Làn sóng tỵ nạn khủng khiếp đang tràn vào nước Đức
Những người tị nạn trước nhà ga ở Budapest hô lớn “Nước Đức cứu chúng tôi” – Ảnh: Newsweek
Chỉ vì mặc cảm kỳ thị chủng tộc thời Hitler, lại thêm đang là nước đứng đầu lãnh đạo Châu Âu, nước Đức đã sai lầm khi quyết định mở cửa đón nhận người tị nạn Syria, mà không cố gắng tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn, vừa giúp được họ, vừa đỡ khổ dân mình, đỡ khổ cả các nước trong khối Cộng đồng chung Châu Âu phải chia sẻ gánh nặng với nước Đức.
Cái danh "Lương tâm của Châu Âu" có thể sẽ hất bà Merkel ra khỏi ghế Thủ Tướng của mình trong nhiệm kỳ tới, bởi sự phẫn nộ của dân Đức trước làn sóng người tị nạn đang làm cho xã hội Đức trở nên hỗn loạn.
Bài viết sau cho thấy: Nếu vì danh "Nhân đạo" nước Đức và bà Merkel đều phải trả giá đắt, vì chính quyền từ dân bầu ra mà không làm theo ý dân, khiến các cuôc biểu tình phản đối xảy ra triền miên. Các cuộc đốt cháy nhà mà chính quyền chuẩn bị đón tị nạn vào ở đã tăng lên tới con số trên 200 vụ.
Những nhận định về khủng
hoảng tị nạn hiện nay tại Đức
Sai lầm của chính phủ Đức:
-
Ra quyết định đón nhận người tị nạn.
-
Thay vì lập riêng trại tị nạn xa vùng dân cư và
hạn chế họ tự do đi lại. Phân loại tị nạn chiến tranh rồi buộc họ
phải học khóa học tiếng và hội nhập tại chỗ, sau khi họ thực sự
thấm nhuần phong tục tập quán và luật pháp, mới cho họ vào sống
cùng dân.
-
Riêng tị nạn kinh tế phải trục xuất ngay, mà không
cần cứu xét. Vì tỵ nạn kinh tế, sẽ vì mục đích làm kinh tế, sẵn
sàng làm bắt cứ điều gì, kể cả giết người, cốt là có tiền, để
gửi về quê hương họ.
-
Chính quyền Đức vì ngại tiếng “vi phạm nhân quyền”
nên cho tất cả sống chung với dân, mặc họ tự do đi lại và thời gian
cứu xét quá lâu, tạo điều kiện cho họ làm chui, ăn cắp, buôn lậu,
tham gia trồng cần sa.... phá hoại nền kinh tế Đức.
-
Thay vì phát đồ ăn, vật dụng vừa đủ cho họ một
cuộc sống tạm, chính phủ lại cấp tiền cho họ, mặc dù không nhiều
cũng đủ để họ gửi về nước giúp gia đình, nên khiến họ truyền tin
cho nhau tìm cách di dân, do đó làn sóng tị nạn tràn sang Đức ngày
càng ồ ạt hơn.
Những câu hỏi về làn sóng người
tị nạn:
-
Tại sao đại đa số người chạy trốn chiến tranh lại
là những đàn ông, thanh niên khoẻ mạnh độc thân, chứ không phải là
đàn bà, con trẻ?
-
Tại sao họ có số tiền lớn, bằng tài sản cả đời
họ tích cóp như thế, để nộp cho đường dây đưa họ ra nước ngoài? Trong
khi với số tiền đó, họ có thể di tản sang vùng xa chiến sự làm ăn
và phát triển tốt? Có đúng họ chỉ lánh nạn chiến tranh hay mục
đích chủ yếu là làm kinh tế?
-
Nếu chạy trốn chiến tranh để bảo toàn mạng sống,
tại sao họ lại kiên quyết chọn những nước phát triển có điều kiện
bậc nhất Châu Âu như Đức, Pháp, Anh...rất xa với quê hương họ để đến?
Mà không dừng lại ngay tại đâu đó gần nước họ chờ yên tiếng súng
rồi quay về xây dựng lại quê hương?
-
Liệu đây có phải là mục đích của những kẻ gây
chiến, chúng thu tiền của những người muốn ra đi để nuôi quân khủng
bố và nhân đó, gửi quân trà trộn vào đám tị nạn, hội nhập sâu vào
xã hội các nước phát triển, sau này tìm cách đánh bom khủng bố có
hiệu quả nhất ngay trong lòng các nước để tạo khủng hoảng như vụ
tháp đôi tại Mỹ, vụ ga xe lửa tại Tây Ban Nha, và vụ đánh bom xe buýt
ở Anh chăng?
Câu trả lời tương đối rõ ràng:
Câu trả lời tương đối rõ ràng:
-
Chắc chắn những người ra đi toàn là người khá
giả, mới có tiền trả cho cuộc hành trình dài như thế để tìm đến
các nước phát triển.
-
Những người ra đi toàn là tráng đinh mới có đủ sức
vượt đường xa để tới đích họ muốn, và có sức khỏe để bằng mọi
giá kiếm tiền nhanh nhất trả nợ và cứu giúp gia đình làm giầu trên
quê hương của họ. Vì vậy, họ chỉ muốn đến các nước thực sự giầu
có. Trong đó Đức là địa chỉ mà họ yêu thích.
-
Chắc chắn trong số những người này có quân cảm
tử của ISIS, và đích nhắm của họ là khống chế các nước giầu can
thiệp vào chiến dịch xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” tàn bạo theo ý
họ bằng thực hiện những vụ khủng bố lớn ngay tại các nước có tiềm
lực kinh tế mạnh nhất Châu Âu và Mỹ.
-
Tất nhiên để thụ hưởng được qui chế tị nạn tại
Đức, họ sẵn sàng đóng giả, kể cả việc dùng giấy tờ giả từ đất
nước họ và kể những hoàn cảnh thảm thương nhất, để lay động lòng
trắc ẩn của những nhân viên làm công tác di trú, hội nhập.
-
Hẩu hết những người tị nạn kinh tế sang Đức đều
có thân nhân hay người quen giúp đỡ kiếm được việc làm và nhanh chóng
có tiền chuyển về quê hương.
Hậu quả mà người dân Đức
phải gánh chịu:
-
Người tị nạn không chịu học tiếng Đức, không chịu
học khoá học về văn hóa, pháp luật để hội nhập vào Đức, mà họ
mang nguyên nền văn hóa sơ khai và cổ hủ vào nước Đức và muốn sống
như khi ở quê hương họ, làm cho dân chúng bức xúc, khó chịu.
-
Nạn ăn cắp đồ trong các cửa hàng, siêu thị tăng
mạnh. Nạn làm chui, buôn lậu khiến chi phí cho lực lượng kiểm tra tăng
theo. Nạn côn đồ, đánh nhau, bất ổn xã hội xảy ra giữa những người
tị nạn với nhau và giữa người tị nạn với dân sở tại như cơm bữa.
-
Nguy cơ bị đánh bom khủng bố ngay trong lòng nước Đức
bất cứ lúc nào tăng cao
-
Chi phí cho bảo hiểm an sinh xã hội cũng tăng vọt,
bởi người tị nạn rất thích đi khám, xin thuốc để gửi về cho thân
nhân ở nhà.
-
An toàn xã hội khó kiểm soát, khiến cuộc sống
thường nhật của dân chúng sở tại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người lánh nạn bây giờ từ các nước tìm tới Đức hầu hết là đàn ông, trai tran khỏe mạnh
Người lánh nạn bây giờ từ các nước tìm tới Đức hầu hết là đàn ông, trai tran khỏe mạnh
Ý kiến của dân Đức:
-
Thay vì đón nhận người tỵ nạn, các nước nên cấp
tiền cho Cao ủy LHQ về người tỵ nạn thành lập các trại tỵ nạn thật
xa vùng chiến sự ngay trên chính đất nước họ, chu cấp cho họ để họ
tự trồng trọt, chăn nuôi mà sinh sống, sẽ hạn chế được tử vong trên
cuộc hành trình di tản xa xôi. Vì tị nạn chiến tranh chỉ cần an
toàn, hoàn toàn khác với tỵ nạn bị chính phủ mới đàn áp sau cuộc
chiến như ở Việt Nam trước đây.
-
Cử các nhân viên xã hội, các nhóm tình nguyện
viên tới quản lý, giúp đỡ họ định cư.
-
Trả lương cho các giáo viên, nhân viên nước sở tại
tới giảng dậy, lập xưởng sản xuất đồ tiêu dùng, tự cung tự cấp cho
chính họ. Thành lập các lớp để trẻ em có thể tiếp tục học.
-
Đàn ông, con trai khỏe mạnh nếu không tham gia sản
xuất, phải đầu quân, để chiến đấu bảo vệ chính các khu tị nạn này
và đất nước họ.
Kết luận:
Tôi thiết nghĩ, nếu các nước mạnh dạn hủy
bỏ qui chế đón nhận tị nạn, khép chặt kiểm soát, trục xuất ngay
những người tị nạn kinh tế và những thanh niên khỏe mạnh về nước để
chiến đấu bảo vệ chính nước họ, thì sẽ giảm thiểu ngay lập tức
làn sóng tị nạn ồ ạt như hiện nay. Đồng thời hạn chế đựợc số
người phải chết dọc đường trong khi di tản quá xa như vậy.
Nếu không, mọi giá trị trật tự xã hội mà
các nước phát triển dày công xây dựng bao nhiêu năm sẽ bị hủy hoại
hết. Náo loạn xã hội ngày một tăng cao, lòng dân ngày càng phẫn nộ
sẽ dẫn tới bất ổn ngay trong lòng các nước Dân chủ, Tự do này. Chưa
nói tới nguy cơ nếu ISIS trà trộn vào để làm kinh tế nuôi đồng bọn
và sẵn sàng làm nổ tung nước Đức bất cứ lúc nào.
Tất nhiên trong số người VN Hợp tác lao động ở lại, không ít doanh nhân trí thức hiểu được vấn đề, cũng hội nhập thực sự vào XH này và đóng góp cho nước Đức không nhỏ. Vì vậy, từ chỗ kỳ thị, dần dần người Đức cũng phân biệt ra 3 loại người VN: Thuyền Nhân thì miễn chê. Người HTLĐ thì chấp nhận. Còn những người "tị nạn" kinh tế hay "ăn theo" thì.... là công dân hạng 2, vì họ đến nước Đức chỉ vì chạy trốn sự đói nghèo trên quê hương họ mà thôi. Những người này đặt mục đích kiếm tiền lên trên cả tính người, nên chẳng biết ơn, cũng không có trách nhiệm gì với đất nước đang cưu mang họ. Họ sống tùy tiện và chẳng bao giờ tham gia đóng góp gì cho đất nước này.
Sự khác biệt giữa người tị nạn chính trị và
lánh nạn chiến tranh
Những "Thuyền Nhân" Việt Nam đang chờ được cứu vớt, trong đó có cả những em bé mới 2 hay 3 tuổi.
Những Thuyền nhân phải bỏ nước ra
đi những năm 70 và 80 vì không chịu nổi cảnh kìm kẹp của chế độ CS
tại VN, khi ra nước ngoài, họ học tiếng và hội nhập ngay vào đất
nước đã cưu mang mình. Họ luôn biết ơn nên cố gắng làm tất cả để xây
dưng tương lai và đóng góp phần công sức của mình cho quê hương thứ hai
này của họ, vì họ biết rằng con đường quay trở lại còn xa lắm. Có
khi hết cả cuộc đời, vì sự kỳ thị của chế độ mà họ từ bỏ.
Nước Đức trước kia đã dang tay cưu
mang những tị nạn chính trị VN vượt biển, còn gọi là “Thuyền Nhân”
này, mà không xảy ra bất cứ vấn đề gì lớn. Vì họ hội nhập ngay,
không ăn cắp, không buôn lậu, hay làm chui.
Song khi nước Đức nhân đạo chấp
nhận cho số Lao động hợp tác của thời DDR ở lại, bao nhiêu vấn đề
nẩy sinh: Buôn lậu thuốc lá, làm chui, ăn cắp, và làm giả giấy tờ,
cưới giả, nhận con giả, để đưa hàng chục ngàn người vào Đức. Từ đó
họ tranh giành nhau chỗ bán thuốc lá, lập đảng trấn lột, bắt các
chủ cửa hàng khá giả nộp tiền bảo kê, rồi bắn giết lẫn nhau....
Bây giờ thì lại nạn "trồng
cỏ" lan tràn gây rối loạn và bất ổn cho đất nước đã cưu mang
họ. Họ chẳng biết ơn cưu mang của nước Đức. Họ cho rằng nước Đức
PHẢI cho họ ở lại do biến cố bức tường Berlin sụp đổ và phải giúp
đỡ họ, nên họ không yêu đất nước này, không có trách nhiệm với đất
nước này. Họ chỉ nhăm nhăm kiếm tiền bằng mọi giá, và khai lậu thuế
để nhanh như có thể gửi tiền về VN mua đất, xây nhà, hay buôn bán làm
giầu, chờ khi đủ đầy sẽ về hẳn VN. Vì vậy, họ sợ "đụng
chạm" tới chính trị, không dám lên tiếng bênh vực lẽ phải, họ
cung kính và nịnh bợ nhân viên lãnh sự quán, đơn giản vì họ sợ bị chính
quyền trả thù thân nhân của họ hay khi họ trở về sống ở VN sau này.
Do đó, họ thờ ơ với cả nước Đức,
lẫn quê hương của họ. Họ sống có khi 20, 30 năm tại đây, nhưng tiếng
Đức nói không sõi, không biết phong tục, tập quán Đức, không thích
quan hệ với người Đức. Họ luôn chỉ là kẻ sống nhờ trên đất nước
này, nên cũng chẳng có trách nhiệm gì.
Còn người tị nạn chiến tranh sắc tộc, thực chất chỉ là người lánh nạn tạm thời, vì chiến tranh nên khác hoàn toàn với người tị nạn chính trị. Họ cũng không nghĩ rằng họ sẽ ở lại đó lâu dài, và chắc chắn khi đất nước hết chiến tranh, họ cũng phải trở về, nên không muốn học tiếng vì "mất thời gian", không muốn hội nhập, vì "tôn giáo họ có những ràng buộc khác". Họ chỉ muốn tranh thủ kiếm tiền, nên đi tới đâu là ngó nghiêng, ăn cắp tới đó, chưa kể buôn lậu thuốc phiện, làm chui.....
Còn người tị nạn chiến tranh sắc tộc, thực chất chỉ là người lánh nạn tạm thời, vì chiến tranh nên khác hoàn toàn với người tị nạn chính trị. Họ cũng không nghĩ rằng họ sẽ ở lại đó lâu dài, và chắc chắn khi đất nước hết chiến tranh, họ cũng phải trở về, nên không muốn học tiếng vì "mất thời gian", không muốn hội nhập, vì "tôn giáo họ có những ràng buộc khác". Họ chỉ muốn tranh thủ kiếm tiền, nên đi tới đâu là ngó nghiêng, ăn cắp tới đó, chưa kể buôn lậu thuốc phiện, làm chui.....
Người Nam Tư tị nạn chiến tranh
trước kia cũng vậy. Họ ăn cắp, móc túi, cậy nhà dân lấy đồ, buôn
lậu, làm chui..... Còn người Nga thì cũng ăn cắp, trấn lột, cậy nhà
dân ấy tiền, những thứ quí giá và thành lập băng đảng trộm xe ô
tô....
Thế đó, họ hoàn tàn khác người Việt tị nạn CS trước kia!
Thế đó, họ hoàn tàn khác người Việt tị nạn CS trước kia!
Tất nhiên trong số người VN Hợp tác lao động ở lại, không ít doanh nhân trí thức hiểu được vấn đề, cũng hội nhập thực sự vào XH này và đóng góp cho nước Đức không nhỏ. Vì vậy, từ chỗ kỳ thị, dần dần người Đức cũng phân biệt ra 3 loại người VN: Thuyền Nhân thì miễn chê. Người HTLĐ thì chấp nhận. Còn những người "tị nạn" kinh tế hay "ăn theo" thì.... là công dân hạng 2, vì họ đến nước Đức chỉ vì chạy trốn sự đói nghèo trên quê hương họ mà thôi. Những người này đặt mục đích kiếm tiền lên trên cả tính người, nên chẳng biết ơn, cũng không có trách nhiệm gì với đất nước đang cưu mang họ. Họ sống tùy tiện và chẳng bao giờ tham gia đóng góp gì cho đất nước này.
Riêng thế hệ trẻ thứ 2 sinh ra và
lớn lên của Người Việt ở Đức, thì người Đức coi các cháu thuộc về
“tương lai của nước Đức”. Không hề có sự phân biệt đối xử. Cháu nào
giỏi, vẫn được tiếp nhận ngay vào những vị trí làm việc tốt, lương
cao. Còn cháu nào đi học nghề mà chăm chỉ, thực hiện đúng nội qui
của xí nghiệp cũng không bao giờ sợ mất việc.
Tất cả người nước ngoài nếu đã
nhận được giấy phép lưu trú tại Đức, đều được hưởng mọi quyền lợi
như công dân Đức, không hề bị phân biệt. Ngoại trừ quyền được bầu và
ứng cử vào tất cả các chức vụ của địa phương.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen