Seiten

Montag, 30. Januar 2017

LẠI NÓI CHUYỆN CỜ ĐỎ, CỜ VÀNG VÀ HÒA GIẢI, HÒA HỢP DÂN TỘC


Hình ảnh hai lá cờ đỏ và vàng cùng tung bay trước LSQ TQ ở Đúc, trong cuộc biểu tình chống TQ

Ai cũng biết trong lòng của người dân đã từng sống dưới chế đô VNCH thì lá cờ vàng in hằn trong tim, vì nó mang biểu tượng vương quyền và sự khát khao hợp nhất, hoà đồng ba miền Bắc - Trung - Nam của người dân Việt yêu chuộng Tự do, Dân chủ và Công bằng trong xã hội.
Những Việt kiều là thuyền nhân tại khắp các châu lục ra đi từ miền Bắc hay miền Nam đều khó chấp nhận lá cờ đỏ hiện diện tại nơi quê hương mới này của họ là lẽ đương nhiên, bởi nó nhắc lại quá khứ kinh hoàng của 20 năm bị cờ đỏ liên tục đánh bom khủng bố khiến cuộc sống của người dân luôn căng thẳng và kết cục là tấn công cướp luôn mảnh đất cho họ tự do, hạnh phúc, xua đuổi họ ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, nơi quê nhà dấu yêu của họ để lang bạt tứ sứ tìm đường mưu sinh. 

Hình ảnh đống xương người trong cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Hình minh họa lấy trên mạng.

Máu và nước mắt đau thương trộn lẫn với bữa tiệc tất niên năm Mậu thân 1968 qua vụ thảm sát Huế trong cuộc "Tổng tiến công nổi dậy" trên khắp miền Nam khiến khăn tang phủ trắng Huế năm nào đã in hằn trong ký ức mỗi người dân miền Nam.
Nỗi đau thương tang tóc ngút trời miền Nam khi quân cờ đỏ đi tới đâu nã pháo dọn đường tới đó giết bất kỳ ai, dù đó là trẻ em, phụ nữ, người già...vv...khiến họ phải bỏ hết cơ ngơi, gia sản di tản trong hoảng loạn và ly tan.
Thịt xương, thân xác của bao nhiêu người vô tội, trong đó có cả những gia đình ra đi từ miền Bắc vì chán ngấy chế độ giáo điều, kìm kẹp con người đã phải nằm lại dưới biển sâu, chưa kể nỗi kinh hoàng khi gia đình họ phải trải qua những giờ bị bọn cướp biển vô nhân tính bóc lột, khi người đàn ông phải cay đắng nhìn vợ bị bọn chúng cưỡng hiếp, người đàn bà đau đớn phát ngất khi chồng không chịu được, phản kháng bị chúng đánh đến chết, vứt xác xuống biển.... Những đứa con mất cha mẹ, bao gia đình ly tán tang thương....

Chua xót cảnh những chiếc thuyền chở đầy người liều lĩnh bỏ vàng ra để thực hiện cuộc ra đi mà không biết mình có tới được bến bờ tự do không.

Làm sao có thể quên đi những ký ức khủng khiếp đó khi tất cả đều gắn liền với màu cờ đỏ thấm máu dân tộc này?

Giá "Bên thắng cuộc" là những người có trái tim nhân hậu, rộng lòng bao dung, không quá cao ngạo, tự biết mình cũng có lỗi với đồng bào miền Nam khi tấn công để "giải phóng" họ (mà họ không hề muốn), vì họ vốn yêu chế độ tự do ưu việt (dù chưa hoàn hảo) mà họ được thụ hưởng. Giá những người lãnh đạo mang mầu cờ đỏ vào "giải phóng" kia, biết đặt quyền lợi của Tổ quốc, Dân tộc lên trên hết để ghép hai mầu cờ nửa đỏ phía trên, nửa vàng phía dưới và biểu tượng bông sen trắng tinh khiết ở giữa để kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, cùng nhau xây dựng đất nước mạnh giầu hay chí ít cũng giữ lại mầu cờ nửa xanh, nửa đỏ biểu tượng cho sự trung hoà của lực lượng MTDTGPMN và không có chuyện bắt bớ, giam cầm, học tập cải tạo, cướp bóc tài sản của công chức,thương gia, đầy vợ con họ lên vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc bắt tự làm, tự nuôi sống bản thân, thì tôi tin không ai muốn bỏ nước ra đi, liều lĩnh trao số phận vào biển cả mù mịt không biết sống chết ra sao chỉ với một hy vọng mong manh sẽ cặp được bến bờ tự do nơi cuối chân trời.

