thi tuyển chọn vào trường có đòi hỏi sức học cao hơn do sở giáo dục trực tiếp kiểm tra. Nếu đạt thì được vào, còn không thì phải chấp nhận học trường thường.

Sinnh viên các nước được đối xử bình đẳng tại đây 

Có 3 loại phân cấp trường:

Các cháu thông minh, tiếp thu nhanh, có khả năng triển khai ý tưởng sẽ vào học trường chuyên, đích đến sẽ là vào các trường đại học và có thể học cao hơn nữa. Phương pháp dậy của trường này nhanh, tốc độ học rất cao. Thầy giáo dậy trò bằng phương pháp sách chỉ là sườn bài, còn thì thầy chỉ gợi ý, và hướng dẫn cách cho HS tự mở rộng kiến thức của mình, cách tích lũy tư duy qua tìm hiểu và trao đổi từ đơn giản tới phức tạp, chứ không giảng giải cặn kẽ. Trò phải về tự học trong sách giáo khoa và tìm hiểu bổ xung thêm.

Ở trường phổ thông bình thường HS được học hoàn toàn theo chương trình của SGK. Tốc độ giảng dậy phù hợp với sự tiếp thu của HS bình thường, không căng như trường chuyên. Đích của trường này là các trường cao đẳng hoặc các trường trung cấp dậy nghề đào tạo ra những trưởng phòng, thợ cả hay trưởng ca, kíp sau này.

Ở trường phổ thông thực hành, các thấy cô giáo là những người giỏi chuyên môn, có tính kiên nhẫn và lòng yêu nghề. Chương trình cho HS trường này được kéo dãn ra kèm vào các tiết học thực tế ngoài trời hay là đi tham quan các công ty, hãng xưởng nhiều hơn phù hợp với lực học của các cháu tiếp thu chậm và yêu thích công việc thực tế. Đích của trường này là các trường dây nghề chuyên môn hoặc học nghề trực tiếp làm công nhân sau này tại các công ty, hãng xưởng. Bởi ở đâu cũng cần công nhân lành nghề.

Ngoài ra còn có trường phổ thông đặc biệt dành cho các cháu có các lỗi bẩm sinh về trí nhớ, cách phát âm, hành vi hay tính cách (không phải trường dành cho trẻ em khuyết tật, vì trẻ em khuyết tật có trường riêng). Thầy cô giáo dậy ở trường này lương rất cao, bởi đòi hỏi phải có  tính kiên nhẫn, tình yêu thương và đạo đức chuẩn mực. Bài học ở các trường này có khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho tới khi các cháu nắm bắt được. Đích đến của trường là giúp các em năng lực hội nhập vào cuộc sống, có ích cho xã hội và có nghề ổn định sau này.

Theo qui định chung, trong giờ học chính thức tại trường ngoài học văn hóa, HS hết lớp 1 phải biết luật lệ giao thông đơn giản. Hết lớp 3 em nào cũng phải có giấy chứng thực đã biết bơi. Hết lớp 4 phải có giấy chứng thực biết đi xe đạp. Lớp 8 được tạo điều kiện học nhẩy đầm cơ bản. Lớp 9 được học trượt băng. Lớp 11 học trượt tuyết.

Lịch học ở cấp 1 thì có 2 tiết thể thao và 2 tiết dã ngoại, 2 tiết học nhóm kết hợp làm đề tài tùy thích/ tuần. Cấp 2 có 2 tiết thể thao, 2 tiết học nhóm làm đề tài và 1 tiết học dã ngoại/ tuần. Cấp 3 thì 2 tiết thể thao, 2 tiết học nhóm làm đề tài/ tuần, để tạo điều kiện cho các em rèn luyện sức khỏe, kỹ năng giao tiếp và hòa đồng, kỹ năng sáng tạo và mạnh dạn khi trình bày ý tưởng và sẵn sàng tham gia vào công tác xã hội.

Phúc lợi xã hội dành cho học sinh tại Đức:

Tất cả HS từ cấp 1 tới hết cấp 3 đều không phải đóng tiền học phí. Mà chỉ đóng tiền tham gia các cuộc du lịch ngoại khóa 1 năm 1 lần do hội Phụ huynh HS và Chủ nhiệm lớp cùng đại diện lớp (lớp trưởng, lớp phó và ban chuyên trách) bàn bạc, thống nhất đi đâu, làm gì, đóng bao nhiêu tiền… hoàn toàn không bắt buộc phải tham gia, mặc dù được nhà trường xắp xếp cho nghỉ 1 tuần học tùy theo đăng ký của từng lớp. Các cháu gia đình nghèo được hướng dẫn làm đơn xin tiền hỗ trợ của xã hội tới 70% chi phí chuyến đi.

Tất cả các cháu đều nhận được tiền hỗ trợ của TP cho vé tầu xe các loại để đến trường hoặc tiền hỗ trợ cho các gia đình ở xa, không thuận đường chở con đến trường bằng xe riêng (trừ các cháu đi học trái tuyến phân công của thành phố thì phải tự túc). Các cháu nhà xa, không thuận tuyến tầu, xe công cộng sẽ được hưởng chế độ xe Taxi tới đón đưa hằng ngày, tại cửa nhà mà chỉ phải trả tiền bằng các cháu đi xe Bus công cộng. Riêng các cháu trong diện nghèo không mất tiền. Tất nhiên được xác nhận là hộ nghèo, họ đòi hỏi phải chứng minh thu nhập của cả bố, mẹ và các khoản phụ cấp, làm thêm…. của cả gia đình.

Tất cả các cháu học cấp 1 đều có thể đăng ký ở lại khu nghỉ của trường cả buổi chiều và được thầy cô giáo hướng dẫn làm bài tập về nhà, hay học thêm các tiết học ngoại khóa tự chọn không mất tiền. Các cháu học cấp 2 cũng được đăng ký học phụ đạo 4 bộ môn chính như Toán, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp không mất tiền hay học các bộ môn ngoại khóa của trường như: tiếng nước ngoài (tiếng Ý,Tây ban nha, Nga, Latinh và có trường đông HSVN còn được học cả tiếng Việt) hoặc tham gia các môn như: thể thao, võ thuật, nấu ăn, chụp ảnh, quay video, học nhạc, họa, hát, nhẩy, đóng kịch, các nghề thủ công…..tùy theo ý thích và tùy từng điều kiện mỗi trường.

Mỗi khóa ngoại khóa các cháu chỉ phải đóng 5 EURO/ tháng tượng trưng. Thường các lớp học ngoại khóa mỗi tuần 1 đến 2 buổi. Các cháu có thể tìm những bộ môn mình thích mà không bị trùng giờ để đăng ký học. Những buổi học này tạo điều kiện cho các cháu hòa đồng với các bạn HS trong trường bất kể lớn, bé có cùng sở thích mà mất không nhiều tiền. Lên cấp 3 khi các cháu muốn tiếp tục học ngoại khóa ở các lớp nâng cao, phải đóng tiền học phí khoảng 30 EURO/ tháng cho 1 bộ môn tùy theo trường.

Ở tất cả các trường, HS đều có thể được gợi ý chuyển đổi trường sau từ 2 tới 3 năm theo học, bởi có cháu ở trường chuyên nhưng không thể theo kịp chương trình quá căng hay các cháu ở trường phổ thông bình thường sau một vài năm, bỗng có hứng vươn lên toàn điểm giỏi là có thể xin chuyển vào trường chuyên. Nhưng thường thì nhiều cháu từ trường chuyên chuyển ra chứ hiếm có cháu nào từ trường thường chuyển vào trường chuyên mà trụ nổi với tốc độ học và giảng dậy ở đó.

Ở mỗi đầu cấp, các phụ huynh đều được học 1 buổi thông qua các Hội đoàn XHDS về cung cách học của HS từng cấp và từng trường để cảm thông và làm điểm tựa cho con mỗi khi gặp khó khăn hay trục trặc.