Trong tim ai cũng yêu quê hương, Tổ quốc mình. Ai cũng muốn sống an bình tại nơi mình sinh ra và cống hiến cả cuộc đời cho nơi ấy nhằm để lại cho cháu con một di sản đáng tự hào.
Không ai muốn là kẻ xa phương cầu thực, nếu Tổ quốc thực là "mẹ hiền", Quê hương thực là "chùm khế ngọt" để ai đi xa cũng nhớ về và khao khát trở về.
Dù ở quê nhà có thể họ không giầu có, sung sướng như ra nước ngoài, nhưng ai cũng muốn được sống an lành trong tình làng, nghĩa xóm, trong truyền thống yêu thương đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng....


Những người phía cờ đỏ hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ mới thấy nỗi đau khi họ phải vứt bỏ tất cả để ra đi vì sự ích kỷ, thù hận và tráo trở của "Bên thắng cuộc".
Không có cuộc "tắm máu" như Thiên An Môn của Tầu, nhưng những gì CSVN thực hiện còn thâm độc hơn, tàn bạo hơn là đã mượn cái đói, cái rét, công việc nặng nhọc và cái nguy hiểm của rừng thiêng nước độc nơi hẻo lánh hoang vu để giết dần những người tù "cải tạo" khi chuyển họ ra miền biên thùy phía Bắc để ngăn trở sự thăm nuôi cũng như chia cắt nguồn tình cảm ấm áp của gia đình như những sợi dây mỏng manh nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Chính sách thâm độc cướp hết tài sản, đầy vợ con họ ra nơi rừng thiêng nước độc, phân biệt đối xử, quản lý, kiểm soát gắt gao, hành hạ họ bằng chế độ hộ khẩu, giấy tờ kê khai.... cũng là một âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền để buộc họ ra đi dù biết rất rõ, với những con thuyền gỗ mỏng manh kia lại toàn chở quá tải, chỉ cần một cơn giông biển chưa chắc họ đã qua nổi, nhưng chính quyền vẫn bán thuyền, bán dầu thu vàng rồi đẩy họ ra biển.....


Nỗi đau này họ và con cháu họ, những đứa trẻ, liệu có quên được không nỗi tủi nhục in đậm dấu ấn kinh hoàng ấy?

Chưa kể VN nay đã thống nhất được gần 43 năm, tiếng súng chống ngoại xâm kéo dài suốt từ 1976 do TQ đứng sau Campuchia đánh vào phía Tây Nam của Tổ quốc, để rồi đích thân TQ tấn công VN năm 1979 kéo dài đến tận 1989 mới chịu chấm dứt. Vậy mà trong khi chính quyền buộc dân PHẢI QUÊN tội ác TQ tiếp sức cho Campuchia gây hấn với VN ngay sau khi Thống nhất Bắc Nam và bắt nhân dân phải quên các cuộc chiến kéo dài suốt 10 năm chống TQ xâm lược biên giới, biển đảo của ta, phải cúi đầu làm ngơ việc chúng đang ngang nhiên xây đắp căn cứ quân sự trên các đảo và bãi cạn cướp được của ta, công khai tuyên bố chủ quyền chiếm gần hết Biển Đông, trong đó VN là nước thiệt thòi nhất. 

Trong khi lại phân biệt đối xử với chính nhân dân mình.

Họ bắt Mẹ Nâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, buộc hai đứa con thờ vắng mẹ vì chị thương dân, đòi khởi tố Formsa, và buộc chúng phải bồi thường thỏa đáng cho dân vùng thảm họa

Tuy chính quyền "chủ trương" kêu gọi "Hoà giải và hòa hợp dân tộc", nhưng lại phân biệt lý lịch con cháu những cán binh VNCH, phân biệt chế độ khám chữa bệnh và tạo điều kiện mưu sinh cho các thương, phế binh VNCH, phân biệt cả những tử sĩ VNCH ngã xuống vì bảo vệ Hoàng sa, với người ngã xuống tại Gạc Ma hay Biên giới. Họ cấm cả đội bóng của một trường học mặc áo thể thao có viền vải mầu vàng với ba sọc đỏ trên cánh tay. Họ muốn tiệt nọc quá khứ của VNCH, muốn tẩy não giới trẻ bằng việc bóp méo lịch sử cả trong sách giáo khoa, khiến môn lịch sử bị học sinh căm ghét. Chưa nói tới chuyện ai dám vác cờ vàng đi diễu phố chắc sẽ bị an ninh giả dạng dân thường xé xác.
Chính những gì chính quyền VN làm trong suốt những năm tháng qua càng đào rộng thêm hố sâu ngăn cách giữa người Việt cờ đỏ và người Việt cờ vàng. chính hành động của nhà cầm quyền VN đã làm cho dân ngay trong nước mất dần lòng tin vào lá cờ đỏ đại diện cho VN.

Hãy nhìn lại xem, trước đây các cuộc biểu tình hay kêu cứu của dân oan, các cuộc xuống đường của nhân dân chống TQ, bảo vệ môi trường đỏ rực màu cờ đỏ, nay đã thưa thớt dần và đang gần như biến mất, thay vào đó là những hàng chữ đỏ trên tấm phông vàng nổi bật. Lòng dân đã rất rõ ràng.

Hùng Cửu Long cậy tiền dụ một số kẻ "Vịt cừu" tại Mỹ để chụp ảnh nhằm tuyên truyền cho công cuộc đi dụ "Hoà giải và Hòa hợp dân tộc" tại Hoa Kỳ.

Vì thế, chuyện Hùng Cửu Long muốn kêu gọi "Hoà giải và hoà hợp dân tộc tại Mỹ, với cộng đồng người Việt tỵ nạn CS mà mặc áo cờ đỏ để quảng bá hình ảnh là một điều ngu xuẩn đã khiến họ nổi giận đòi tống cổ ngay Hùng về nước.
Và cái gì đến sẽ phải đến. Lệnh cấm cờ đỏ đã được thông qua ở từng tiểu bang có nhiều người Việt tỵ nạn CS.
Khoan hãy vu cho họ tội chống cộng cực đoan mà "Bên thắng cuộc" hãy nhìn lại mình.
Không gì tốt hơn và hiệu nghiệm bằng một lời xin lỗi với những gì đã qua và hành động thực tế của chính quyền với việc trân trọng những giá trị lịch sử, tôn trọng lý tưởng và giá trị Tự do, Dân chủ thực sự mà họ và toàn dân VN đang khát khao, đối xử bình đẳng với người dân trong chế độ VNCH cũ như dân Bắc Việt, xóa bỏ rào cản lý lịch trong việc xét tuyển hay di trú. Thả những tù nhân lương tâm chỉ vì yêu nước, thương dân mà đấu tranh thì mọi "thế lực thù địch" sẽ tự động tan rã.

Đừng trách chính quyền các tiểu bang của Mỹ ra nghị quyết cấm cờ đỏ trên lãnh địa của những người yêu chuộng Tự do, Công lý. Họ đang thực thi ý nguyện của công dân họ yêu cẩu. Đó là lòng dân.
Hãy hiểu, thông cảm, chia sẻ và biết tin vào lòng nhân, tính thiện của dân VN thì mới có thể hoà giải và hòa hợp dân tộc, để cùng chống ngoại xâm và cùng vươn tới tương lai.
TSB 30.01.017
BBC Bùi Văn Phú Nhà báo tự do, gửi tới BBC Tiếng Việt từ San Jose 25-1-2017 Biết tin Hội đồng Thành phố San Jose sẽ biểu quyết cấm cờ đỏ sao vàng, tôi có hỏi…
ANHBASAM.WORDPRESS.COM

TẠI SAO BÀI HÁT LY RƯỢU MỪNG của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại từng bị cấm?



Bài hát Ly rượu mừng quá hay và ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi chúng ta cùng là con người được sinh ra trên đất mẹ Việt Nam, cớ sao chỉ một nhúm người của ĐCSVN lại tự cho mình cái quyền tước đoạt hoàn toàn quyền được sống LÀM NGƯỜI căn bản nhất của chúng ta?
Tại sao họ lại cấm đoán một bài hát thể hiện lòng yêu thương, khát vọng về một cuộc sống tự do, thanh bình, yên vui của nhân dân ta?

Tại sao họ lại có quyền tự cho phép mình nắm độc quyền lãnh đạo đất nước? Trong khi chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm là thuộc về toàn dân?

Tại sao chỉ ĐCSVN mới được quyền cho phép ai được hát cái gì, nói cái gì, viết cái gì? Nếu không làm theo ý họ, sẽ bị vu khống là "chống nhà nước nhân dân" và bị tống giam bất kể người đó là người yêu nước hay đã từng có công hoặc đã từng là lãnh đạo cao cấp trong chính quyền của họ?

Ai và tầng lớp nào mới được quyền ngồi lên đầu nhân dân để quyết định những điều trọng đại liên quan tới vận mệnh đất nước, dân tộc này?
Tại sao họ lại có quyền thâu tóm, quyết định lấy bao nhiêu quĩ đất và ở đâu của cha ông ta giao cho bọn TQ trong khi chúng đã và đang xâm chiếm biển, đảo, biên giới của ta?

Tại sao chỉ họ mới là tầng lớp được ăn trên, ngồi chốc thụ hưởng tất cả lợi nhuận từ tài nguyên của đất nước, của dân tộc?
Có lẽ đó là lỗi tại chính chúng ta, vì chúng ta đã câm lặng, mặc nhiên thừa nhận để cho ĐCSVN cướp lấy toàn bộ công lao của cả dân tộc này, tự tô son coi đó là công của ĐCSVN đã dẫn dắt nhân dân đi tới thành công. Nhưng chúng ta không tự hiểu rằng, không có chúng ta, những người dân thường thắt lưng buộc bụng, tận tâm, tận sức, không tiếc máu xương để góp phần dành chiến thắng lớn cho công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước và góp phần xây dựng Tổ quốc, thì ĐCSVN đâu có được ngày hôm nay?

Chính chúng ta chứ không ai khác mới là những người có quyền điều phối đất nước và thụ hưởng thành quả của nền độc lập, tự do ngày hôm nay.

Cũng chính chúng ta chứ không ai hết sẽ là người có thể chung sức đồng lòng xây dựng cho đất nước mình phát triển, vươn tới tương lai tươi sáng hơn.

Chính chúng ta, những người dân thường sẵn lòng hiến tặng những đứa con được chắt chiu từ máu xương của chúng ta, cho chúng vào quân đội để bảo vệ Tổ quốc và vào công an để bảo vệ dân, bảo vệ sự yên bình cho quê hương, mới là người có công lớn nhất và có quyền quyết định vận mệnh đất nước này.

Lãnh đạo đất nước phải là những người thực tài do chính chúng ta lựa chọn và bầu lên, đại diện cho quyền lợi chính đáng của chúng ta, chứ không phải do một đảng phái nào đó cướp quyền dân rồi tự chia nhau quyền cưỡi cổ dân muốn làm gì thì làm như ĐCSVN đang làm hiện nay.

Hãy can đảm lên tiếng vì Tự do, Dân chủ, Công bằng, Bác ái cho Việt Nam.

Sonntag, 29. Januar 2017

THỜI CỦA MẸ

Xúc động trước lá thư của mẹ Như Quỳnh gửi cho con gái trong tù, TSB đã viết bài thơ này kèm lá thư gửi bạn đọc để chúng ta thấy, dưới chế độ VNCH, người dân đã sống như thế nào. Họ có quyền biểu tình đòi công lý ra sao và tất cả mọi người đều vì tình yêu thương, nhân ái mà sẵn sàng can thiệp khi thấy trái ngang, cùng chia sẻ khi hoạn nạn ra sao và ai cũng quan tâm tới chính trị và sẵn sàng dấn thân đấu tranh cho lẽ phải, công lý chứ không giống bây giờ.

Mẹ và hai con blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: internet.

Thời của mẹ
Xuống đường đấu tranh cho lẽ phải
Là trách nhiệm công dân khi ngang trái dội xuống đầu dân
Thời của mẹ
Mỗi thanh niên, học sinh đều biết mình phải cần
Vì công lý, sẵn sàng xả thân can thiệp
Thời của mẹ
Người nghèo hay yếu hơn mà bị ai ăn hiếp
Ai nhìn thấy cũng hào hiệp sắn tay
Chặn mọi hành vi trái đạo đó ngay
Dù chúng là côn đồ, công an hay lãnh đạo
Thời của mẹ kẻ nào làm láo
Tăng giá xăng, hoặc hủy hoại môi trường
Cậy có quyền, hành động nhiễu nhương
Dân rủ nhau xuống đường đòi công lý
Thời của mẹ ngày xưa là như thế
Dân chủ, tự do, chính quyền chẳng thể ngồi đẩu dân
Làng xóm yêu thương, giúp đỡ tận tâm
Khi hoạn nạn tất cả cùng góp phần chia sẻ
Từ nhà trường, Tôn giáo, đoàn thể
Đều hết lòng chẳng để ai thiệt thòi
Vui vẻ, tự nguyện dấn thân cùng đoàn kết xây đời
Vì nhân ái cho muôn người quyền sống
Thời của mẹ
Đuợc giúp người khác là hạnh phúc gieo nên hạt giống
Của tình yêu thương, niềm khát vọng yên bình
Thời của mẹ
Ai cũng muốn dấn thân, muốn được hy sinh
Cho dân, nước những gì mình đang có
Vì lẽ phải, mỗi người đều muốn được chứng tỏ
Truyền thống Việt Nam sáng rỡ tự ngàn năm
Yêu Tổ quốc, thương dân, quyết chống ngoại xâm
Không để cường quyền nhẫn tâm bán nước
Không để tham tàn thỏa sức ăn cướp
Không để gian manh, bạo ngược làm càn
Dẫu chịu tù đầy, dân không thể lầm than


Mẹ tự hào
Vì trái tim con chứa chan tình yêu nhân loại
Chúa đã ban cho con niềm tin mãi mãi
Hãy vững nhé con,
Kẻ thủ ác có ngày sẽ phải đền tội thôi
Những việc con làm tiếng thơm lưu tới muôn đời
Tin vào Chúa lòng lành mà đừng rời chân lý.


Tết Đinh Dậu .01.2017

Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Lạnh lắm phải không con?

Posted by adminbasam on 29/01/2017
28-1-2017
Blogger Mẹ Nấm cùng hai con. Ảnh: internet
Blogger Mẹ Nấm khi chưa bị bắt và hai con. Ảnh: internet
Mùng một năm Đinh Dậu (28-1-2017)
Giao thừa năm nay nhà mình trong lặng lẽ vì thiếu con. Đây là lần đầu tiên giao thừa gia đình mình vắng bóng con. Đúng giao thừa, vẫn mở toang cửa để đọc kinh đón tân niên như mọi năm, chỉ khác là mỗi mình mẹ ngồi đọc trong âm thầm. Bà ngoại bắt đầu lẫn từ ngày con bị còng tay dẫn đi. Bà luôn hỏi sao đến Tết rồi mà họ không cho con về … Rồi bà lại nhớ những ký ức đau thương của miền bắc mà tuổi thơ bà phải gánh chịu và cuộc trốn chạy hãi hùng vào Nam.
Con ơi, năm nay thời tiết thật khắc nghiệt phải không con, mưa gần hai tháng bây giờ lạnh buốt xương. Nơi con bị giam cầm sát núi, sương mù bao phủ lạnh thấu xương, nỗi nhớ gia đình hành hạ con khủng khiếp nhưng biết làm sao con ơi, cái giá mà gia đình chúng ta phải trả thật lớn lao khi lên tiếng đòi lại quyền làm người, nói lên sự thật, mong cuộc sống được công bằng hơn.
Cô P. đến thăm mẹ, khi về cô nói với mẹ, “Sai lầm của gia đình chúng ta là không biết sống với lũ”. Có thể cô P. đã đúng theo cách của cô ấy. Nhưng con của mẹ không có gì sai nếu chúng ta ở một xã hội bình thường, mọi công dân điều phải có bổn phận đóng góp vào xã hội để xã hội tiến triển hơn.
Mẹ đã được sinh ra ở một xã hội như thế, thời học sinh của mẹ cũng đã xuống đường, cũng đã từng đình công bãi thị vì giá xăng tăng làm ảnh hưởng đến đời sống mọi người… Thời của mẹ những ai tránh né sự bất công, không bênh vực kẻ yếu thì bị coi là những kẻ hèn nhát, bị coi thường. Thời của mẹ việc giúp đỡ người khác đó là chuyện bình thường khi chia sẻ với nhau những khó khăn của cuộc sống, mỗi lần hoạn nạn hay biến cố gì xảy ra, các trường học, đoàn thể, tôn giáo, họ tập trung giúp đỡ nhau một cách vui vẻ, tự nguyện, không ồn ào vì họ coi đó là bổn phận không phải ban phát…
Mẹ nhớ, cứ mỗi chiều thứ năm, lứa tuổi của mẹ tập trung ở đồi LaSalle các fre`res dẫn bọn mẹ đi xuống Xóm Bóng, nơi bây giờ họ đã giải tỏa làm đường, để cắt tóc rửa vết thương, tắm rửa cho các trẻ em làng chài này … Mỗi người đều thấy rất vui và hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác.
Con ơi, giúp đỡ người khác để tốt đẹp hơn là ý lực và sự đòi hỏi của người Công giáo. Cố lên con ơi, hãy bám chặt vào Thiên Chúa để Ngài luôn đồng hành, nâng đỡ, ủi an và che chở chúng ta trên con đường khổ giá này.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công cho những vị ân nhân đã đồng hành giúp đỡ chúng ta trong lúc gia đình chúng ta hoạn nạn. Gia đình chúng ta luôn tri ân và cầu nguyên cho họ nha con.

Freitag, 27. Januar 2017

TỰ HÀO VỀ CÁC CHỊ



Chị Trần Thị Nga với hai con nhỏ là bé Phú và bé Tài. Những đôi mắt ngây thơ này đã từng chứng kiến chế độ bạo tàn vô nhân tính săn đuổi, ngăn cản, giam lỏng, hăm dọa và đánh mẹ chúng tàn nhẫn đến gẫy chân. Giờ đây lại buộc chúng phải xa mẹ yêu trong cái tết "đoàn viên" khiến chúng bơ vơ. Sự tàn nhẫn này đã dấy lên lòng căm thù lũ độc ác không còn tính người của cái chế độ XHCN VN luôn tự khoe "tươi đẹp nhất nhất".

Xin kính phục những bà mẹ Việt Nam
Biết dấn thân gắng làm điều nhân nghĩa
Họ cũng yêu và thương con như thế
Cũng lo cho con từ giấc ngủ, bát cơm
Họ chỉ mong Tổ quốc sẽ đẹp hơn
Không bóng kẻ thù, không còn tham nhũng
Không bị lừa bịp, không phải chịu đựng
Được hưởng công bằng, sống đúng lương tâm
Họ dám phê phán chính sách sai lầm
Biết phía trước là giam cầm, bắt bớ
Không muốn dân mình biến thành đầy tớ
Của bọn ngoại xâm và lũ đê hèn
Rất thương con, họ vẫn dám đứng lên
Nói sự thật, đòi những quyền căn bản
Biết tù đầy, họ cũng không hề ngán
Dặn lại con, hãy tạm ở với bà
Dẫu mẹ bị bắt và đưa đi xa
Các con nhớ, vận nước nhà nguy biến

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai đứa con nhỏ.
Bloger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người hiền lành, đẩu tranh ôn hoà, có lý lẽ và nắm vững pháp luật. Chị là người kiên định đấu tranh đòi môi trường trong sạch và chính quyền minh bạch trong vụ Formosa xả độc giết biển. Chi theo sát, động viên và tư vấn về luật cho những người tranh đấu nên là cái gai trong mắt chính quyền. Họ đã vu khống chị tội "chống nhà nước" và bắt giam chị, mặc cho tình cảnh hai con nhỏ phải sống với bà.

Thù trong, giặc ngoài ngày càng lộ diện
Là công dân, phải dâng hiến sức mình
Mẹ theo tấm gương những người hy sinh
Chỉ muốn giữ yên bình cho dân tộc
Chống bọn gian, tham, coi dân quá ngốc
Cưỡi cổ, bóp hầu, chuyên móc họng dân
Cướp hết tất cả, mọi thứ chúng cần
Đất đai, nhà cửa, quyền dân được sống....


Hình ảnh chị Nga bị bọn CA giả dạng côn đồ dùng tuýp sắt đánh chị đến gẫy chân trước mặt hai đứa con chị, khiến chị phải nằm viện

Chúng đánh chị bằng những thanh sắt ống
Ngay trước mặt con, giống lũ bạo tàn
Ác hơn Hítler, đặc biệt dã man
Chúng đổ mắm tôm chẩy tràn mặt bé
Hắt dầu nhớt, sơn mầu bẩn chưa kể
Rải tờ rơi đe không để chị yên
Vây chặn trơ trẽn, hành dân vì tiền
Lũ bán nước hiện nguyên hình quỉ dữ.

Chị Trần Thị Nga người phụ nữ can đảm luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi cùng với những nhà đấu tranh cho Nhân quyền để đòi quyền sống cho dân. Những gì chị nói đều là sự thật trần trụi, thô thiển, nên lũ côn đồ căm tức chị. Chúng tìm mọi cách nhơ bẩn, hèn hạ nhất để đe dọa, hành hung, ngăn chặn chị, nhưng không làm chị nhụt trí. Khi bị bắt, chị kiêu hãnh ngẩng cao đầu trước những kẻ tàn độc đã cố tình bắt giam chị trước tết để chia cắt, hành hạ tình mẫu tử của mẹ con chị. Gương sáng của chị tiếp thêm sức mạnh cho những người đấu tranh cho lẽ phải, công lý tại VN và khắp năm châu.

Hàng chục thằng bắt người mẹ trung thực
Ngẩng cao đầu chị vững bước chẳng hèn
Vì lẽ phải cho đất nước được yên
Chị biết mình thắng cường quyền tàn ác.


Tiếng Sóng Biển 26.01.2017

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu. Getty Images

Chị Nguyễn Thị Minh Thúy cũng có hai đứa con nhỏ, nhưng dám dấn thân cùng Bloger Anh ba sam Nguyễn Hữu Vinh làm báo nói lên sự thật thối nát của chế độ nên bị nhà cầm quyền qui tội "chống chính quyền" bỏ tù.

Bùi Thị Minh Hằng đã la hét các khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội và tháng 7 năm 2011 vừa qua. Ảnh: AFP/Getty Images

Chị Bùi Minh Hằng là một người luôn đi đầu trong phong trào chống TQ và giúp đỡ dân oan, bị nhà cầm quyền VN giăng bẫy vu khống 2 chuyện hai xe máy đi dàn hàng 3 làm cản trở giao thông. Khi chị cãi lại, thì bị kết tội "Gây rối trật tự trị an" để tống giam.



Chị Cấn Thị Thêu người nữ anh hùng kiên trung của dân oan Dương Nội. Chỉ vì chị quyết không chịu nhận giá bồi thường rẻ mạt để tạo điều kiện cho lũ quan tham nhũng vơ vét hết tài sản quốc gia làm giầu. Cùng nhân dân Dương Nội kiên trì giữ đất quê hương nên bị chính quyền vu khống, hai lền bắt giam vô cớ. Hiện vẫn đang trong ngục tù CS.

Bild könnte enthalten: 1 Person, Hut

Chị Ngọc Anh dân oan miền Nam cũng là người phụ nữ kiên cường đã và đang cùng dân oan mọi miền đòi công lý. Chị cũng đã từng bị đánh đập, hành hạ tàn nhẫn, nhưng lẽ phải và sự thật giúp chi đứng vững trước bạo quyền.

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhận hoa của người thân và bạn bè gởi đến mừng cô được trả tự do
Chị Đỗ Thị Minh Hạnh, người phụ nữ vì quyền lợi của công nhân mà đấu tranh bị chính quyền vu khống bắt giam, nhưng chi vẫn vững vàng ý chí. Ra tù vẫn hoạt động tích cực vì quyền lợi của người dân.


Mệt biển người tham gia biểu tình trước thủ phủ của Formosa Hà Tĩnh đòi đuổi Formosa vì tộc ác xả độc giết biển, hại hàng triệu dân miền Trung thất nghiệp, không còn đường sống.

Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn xuống đường tuần hành phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo)

Hàng ngàn công nhân Sài gòn xuống đường phản đối luệt Bảo hiểm xã hội mới tước đoạt quyền lợi của họ

danoan

Dân oan các nơi kêu cứu

danoan

Những bài TSB họa với anh Lý Đức Quỳnh

TỰ TÌNH KHÚC (Bài mời)

Anh biết rằng anh kẻ bất tài
Bút mòn lận đận giữa trần ai
Nào mơ xuân thắm bừng hoa cỏ
Chẳng mộng vườn yêu sánh gót hài
Ghép chữ thơ ca tìm chỗ tựa
Đan tình bóng dáng thế bờ vai
Tường vân đón gió đời êm ả
Vậy nhé ơi em,ước vọng dài…
Lý Đức Quỳnh



KHÚC TÌNH THI (Bài họa)

Gửi về nơi ấy chút hương nhài
Một góc hồn thơ giữ bóng ai
Xao xuyến ngắm thu vàng lá đổ
Nhớ người thi sĩ chốn xa hoài
Đem lòng dệt mộng tình thân tựa
Ước nguyện trùng phùng vai sánh vai
Mơ sống yên bình, không hối hả
Đan tay quấn quýt tháng năm dài

Tiếng sóng Biển


KHÚC MỘNG TÌNH (Bài họa)

Ngắm Thu nhuộm sắc nao lòng hoài
Mòn mỏi phương trời chờ bóng ai
Hơi lạnh khiến cây vàng lá đỏ
Ước  vòng tay ấm ủ đêm dài
Mảnh mai vóc liễu không nơi tựa
Mơ gặp người thương cùng sánh vai
Hiểu ý, đan tay trao tất cả
Đường đời chung bước, nhẹ gót hài.

Tiếng Sóng Biển 06.10.2016



SẦU ĐÔNG (Bài mời)

Tình chia độ ấy cuối ngày đông
Mắt dõi buồn theo lãng gót bồng
Nhớ cuộn mây ngàn trôi bất tận
Thương về bến cũ níu hoài không
Mơ còn thắm hẹn thêu ngời nắng
Mộng đã phai chờ rụng úa bông
Ký ức đeo sầu lên bóng cổ
Và u ám cả thoáng mai hồng !
Lý Đức Quỳnh

HY VỌNG (Bài họa)

Buổi ấy xa anh chiều cuối đông
Bâng khuâng tựa cửa ngắm mây bồng
Tiếc cho những tháng năm kề cận
Chẳng biết trăng giờ còn khuyết không?
Tình biển vẫn đầy con sóng trắng
Đêm đêm dào dạt nỗi chờ mong
Đón mùa xuân mới chim làm tổ
Cho thắm môi em một sắc hồng


Tiếng Sóng Biển

Chùm thơ họa cùng bè bạn



DUYÊN TÌNH
(Họa bài “Kỷ niệm ngày siêu trăng” của Mai Bác Sĩ)

Đêm ngắm vầng trăng tỏa rạng ngời
Tâm hồn xao xuyến sóng đầy vơi
Phập phồng biển khát mong chàng tới
Dịu cõi lòng em thỏa nguyện đời
Cho bõ tháng ngày ta ngóng đợi
Vòng tay quấn quýt ngát hương trời
Trăm năm ước hẹn người yêu hỡi
Duyên kết cùng nhau mộng lả lơi


Tiếng Sóng Biển 17.11.2016


Ta say
“....Ta say ta vẫn là ta
Vẫn yêu vẫn ghét vẫn là thế thôi.”
Khúc Ban chiều

Ta say chao đảo đất trời
Cười lên ngạo nghễ trước lời dối gian
Ta say cạn chén hương ngàn
Nghe đời xảo biện, vẫn tan nát lòng
Ta buồn tình đó như không
Trăng tà héo uá, trời trong cũng thừa
Ta say nước mắt tưởng mưa
Ngửa tay đón vạt gió lùa qua đây
Ta bước loạng choạng ngất ngây
Ngỡ là quên hết những ngày đã qua
Ta muốn sống thật như ta
Mà sao không thể, thành ra kẻ hèn?
Ta đâu cần những lời khen?
Khinh lũ xu nịnh, chẳng thèm lợi danh
Làm ngơ giả điếc, không đành
Nên mới nổi sóng biển xanh tảo trừng.

Tiếng Sóng Biển 03.12.2016


TÌNH ĐÔNG (Bài mời)

Chợt nhớ nhung nhiều dĩ vãng xưa
Mênh mang kỷ niệm dưới hiên dừa
Âm thầm em vẫn về trong nắng
Lặng lẽ anh còn đứng dưới mưa
Những lúc mong chờ bên cửa sổ
Bao lần hoài vọng chốn song thưa
Đông sang rét mướt hồn thi lữ
Lãng khách đêm trường mỏi gót chưa ?
Tường Vân

ĐÃ XA  (Bài họa)

Chỉ mới rời tay, tình đã xưa
Níu làm chi nữa, khóc bằng thừa
Ngậm ngùi tiếc nuối lòng cay đắng
Lệ đẫm bờ mi, đời ướt mưa
Thần tượng lâu nay bỗng sụp đổ
Trăng tan từng mảnh trước song thưa
Buồn ôm gối chiếc  thương lữ thứ 
Hy vọng chẳng còn, giấc tỉnh chưa?

Tiếng Sóng Biển 06.10.2016