Vào đầu cấp 3, nhân viên của sở giáo dục và XH thông qua các XHDS làm những buổi tư vấn chọn nghề trong tương lai nói chung cho HS, sau đó mời gia đình và những cháu không có khả năng vào đại học tới trực tiếp đả thông tư tưởng và mở ra các hướng để các cháu và gia đình tự chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Nếu gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sẽ được hướng dẫn chu đáo việc làm đơn xin trợ cấp của TP trong suốt quá trình học cho tới khi ra nghề, có việc làm. Riêng sinh viên đại học có hoàn cảnh khó khăn thì được vay 1 khoản tiền cao nhất khoảng 650 EURO/ tháng đủ cho thuê nhà, chi tiêu. Riêng tiền ăn bữa trưa tại trường và tiền tầu xe, được giảm 70% giá thành.

Kỳ thi quyết định tại Đức:

Khác với VN, ở Đức kỳ thi tốt nghiệp lấy bằng phổ thông Abitur là quan trọng nhất. chứ không phải là cuộc thi đại học như ở VN. Trường đại học là cơ hội mở dành cho tất cả các thí sinh nào có thực lực muốn vào đại học.

Em nào đạt điểm cao trong cuộc thi hết cấp này sẽ được các trường đại học tuyển ngay, nếu em đó có hồ sơ xin vào học tại trường, tùy theo nguyện vọng phù hợp với các bộ môn em đạt điểm cao trong kỳ thi hết cấp. Mỗi em phải trải qua 3 bộ môn chính viết bài bắt buộc trong khoảng 3 đến 5 giờ tùy bộ môn cách nhau vài ngày tới 1 tuần là Toán, tiếng Đức (Văn), tiếng Anh (hay tiếng Pháp). Sau đó là 2 môn diễn thuyết miệng tự chọn theo khả năng về 1 đề tài bất kỳ của từng môn do mình rút thăm tại hội đồng chấm thi và phải trả lời ít nhất 2 câu hỏi mà thành viên trong hội đồng thi đặt ra. Nếu không đủ điểm có thể đăng ký thi tiếp 1 bộ môn trả bài miệng nữa sau 1 tháng để gỡ điểm.

Sức ép tâm lý lên trẻ:

Ở nước nào cũng vậy, kỳ thi cử quyết định cho tương lai các cháu cũng đều gây áp lực rất lớn tới tâm lý của trẻ. Nhất là từ những gia đình mà bố mẹ ít hiểu biết, không gần gụi để hiểu được khả năng thực của con mình tới giới hạn nào. Họ yêu chính bản thân họ, nên cứ muốn con phải đạt được những điều mà họ khao khát, nhằm thỏa mãn lòng tự hào của họ, không cần biết tới ước nguyện và sức học của con mình. Họ ép con họ học tối ngày, học đủ thứ ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì bị ép học văn hóa, ép học các thứ ngoại khóa....mà các cháu không thích, tạo nên sự sợ hãi do sức ép về tâm lý, hoặc có  nhiều cháu sinh chán luôn nuôi âm ỉ trong lòng ý muốn chống lại hoặc cù chây, phá bĩnh.

Khi kỳ thi quyết định tới, trẻ nào bản tính yếu ớt sẽ bị khủng hoảng vì quá lo lắng, nên không thể tập trung nổi vào bài. Chuyện thi trượt chưa chắc do em học kém, mà do quá căng thẳng, nên không tiếp thu nổi hay quên hết. Sau khi không làm được bài, những em này thường nghĩ tới cái chết vì xấu hổ, sợ hãi và thất vọng. Còn một số khác thì khi không làm được bài, phải chịu sức ép quá lớn về tâm lý, sợ bố mẹ thất vọng, mọi người dè bỉu... lại dễ buông xuôi, chán chường để rồi rơi vào vòng xoáy của sa đọa, hư hỏng, bất cần....

Ở VN sự tuyên truyền sai lầm của báo chí, cứ ngợi ca những gương bố mẹ nhịn đói, ở ống cống hay đi ăn xin nuôi con học đại học....cũng góp phần gây áp lực quá lớn lên tâm lý còn non dại của trẻ.

Ta phải hiểu, xã hội cũng rất cần những nhà chuyên môn đích thực, chứ không phải chỉ có cử nhân mới xin được việc làm. Lương của một người thợ cả lành nghề có khi nhiều hơn 1 kỹ sư bình thường. Một chuyên gia giỏi (không có bằng cấp đại học) trong lĩnh vực chuyên môn nào đó còn được các công ty thích ký hợp đồng hơn một thạc sĩ không có đề tài ứng dụng thực tiễn cho công ty, hoặc kỹ sư kém. Vì vậy nhiều khi kỹ sư và thạc sĩ thất nghiệp, nhưng thợ chuyên môn không bao giờ thất nghiệp.

Sự phân cấp trong một xã hội cần có đủ thứ bậc phù hợp với khả năng mỗi thành viên trong xã hội, thì xã hội mới thực sự phát triển bền vững, mà không như bọt xà phòng. Nhìn vào thì thấy rất bóng bẩy, nhiều bằng cấp cao, nhiều tiến sĩ, học vị… như mầu sắc của bong bóng xà phòng với 7 sắc cầu vồng thật hấp dẫn. Nhất là lại được giới truyền thông ngợi ca, thổi lên, bốc lên tận mây xanh nữa, thì nó càng rực rỡ hơn như khi có ánh nắng chiếu vào lấp lánh, tuyệt vời.

Song thực tế, một XH như thế chẳng có gì là thực, nó ảo, nên dễ vỡ. Nó xui khiến người ta đua nhau đút lót, chạy điểm, xin xỏ, thuê thi hộ, mua bằng cấp giả….Và cuối cùng, học vị nhiều như lá mùa thu, mà xã hội trì trệ, các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ nhan nhản mà chẳng có nổi lấy những công trình nghiên cứu nào thực sự có ích cho xã hội.

Cách tuyển chọn của các trường đại học tại Đức:

Sau tốt nghiệp, các em có 6 tháng để đi tới các trường đại học mà mình thích ở bất cứ đâu, vào những ngày nhà trường thông báo mở cửa giới thiệu về khả năng đào tạo của trường để thu hút sinh viên, kể cả ở nước ngoài nếu gia đình có điều kiện, và tìm hiểu xem ở đó có bộ môn gì mà mình thích và số điểm tuyển chọn thấp nhất có tương ứng với số điểm bình quân mình đạt được hay không. Rồi về làm hồ sơ gửi tới các trường mà mình chọn. Các trường đại học sẽ dựa vào thang điểm của thí sinh chọn từ cao tới thấp, gửi giấy gọi tới nhà. HS có thể lựa chọn 1 lần nữa trường mình muốn học và đăng ký rồi đóng tiền học phí cho 2 kỳ học trong 1 năm đầu tiên. Nếu kết thúc năm thứ 1, mà cảm thấy không phù hợp, năm sau có thể đổi bộ môn. Nhưng chỉ được phép đổi 1 lần. Đến hết năm thứ 2 mà vẫn không theo được sẽ phải chuyển xuống học hệ cao đẳng.

Các em không đủ điểm tuyển vào các trường đại học ngay, có 1 năm để xin vào thực tập ở bất cứ công ty nào hoặc đi làm nghĩa vụ xã hội như: lính cứu hộ, tải thương…..cứ 6 tháng được cộng thêm nửa điểm. Và sau 1 năm lại xin vào các trường mình thích với số điểm ưu tiên được cộng thêm. Nếu nghề thực tập mà trùng với nghề mình học thì cơ hội càng lớn.

Còn em nào bảng điểm thấp, biết sức học không theo được, thì xin vào các trường cao đẳng, trung cấp hay học nghề.

Khi đã dược nhận vào trường, em nào tự tin sẽ tham gia cuộc thi tuyển chọn thí sinh xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, hay học nghề để được nhận học bổng toàn phần hay bán phần do các công ty trực tiếp tài trợ nhằm giữ trước nhân lực giỏi cho công ty mình. Những em này không sợ thất nghiệp sau khi học.


Tiếng Sóng Biển

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen