Seiten

Dienstag, 22. September 2015

Bài báo của chị Tạ Phong Tần, một trong những bài "phản động" của chị

Tại sao tôi ngưỡng mộ và nể phục chị Tạ Phong Tần? Mời các bạn đọc một trong số bài viêt́ bị qui là "Phản động" của người con gái kiên trinh này. Bài được đăng trên trang Công Lý và Sự thật. Tôi tin gần 90 triệu dân VN, kể cả đảng viên CS, nếu có lòng với Tổ quốc, đều đồng ý với những gì chị viết.
Vậy mà họ giam chị với mức án 10 năm tù vì tội "Chống phá nhà nước"??? Chính vì cái án của bọn tham nhũng, độc tài nhằm bịt miệng những người hiểu biết, để tiếp tục lừa nhân dân VN chui vào cái thòng lọng cho chúng xiết, rồi rút máu chia nhau lợi nhuận. Không có một "cô công an" dám viết ra sự thật như chị, ai biết được những điều này?


http://taphongtan.blogspot.com/

Chống thói “đạo đức không thật”

“Đạo đức không thật” là nguy cơ đe dọa sự vững mạnh của Nhà nước XHCN:

Sự việc ông Lê Đức Thúy - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hai cán bộ lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội lợi dụng vị trí công tác để “xin mua nhà công vụ” trái quy định, vụ các quan chức kéo bè kết cánh “ăn đất” ở Đồ Sơn, lợi dụng chức vụ quyền hạn trù dập người tố cáo tham nhũng… là đề tài nóng bỏng gây bất bình trong xã hội, làm cho Thủ tướng Chính Phủ phải “thân chinh” “nhảy vào” chỉ đạo giải quyết mới tạm lắng. Sự kiện chưa kịp nguội thì nay lại bùng lên vụ Tổng cục Du lịch giao nhà công cho một số lãnh đạo Tổng cục trái với Quyết định của Thủ tướng (Tiền Phong-25/10/2006) và vụ một số quan chức tỉnh Bạc Liêu chia nhau xà xẻo 122 ha đất công làm cho người dân không khỏi đau lòng trước một niềm tin bị rạn vỡ, bị lung lay (Người Lao Động, 26/10/2006).


Những tấm gương liêm khiết, thanh bạch, giản dị của Bác Hồ, của cố Bí thư Trung ương Đảng Trần Kiên hình như bị người ta coi là quá khứ lạc hậu, hay việc từ chối không nhận nhà to hơn nhà cũ vì “đã đủ tiêu chuẩn rồi” của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là giáo điều nên không được người ta làm theo; mà thay vào đó, xã hội lại có không ít “quan tham cách mạng”, người tốt phải sợ thế lực của kẻ xấu; nếu ai đó bạo gan tố cáo tham nhũng, “nói thẳng nói thật” thì bị “bao vây”, trù dập “lên bờ xuống ruộng”. Dân gian đã tổng kết cái kinh nghiệm cay đắng này thành câu “đấu tranh thì tránh đâu?”. Cựu Đại tá Công an Đinh Đình Phú- người được dân chúng tôn vinh là “anh hùng chống tham nhũng” đời nay, trước khi chiến thắng cái xấu, ông cũng bị không ít đắng cay tủi nhục, thậm chí vu vạ ông “phản Đảng”, suýt bị khai trừ ra khỏi Đảng. May mắn là ông Phú có cái kinh nghiệm điều tra thu thập chứng cứ của một người từng công tác trong ngành Công An, ông là Đảng viên về hưu, ông được sự ủng hộ của lãnh đạo cấp Trung ương, con đường từ Hải Phòng lên Hà Nội để gặp lãnh đạo Trung ương không xa mấy nên không tốn nhiều chi phí đi lại… nên cuối cùng, sau nhiều gian khổ ông Phú đã chiến thắng; nhưng nếu những người tốt khác mà không có những cái lợi thế như ông Phú thì khi đấu tranh sẽ ra sao?
Tôi thật bất ngờ khi trong danh sách 67 “cán bộ đại gia” xà xẻo 122 ha đất công ở Bạc Liêu thì bà Võ Thị Tiếng-vợ ông Trương Minh Chiến - Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Bạc Liêu cũng có xí phần. Ông Chiến là người thường xuyên đăng đàn giảng bài về Nghị quyết của Đảng, về đạo đức cách mạng, về tinh thần “cán bộ là đầy tớ nhân dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”… cho toàn thể cán bộ công chức tỉnh Bạc Liêu nghe. Trong lòng tôi, ông là người rất đáng kính trọng, lời ông nói ra là “khuôn vàng thước ngọc” để lớp trẻ noi theo. Đùng một cái, báo chí phát hiện một sự thật quá phũ phàng bấy lâu nay được che đậy bằng những lời đạo đức hoa mỹ làm cho tôi choáng váng, nói như ông Trần Quốc Thuận (Phó Văn Phòng Quốc Hội) thì phải gọi bằng cụm từ “đạo đức không thật” (Báo Pháp Luật Tp.HCM). Cái đáng sợ không phải là vài hec-ta đất công, vài căn nhà công vụ bị mất; mà cái đáng sợ nhất là người ngay không dám tố cáo kẻ gian vì “vàng thau lẫn lộn”, không biết ai đạo đức thật đáng tin tưởng để “chọn mặt gởi vàng” và ai “đạo đức không thật”; tố cáo nhầm chổ thì chẳng khác nào “trao duyên nhằm tướng cướp”, tự mình đưa cổ mình cho người khác “cứa”. Người tốt lại phải bán tín bán nghi mỗi khi nghe có ai đó hô hào vì nước vì dân, chống tiêu cực, tham nhũng… Cái tác hại lớn nhất, nguy hiểm nhất của thói “đạo đức không thật”, lời nói không đi đôi với việc làm này làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào cán bộ lãnh đạo. Nhà nước XHCN Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, cán bộ Nhà nước là người đại diện cho Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý, điều hành xã hội. Vì vậy, dân không tin cán bộ, không ủng hộ cán bộ thì Nhà nước sẽ bị suy yếu; cán bộ không gần dân, không nghe dân thì Nhà nước không còn là Nhà nước của dân nữa.
Một thực tế không thể chối cãi là người bị tố cáo, người bị chỉ ra những việc làm sai luôn luôn là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Đảng và Nhà nước nên khi bị vạch mặt thì họ một là mượn tay pháp luật để trấn áp, hai là lợi dụng chiêu bài “nguyên tắc Đảng”, “phản Đảng”, “phản động”… để trấn áp tinh thần “kẻ to gan” nhằm bịt mồm dư luận. Tố cáo kẻ xấu, chỉ ra cái xấu nhằm làm trong sạch xã hội, trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước nhưng kẻ xấu không bị điều tra, kiểm tra; ngược lại, chính người tố cáo, người nói thẳng lại bị điều tra, kiểm tra, vặn vẹo đủ điều. Tình trạng này làm cho không ít cán bộ cấp dưới không dám tin tưởng tuyệt đối vào cấp trên, không ít người dân không dám tin tưởng vào cán bộ; từ đó làm cho Đảng và chính quyền xa dân, đây mới thật sự là một nguy cơ đe dọa sự vững chắc của Nhà nước XHCN Việt Nam và Đảng cầm quyền.
“Đạo đức không thật” không phải chỉ đơn thuần là “miệng Nam Mô một bồ dao găm”; miệng hô hào chống tiêu cực, tham nhũng mà sau lưng thò tay nhận của bất chính; mà còn là hành vi ra vẻ thanh cao bàng quang đứng ngoài cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng của toàn xã hội, vì đó cũng là hành vi tiếp tay cho tiêu cực, tham nhũng, dân gian gọi đó là “ngậm miệng ăn tiền”. “Đạo đức không thật” còn là biểu hiện của việc tuy luôn nói lời tâm huyết vì nước vì dân nhưng mắt không dám nhìn vào sự thật, tai không dám nghe lời nói ngay thẳng thì cái tâm huyết vì nước vì dân ấy phỏng có thực hiện được hay chỉ là lời nói suông cho vui cửa miệng, hay chỉ để góp phần huyên náo trong phong trào chống tiêu cực, tham nhũng đang phát triển mạnh mẽ trong nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trung ương?


Củng cố lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước XHCN:


Chuyện xưa kể rằng: Họ Tử Xa có con lợn nái sắc đen tuyền đẻ một lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôi.
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc bàn rằng: “Thói thường, đồng chủng đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa nhau, mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vực, ghen ghét, coi người ta như cừu địch cả, thực là hẹp hòi đáng tiếc. Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau là lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng nòi giống, cùng tư tưởng, cùng chí hướng với mình, nhưng người ta là hạng quang minh chính đại, mình cũng nên có lòng thân yêu, có lượng cao cả để đối với người ta thì mới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhơn đạo. Nếu không thì tâm thuật lợn nái mất rồi!”.
Cho nên, làm lãnh đạo thì phải biết lắng nghe, cho dù đó là lời nói của người ngoài, cho dù đó là lời nói không êm tai; “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, phải dũng cảm nhìn nhận thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, hoàn thiện mình tốt hơn, xứng đáng với vị trí của mình hơn. Cán bộ lãnh đạo phải luôn luôn tâm niệm rằng mình là người được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thay mặt Đảng, thay mặt Nhà nước điều hành công việc của Đảng, của Nhà nước, phàm làm việc gì cũng phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nguyên tắc, Nghị quyết… của Đảng; chớ bản thân mình không phải là Đảng hay Nhà nước mà tự cho mình có quyền ra lệnh miệng theo ý thích của mình theo kiểu “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, “lợn nái cắn lợn con” vì “lợn con” khác “màu lông” với mình.
Gấp rút xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ cơ quan, tổ chức chính trị nào cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định; Nhà nước điều hành và quản lý xã hội bằng pháp luật một cách công khai, minh bạch. Xử lý sự việc phải tuân theo pháp luật và các quy định thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của cấp dưới không được trái với văn bản cấp trên; Nhà nước Việt Nam là thống nhất, Đảng Cộng Sản Việt Nam là thống nhất, các địa phương không được tự mình đẻ ra quy định riêng của mình theo kiểu cát cứ, lãnh chúa, tự trị… ngày xưa; làm cho người dân cảm thấy mình bị đối xử bất bình đẳng, bị hạn chế các quyền công dân mà Hiến pháp đã công nhận. Không nên vì có người chỉ ra cái sai của mình, nói trái ý mình mà vội chụp cho họ cái mũ “phản Đảng”, “phản động”, “phản bội Tổ quốc”, v.v…
Dân gian có câu “Chín người mười ý”, tức mọi người dù không hề có mâu thuẫn đối kháng gì với nhau nhưng cũng không bao giờ đạt được cái gọi là “thống nhất 100%”, nếu có thì chỉ là giả dối, “bằng mặt không bằng lòng”. Tất cả sự vật trên đời đều là tương đối, không có gì tuyệt đối, xã hội nào cũng có người giàu kẻ nghèo, cũng có bất công, bất bình đẳng. Đánh giá một hình thái kinh tế xã hội tiến bộ hay không tiến bộ thì chỉ căn cứ vào việc tầng lớp người nghèo chiếm đa số hay thiểu số, sự bất công, bất bình đẳng ít hơn hay nhiều hơn mà thôi; chớ không thể đòi hỏi có một xã hội không có người nghèo, không có bất công, tất cả đều bình đẳng tuyệt đối. Cũng như không thể có một xã hội mà mọi công dân đều có ý thích, suy nghĩ, nhận thức giống như nhau; điều quan trọng mà người lãnh đạo cần quan tâm là những thành viên xã hội khác nhau về tư tưởng ấy có hướng tới một mục đích chung là xây dựng đất nước trở nên hùng cường, giàu đẹp hay không. Người lãnh đạo cũng giống như người thuyền trưởng điều khiển, chỉ huy con tàu đi đúng hướng giữa biển khơi. Nếu người lãnh đạo mắt chỉ thích nhìn thấy cảnh tượng đẹp, tai chỉ thích nghe lời nói ngọt theo ý mình thì chẳng khác nào tự nguyện bị bưng tai, bịt mắt; một con tàu có người thuyền trưởng mắt không thấy, tai không nghe thì thử hỏi có thể chỉ huy con tàu cập bến bờ mong muốn được hay không?
Người xưa có câu: “Quân minh thần lương. Phụ từ tử hiếu” (Vua sáng mới có bề tôi ngay thẳng, giỏi giang; cha hiền mới có con hiếu). Vua u tối không bao giờ có bầy tôi giỏi, nếu có thì họ cũng treo ấn từ quan về vui thú điền viên vì không chịu nổi bọn xu nịnh a dua cận kề nhà vua. Cha mẹ lừa đảo, lưu manh sao có thể dạy dỗ con sống lương thiện, thẳng ngay. Cho nên, phải cương quyết chống thói “đạo đức không thật” của hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, lời nói phải đi đôi với việc làm, đã hứa điều gì thì phải cương quyết thực hiện đến cùng chớ không được hứa nhăng hứa cuội, hứa cho qua; vì như vậy sẽ làm mất lòng tin của dân, tạo nên một xã hội mà từ trên xuống dưới đều nói dối. Cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo phải treo gương liêm khiết, ngay thẳng, công bằng, sống trung thực, giản dị làm cho người dân ngưỡng mộ, kính phục, tự giác noi theo thì xã hội mới thật sự thái bình thịnh vượng.
Xử lý tiêu cực, tham nhũng phải thật sự nghiêm khắc, đúng pháp luật, chớ không được làm theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” như vụ án ở Đồ Sơn, không có tác dụng trấn áp, ngăn chận, phòng ngừa tham nhũng mà chỉ làm cho nhân dân thêm phẫn nộ và mất lòng tin vào bộ máy công quyền. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói cần phải xây dựng Luật phản biện xã hội, phải công khai, minh bạch: “Đã là chính trị thì phải danh chính ngôn thuận, không thể cứ cần trốn tránh thì chạy về bên Đảng”. Vị Tổng Thống tài ba đã vực dậy nước Nga bên bờ vực thẳm đứng lên ngang hàng các cường quốc thế giới, ông Vladimir Putin, nói: “Làm lãnh đạo không được hèn nhát”. Trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay, không có chổ cho những người lãnh đạo hèn nhát “nói một đường làm một nẻo”, bị phát hiện sai phạm thì quanh co đổ lỗi cho Đảng, cho cấp trên, cấp dưới, đổ lỗi khách quan, chủ quan, v.v…
Trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng cũng chỉ rõ tham nhũng là một trong số bốn nguy cơ đe dọa chế độ XHCN ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng, quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, mọi người ai ai cũng nhận thức rõ bộ mặt của tham nhũng; đó là chúng ta có yếu tố thuận lợi về mặt “thiên thời”. Ngày nay, trình độ dân trí nâng cao, mọi người hiểu biết và nắm chắc các quy định pháp luật hơn, biết lên án cái xấu và biết cách dùng công cụ pháp luật và các phương tiện thông tin đại chúng đấu tranh chống cái xấu; cán bộ - nhân dân chống tham nhũng (cho dù hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn) được sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cấp cao. “Công dân dũng cảm” Đinh Đình Phú vui mừng nói: “Cuộc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước sẽ thắng lợi dưới sự chỉ huy của vị Tổng tư lệnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Tổng Tư lệnh, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng...”; đó thuận lợi về mặt “địa lợi”. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng cùng chung một lý tưởng, một quyết tâm đoàn kết cùng nhau chống tiêu cực, tham nhũng để xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; đó là thuận lợi về mặt “nhân hòa”. Đạt được ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng sẽ thắng lợi, việc lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ở nước ta là điều không quá khó.

Tạ Phong Tần 14.11.2006

Truyền hình vệ tinh VOA 17/9/2015





Hãy nghe TQ công khai tuyên bố Biển Đông là "sân sau" của chúng, nên chúng thích làm gì thì làm. Trong khi lãnh đạo VN câm lặng vì sợ.

Họ cứ lấy lý do TQ là nước lớn, đông dân và mạnh hơn VN, nên VN phải "nhịn", mặc cho chúng chiếm đảo, rồi xây căn cứ trên đó nhằm khống chế toàn bộ vùng biển và vùng trời của VN.
Song lịch sử ngàn năm cha ông ta có bao giờ sợ TQ không? TQ có bao giờ nhỏ hơn VN không? Nhân dân ta, dân tộc ta có bao giờ chịu nhục như bây giờ không?
Chưa bao giờ ngư phủ của ta phải bỏ ngư trường truyền thống của mình vì TQ để phải trôi dạt, đánh bắt "nhầm" trên vùng biển của các nước khác, để rồi bị đốt tầu, thiệt mạng như bây giờ.
Ai bảo vệ dân tôi, khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh đã ký kết và chứng kiến buổi "phối hợp vớ́i TQ tuần tra biên giới" và nay cả "trên biển" của VN?
Việt Nam còn hay đã mất???
Sao chính phủ lại cấm nhân dân biểu tình chống TQ xâm lược? Xin đừng viện cớ "bạo động" nữa.
Bộ đôi, công an là lực lương phòng vệ đất nước, bảo vệ an toàn cho dân, mà sao các anh lại câm lặng khi Tổ quốc lâm nguy? Sao lại phối hợp với kẻ thù để cùng tuần tra chung trên biên giới và lãnh hải của VN? Sao lại cúi đầu làm công cụ cho giặc, đè bẹp ý chí chiến đấu chống kẻ thù của nhân dân ta? Sao để bọn côn đồ ăn tiền của đám quan tham làm tay sai cho TQ lộng hành đánh đập người yêu nước? Không có dân chống lưng, liệu ĐCSVN có chống nổi TQ không? Chắc họ biết là không thể y như bố con Hồ Quý Ly ngày nào nên mới sợ hãi im lặng đến vậy chứ?
Viết Nam "truyền thống anh hùng" đâu mất rồi??? Huhuhuhu

Samstag, 19. September 2015

Vì anh



Vì anh, em gắng đẹp thêm
Vì anh, em sẽ dịu hiền lắng nghe
Vì anh, em sợ bị chê
Vì anh, em gắng học nghề nấu ăn
Vì anh, em mới để dành
Mua thứ anh thích, sắm sanh trong nhà
Vì anh, em viết thơ, ca
Đôi khi giận dỗi để mà anh thương
Vì anh, dẫu cách đại dương
Trông chờ năm tháng vẫn vương tơ tình
Vì anh, em sống giữ mình
Nối dây ràng buộc, hy sinh thú đời
Vì anh, đôi lúc lệ rơi
Vì anh, mặt sáng rạng ngời như hoa
Vì anh, em vượt đường xa
Bên anh quấn quýt, cả nhà đều vui
Vì anh, trao hết một đời

Mong anh hiểu được, kết đôi chung tình.

TSB 20.09.2015

Yêu anh thật nhiều!



Vì em, anh chẳng tiếc chi
Anh biết em thích, cái gì cũng mua
Thương em biết mấy cho vừa
Lo em bị bệnh, nắng mưa trở trời
Sợ em buồn, thích em cười
Chờ em kiên nhẫn, chẳng rời được nhau
Quan tâm, không để em sầu
Lắng nghe em nói, góp câu chân tình
Dẫu em đâu được thật xinh
Tim anh dành chỉ một mình em thôi
Mặc cho ngày tháng vuột trôi
Tình anh đằm thắm chẳng vơi nồng nàn
Với em, anh chẳng dối gian
Không giận hay gắt, nhẹ nhàng nhắc yêu
Món em nấu, anh ăn nhiều
Khoe cái bụng bự, bao nhiêu cũng vừa
Em gọi, anh tới đón đưa
Dẫu xa hay lỡ trời mưa bất thường
Anh cười trông thật dễ thương
Bỏ hẹn với bạn, lên đường vì em
Giữ lời, anh thức hàng đêm
Muốn tăng bạn đọc, báo thêm tin, bài
Tình anh chung thủy chẳng phai
Dẫu em bị bệnh, mãi hoài yêu em
Vòng tay anh thật dịu êm
Mắt luôn say đắm, môi mềm gắn môi
Dẫu khó khăn chốn chợ đời
Vai anh điểm tựa, thảnh thơi lo gì?
Mặc cho kẻ xấu nói chi
Tin em, anh vẫn thương vì yêu em
Gặp cháu con, khăng khít thêm
Tình anh trăng sáng êm đềm như mơ
Yêu em, anh thích cả thơ
Trân trọng lưu giữ cho dù chẳng hay
Bạn em, anh bắt chặt tay
Mở lòng chân thật, tình đầy trao nhau
Không muốn nhìn thấy em sầu
Sợ lệ tuôn chẩy, mắt nâu ủ buồn
Nên anh chọc ghẹo em luôn
Tìm câu dí dỏm khơi nguồn niềm vui
Dù em vạn lỗi trong đời
Bỏ qua, anh cũng thảnh thơi an bình
Vì em, anh chịu hy sinh
Thú riêng, bè bạn.... đăng trình cùng em.

Càng hiểu anh, càng yêu thêm
Vầng trăng trong sáng giữa đêm rạng ngời
Xa nhau em gọi “Mình ơi”
Yêu mình, xin mãi một đời bên anh.


TSB 20.09.2015

Freitag, 11. September 2015

Bốn mùa em đợi



Em vẫn đợi anh đấy
Khi con nắng hạ thiêu cháy không gian
Khi bão giông đổ mưa xuống ngập tràn
Khi đêm đến mênh mang trong cô quạnh

Em vẫn đợi anh
Suốt mùa thu óng ánh
Bẩy sắc cầu vồng phong cảnh đẹp như mơ
Em đợi anh lạc giữa những vần thơ
Những đêm trăng mỗi khi mờ khi tỏ

Em đợi anh
Gửi hồn bay theo gió
Ngơ ngẩn tìm, anh có biết hay không?
Cứ ngó nghiêng hoài, lạc giữa phố đông
Rồi ao ước vòng tay nồng ấm áp
Từ sau lưng em
Nụ hôn anh sẽ chạm
Bờ vai trần dịu mát một mùa trăng

Em vẫn đợi anh
Dẫu đông về tuyết giăng
Qua khung cửa, mắt mơ màng xa vắng
Vẫn mãi chờ anh qua ngày dài bình lặng
Cây nghiêng cành trĩu mầu trắng băng trinh

Em cứ chờ anh
Dẫu tim chẳng lặng thinh
Bao khao khát đang chỉ rình tuôn chẩy
Biết không anh? Em mãi chờ anh đấy
Chờ Xuân về, cho cây nẩy lộc xanh
Khắp quanh em chim ríu rít trên cành
Trong nắng ấm, hoa đua tranh khoe sắc

Em biết duyên trời xe tơ buộc chặt
Tình đôi ta tự xa lắc tìm về
Anh là thực, chẳng phải giữa cơn mê
Trao cho em một lời thề chung thủy.

Tiếng Sóng Biển 09.2015


Donnerstag, 10. September 2015

Thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc giết chết hàng triệu người Việt Nam




Câu chuyện mà chúng tôi muốn kể sau đây là bài học xương máu của hàng triệu người không chỉ nông dân, con buôn, tiểu thương… Việt Nam cũng như các nhà đầu tư trên thế giới.

Bằng thủ đoạn quá thâm độc này, hàng triệu người đã bán hết gia tài, mạng sống của mình rồi sau đó lại phải nhảy lầu, thắt cổ tự vẫn, đầu độc cả gia đình và những kết cục đau lòng khác chỉ vì 4 chữ…

Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Từ những mặt hàng nông sản dị biệt đến những mặt hàng nông sản có chút giá trị nhưng lại có những biến động giá cả hết sức bất thường, khiến nhiều nông dân cũng như thương lái Việt Nam bỗng chốc rơi vào cảnh mất trắng tài sản.

Vậy những mặt hàng dị biệt này được sử dụng làm gì? và ai là người được lợi từ những vụ mua bán bất thường này?

Những câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và sau đây chúng tôi xin mời quý độc giả xem qua các dữ kiện mà chúng tôi thu thập được sẽ hiểu rõ bản chất của thủ đoạn thâm độc này. Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô bán cho thương lái Trung Quốc.

Từ đầu tháng 06/2013, giá dừa khô tại các tỉnh ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) liên tục tăng, từ 50.000 đồng/chục lên mức 90.000 – 95.000 đồng/chục. Tuy nhiên, dừa đang trong mùa treo nên nông dân Việt Nam không có dừa để bán. Tưởng như đây là niềm vui của người nông dân Việt Nam trồng dừa, nhưng đằng sau nó là hiểm họa vô cùng nguy hiểm…

Theo ông Anh Nguyễn Văn Út (xã Phú Lương, huyện Giồng Tôm) cho biết: “Sau một năm giá cả xuống tận đáy, bà con trồng dừa tụi tui điêu đứng hết. Nhưng cũng may sang năm 2013, kể từ tháng 06 trở lại đây, giá dừa khô nhích dần lên từ mức 50.000, 60.000 rồi đến 90.000 đồng/chục có lúc lên đến 100.000 đồng/chục như hiện nay”. Nhưng chỉ 2-3 tuần sau đó, giá dừa khô rớt thảm hại chỉ còn 15.000 đồng/chục. Một mặt hàng mà chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày đã giảm 8-9 lần, vậy nguyên nhân do đâu giá dừa khô lại được đẩy lên mức cao như thế? và lại rớt thảm hại đến như thế? (theo Dân Trí).

Tạm gác câu chuyện dừa khô ở đây, chúng tôi tiếp tục lần về quá khứ với những mặt hàng dị biệt khác.

Vào những ngày cuối năm 2012 đầu năm 2013, người dân cả nước đổ xô nhau đi bắt đỉa, nuôi đỉa đem bán cho một số đầu nậu ở TPHCM, miền Tây và một số tỉnh phía Bắc. Giá mỗi kg đĩa được thu mua từ 30.000 đến 50.000 đồng. Chỉ vỏn vẹ sau 3 tuần, giá thu mua đỉa đạt đỉnh điểm 1.000.000 đồng/kg. Tới lúc này, hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước đổ xô đi mua đỉa bán lại kiếm lãi, thậm chí hàng trăm ngàn nông dân chặt phá ruộng đồng, những cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch để đào ao nuôi đỉa.

Chúng tôi đến hỏi một người đang thu gom đỉa để làm gì? Người này bảo gom đỉa bán cho các thương lái để họ chuyển đi đâu đó làm thuốc, làm giấy và làm xúc xích. Họ chỉ thu mua những con đỉa to, còn những con nhỏ họ trả lại và bảo nuôi mập thêm chút nữa rồi hãy đem đến bán. Và sau 2-3 tuần, bất ngờ các thương lái bỏ đi không thu mua, con đỉa trở nên vô giá trị. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh khóc dỡ chết dỡ, đem đổ cũng không được, giết cũng không xong, nhiều người đem vứt hàng trăm nghìn con đỉa ra đầy đồng khiến cuộc sống chính bản thân họ và những người xung quanh vô cùng khốn đốn. Bởi khi con đỉa chui được vào trong người, nó sẽ hút hết máu, ăn nội tạng, não bộ và dẫn đến cái chết không cách cứu chữa.



Thêm một mặt hàng dị biệt khác được làm giá Cũng vào những ngày cuối năm 2012 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ rộ lên chuyện một số thương lái nơi khác đến thu mua lá điều khô. Điển hình tại Bình Phước, TPHCM. Cây điều là thế mạnh tại vùng này, xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua lá điều khô với mức giá 500 đồng/kg, có lúc lên đến 2.000 đồng/kg.

Đây là một điều hết sức bất thường vì từ trước đến nay chẳng ai đi mua lá điều khô cả. Việc thu gom lá điều khô dẫn đến cảnh tận diệt cây trồng, nhiều người hái lá điều tươi đem phơi khô để bán hoặc phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất cây trồng mùa vụ năm sau và sức khỏe người dân xung quanh. Nhiều người cho rằng các thương lái thu mua lá điều khô đem đi làm thuốc chữ bệnh nan y.

Sự việc đau lòng lại tiếp diễn, bỗng dưng 2 tuần sau các thương lái đột ngột biến mất, hàng trăm kg lá điều ngô trở thành phế phẩm. Nhiều người ôm hận than khóc, vườn tược hoang tàn, chỉ còn lại những cây điều trơ trọi… vì lỡ phun hóa chất làm rụng lá nên phải chờ đến tận năm sau cây mới ra lá, quả trở lại…

Các thương lái ra rã tuyên truyền sẽ đem các mặt hàng này xuất khẩu ra nước ngoài nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi tại các cửa khẩu, tất cả các mặt hàng dị biệt trên chưa từng được xuất khẩu ra khỏi nước Việt Nam. Vậy chúng đang nằm ở đâu? là câu hỏi lớn được đặt ra tới lúc này. Nhiều người cho rằng chúng được xuất khẩu chui, lậu qua các con đường buôn lậu nhỏ lẻ. Chúng tôi khá thận trọng đưa ra kết luận trên vì bởi lẽ một số mặt hàng không có mã hàng nên không nổi lên từ khai hải quan (có nghĩa là không thể hiện được bằng số liệu).

Chính vì thế chúng tôi lại tiếp tục tìm đến các cửa khẩu khắp cả nước thăm dò, tìm hiểu xem các mặt hàng dị biết này có được liệt kê và chuyển lên các cửa khẩu hay không. Tuy nhiên ngay cả các thương lái Việt Nam ở các cửa khẩu, lái xe, người bốc vác… cho biết không có mặt hàng nào là dừa khô, đỉa, lá điều khô được thông quan, kể cả con đường chính thức và nhập lậu (theo VTV).

Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ Đầu năm 2007 là thời điểm chứng khoán Trung Quốc bùng nổ, nhà nhà lao vào cổ phiếu, người người lao vào đầu tư, hàng loạt công ty nô nức lên sàn, thị trường chứng khoán được xem là cái mỏ béo bở để làm giàu… tất tần tật dành cho chứng khoán. Lúc thị trường thăng hoa cũng là lúc những mánh khóe gian lận xuất hiện. Một chiêu thức “giết người” cũ rích nhưng đã được áp dụng rất hoàn hảo đó là thao túng giá chứng khoán, bơm và đẩy. Bơm thông tin, bơm tiền gom vào vào cổ phiếu, đẩy giá chứng khoán lên cao thu hút các nhà đầu tư lao vào mua hàng. Rồi bất ngờ ồ ạt xả hàng ra kiếm lời khiến thị trường không kịp trở tay.

Kinh điển là công ty chứng khoán Trung Hoàng Tín ở Quảng Đông, chiến dịch bơm thông tin trị giá 7 triệu USD nhằm vào một số cổ phiếu nhất định. Số tiền khổng lồ này được chi ra nhằm vào các chương trình truyền hình để quảng cáo cho các cổ phiếu đó và mua khoảng 30 chuyên gia uy tín trên thị trường chứng khoán. Những lời khuyên, tư vấn từ các chuyên gia được các nhà đầu tư “nuốt chửng” mà không mảy may suy nghĩ, “lao đầu” vào đầu tư. Trước khi thực hiện chiến dịch “bơm và đẩy” này thì giám đốc công ty chứng khoán ở Quảng Đông đã mở hơn 200 tài khoản ở các ngân hàng lớn nhỏ và hàng trăm tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm đẩy giá các cổ phiếu nhất định lên cao.

Khi các nhà đầu tư đang say sưa ôm mớ cổ phiếu giá cao ấy thì bất ngờ công ty chứng khoán này ồ ạt xã hàng khiến người dân, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không kịp trở tay… Sự kiện này đã khiến hàng trăm ngàn người tán gia bại sản dẫn đến nhiều cái chết thương tâm. Theo thống kê tại thời điểm đó, công ty chứng khoán này đã “đút túi” hơn 70 triệu USD, một con số khổng lồ đem về cho công ty chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (theo VTV). Rồi cũng đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành tâm điểm và những thủ đoạn trên cũng sẽ tiếp diễn tại nhiều công ty chứng khoán.

Không chỉ có những mặt hàng kể trên mà còn nhiều “thương vụ” béo bở khác như móng trâu, mèo, lá khoai lang… mà thực chất sau đó là một loạt những hệ lụy vô cùng đáng sợ đã và đang tiếp diễn tại Việt Nam. Qua những dữ kiện trên chắc hẵn quý độc giả đã rút ra được kết luận và bài học cho riêng mình. Chúng tôi không dám đưa ra lời khuyên cho bất cứ ai nhưng chúng tôi rất mong mọi người hãy cẩn trọng trước những mồi câu béo bở này. Đã có quá nhiều bài học xảy ra trên khắp cả nước, những người tán gia bại sản vì lao vào vòng xoáy làm giá và hy vọng sẽ không còn những người trắng tay chỉ qua một đêm vì “giấc mơ làm giàu”.


(Nguồn: phapluatexpress.com )

*** Theo Nguyễn Tiến Hùng (Đại học Vinh): Lịch sử đã cho mọi người biết,"anh bạn vàng phương bắc" chưa bao giờ tốt với nước Việt mình,kể cả với những lân bang với TQ.Kể từ những năm đầu VNDCCH đến nay1-Trong KC chống Pháp,những người "bạn cố vấn"TQ tìm mọi cách để kìm hãm chiến thắng của VN,như chiến thuậut "đánh nhanh thắng nhanh",rồi đến hiệp đình Giơ-ne-vơ,do bàn tay Chu Ân Lai-đại diện TQ đất nước VN bị chia đôi 2 miền,phải mất 21 năm đổ máu VN mới thông nhất-(bên cạnh có nước Triều tiên,nhờ có "anh Chí nguyện quân TQ"nên 1953 Triều tiên chia đôi cho đến bây giờ vẫn không thể thống nhất!).2-Trong CCRĐ các cố vấn TQ đã "giúp đỡ,tham mưu cho VN "đánh đổ giai cấp địa chủ,tầng lớp trí thức,phú nông..."gây nên cảnh nồi da nấu thịt" con đấu cha,vợ đấu tố chồng "hãm hiếp"mình... 3/Trong Chống Mỹ cứu nước TQ luôn dùng kế "vừa ủng hộ,vừa kìm hãm"nhằm làm cho cuộc chiến không thể đến toàn thắng.Khi đến gần thắng lợi,Mao đã "đi đêm"với Mỹ nhằm xâm lược Hoàng sa của VN vào tháng 1/1974,và để gia nhập liên hiêp quốc,đ/c Lê Duẩn đã nói "Việc TQ vào LHQ có máu của dân VN",theo báo Một thế giới bộ CTTW ĐCS TQ dưới thời Mao có NQ mật coi "VN là kẻ thù" 3/Trong thời kỳ sau 1975 nhiều việc làm TQ nhằm mục tiêu kìm hãm KT VN không thể phát triển:a/Nhiều dự án VN người TQ trúng thầu nhờ giá rẻ,thì dây dưa,quá hạn không hoàn thành,đội giá,chất lượng kém...Dẫn đến nền KT VN phụ thuộc vào TQ b/Nhiều mặt hàng nông sản của VN xuất khẩu sang TQ bị ép giá như dưa hấu,vải thiều,chuối...thua lỗ phải đổ bỏ lại còn chịu phí môi trường.Họ còn cho thương lái vào thị trường VN gây hỗn loạn như gỗ sưa,giống phong lan,khoai lang,móng chân trâu,lá lúa non,lá điều,hoa thanh long... c/Ngoài biển họ vẽ "đường lưỡi bò" nhằm nuốt trọn biển Đông của VN, Hơn thế,hàng ngày lực lượng "CSB"bắt bớ đánh đập,cướp hiếp,đòi tiền chuộc những ngư dân VN hành nghề khiến ngư dân không dám ra khơi hành nghề,làm ăn.Vài năm lại nay TQ bồi đắp 7 đảo mà họ cướp vào tháng 3/88 trong vụ Gac-ma thành những căn cứ quân sự hòng biến thành những "hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm"...nhằm biến biển Đông thành ao nhà của TQ.Phải thấy rằng TQ không bao giờ tốt với VN, đừng nghe những lời đường mật cùa họ mà vội tin,dễ mất nước!

http://bongbvt.blogspot.com/2015/09/thu-oan-tham-oc-cua-trung-quoc-giet.html

Bùi Văn Bồng1: Tình nhân của quan tham: Đẹp nhất, tham nhất và ch...

Bùi Văn Bồng1: Tình nhân của quan tham: Đẹp nhất, tham nhất và ch...

Bùi Văn Bồng1: Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay l...

Bùi Văn Bồng1: Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay l...: * TƯ GIANG LTS:   Đến thời điểm này chúng ta đã hiểu rõ hơn quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc, và quyền sô...

Mittwoch, 9. September 2015

"Trung tá" quân y Sơn Quỳnh? Nỗi xấu hổ cho chính quyền.

Chỉ là một sinh viên đang học trường đại học Thương mại, nhưng cô nàng ả điệu Phạm Trúc Sơn Quỳnh bỗng trở thành "Thiếu úy quân y" và được cử làm "Trưởng khối diễu binh" của binh chủng Quân y và thăng quân hàm đeo lon "Trung tá" cho "oai" và cho "đồng đều theo qui định", vì "đã lọt mắt xanh" của tướng chỉ huy cuộc diễu hành ngày 02.09 vừa qua. Nhìn cảnh cô sinh viên Sơn Quỳnh "thăng cấp" quá nhanh chỉ vì sắc đẹp, mình thấy xót xa cho bao thương phế binh và bao người đã ngã xuống trên mảnh đất này để VN có được ngàn hôm nay. 
Họ đáng được vinh danh và "thăng cấp" gấp ngàn lần sắc đẹp của một kẻ vô danh tiểu tốt. Vậy mà không có bóng một thương binh nào trong đoàn diễu hành mừng Quốc khánh tròn 70 năm.
Thế mới biết, thời nay sự đồi bại có rất nhiều lý do để tồn tại và phô diễn. Còn những người tạo nên chiến công thực sự thì trở thành những chiếc bóng bị chính quyền lãng quên.


Có phải vì em còn trẻ, lại xinh
Biết chiều chuộng, làm người tình lãnh đạo?
Biết ưỡn ẹo, biết vuốt ve, cởi áo
Đang là sinh viên, dám mạnh bạo đeo lon
"Trung tá" quân y, dẫu vẫn c
n rất non
Đầy đủ huân chương, trên vú tròn
tươi trẻ
Kẻ nào "thờ" em, dám "tôn" lên như thế?
Lừa dối nhân dân, cố tình để diễn tuồng
Đất nước này đã quá đủ nhiễu nhương
Biến côn đồ, gáí điếm thành "gương" cho lớp trẻ
Chỉ hiến thân thôi, có thể lên như thế
Cần gì công lao, máu xương để phí hoài?
Thương cho anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì ai?
Mà kẻ đươc vinh danh lại là loài đàng điếm?
Mọi "lý do" chỉ là câu xảo biện
Bản chất dối gian, khiến cả nước quay lưng
Bạn bè thế giới giao thiệp đều phải cầm chừng
Bởi "thành tích" ngày nay

được xây dựng trong đũng quần và trên vũng máu.....


TSB

Thực trạng VN


Thừa tiền xây những tượng đài
Bảo tàng, khách sạn, khoe oai diễu hành
Trường học chỉ lợp mái tranh
Đu dây đến lớp, túi dành vượt sông
Con gái thân lõa tồng ngồng
Đại gia các nước nắn mông, sờ đùi
Bỏ tiền mua “vợ” làm vui
Xuất khẩu sức trẻ làm chui ăn liền
Dân oan khiếu kiện triền miên
“Dự án” cướp đất kiếm tiền mới nhanh
Ai dám tố? Án lập thành
Tống giam ngục tối tan tành tương lai
Dân ta cứ việc kêu hoài
Gửi thư thỉnh nguyện, chẳng ai ngó ngàng
Chỉ đám quan chức sống sang
Mặc dân khốn khổ, ngày càng tuột sâu
Tài nguyên chúng cướp chia nhau
Nợ cứ chồng nợ, mai sau trả dần

Mọi gánh nặng, đổ đầu dân
Tất cả quyền, lợi dành phần các quan
Rồi đây sẽ có ngày tàn
Bạc vàng tham nhũng cũng tan nghiệp đời
Của Thiên trả Địa thế thôi
Gieo oan gặt oán, đổi ngôi bất thình
Đừng tưởng dân mãi lặng thinh
Nhịn nhục không nói, cúi mình mà yên
Sóng ngầm sẽ nổi mọi miền
Khi thời cơ đến, cường quyền vùi thây.

TSB


Dienstag, 8. September 2015

Tại sao dân tỵ nạn chiến tranh lại chỉ muốn vào Đức?

Làn sóng tỵ nạn khủng khiếp đang tràn vào nước Đức

budapeszet-imigranci-przed-dworcem
Những người tị nạn trước nhà ga ở Budapest hô lớn “Nước Đức cứu chúng tôi” – Ảnh: Newsweek

Chỉ vì mặc cảm kỳ thị chủng tộc thời Hitler, lại thêm đang là nước đứng đầu lãnh đạo Châu Âu, nước Đức đã sai lầm khi quyết định mở cửa đón nhận người tị nạn Syria, mà không cố gắng tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn, vừa giúp được họ, vừa đỡ khổ dân mình, đỡ khổ cả các nước trong khối Cộng đồng chung Châu Âu phải chia sẻ gánh nặng với nước Đức.
Cái danh "Lương tâm của Châu Âu" có thể sẽ hất bà Merkel ra khỏi ghế Thủ Tướng của mình trong nhiệm kỳ tới, bởi sự phẫn nộ của dân Đức trước làn sóng người tị nạn đang làm cho xã hội Đức trở nên hỗn loạn.
Bài viết sau cho thấy: Nếu vì danh "Nhân đạo" nước Đức và bà Merkel đều phải trả giá đắt, vì chính quyền từ dân bầu ra mà không làm theo ý dân, khiến các cuôc biểu tình phản đối xảy ra triền miên. Các cuộc đốt cháy nhà mà chính quyền chuẩn bị đón tị nạn vào ở đã tăng lên tới con số trên 200 vụ.

Những nhận định về khủng hoảng tị nạn hiện nay tại Đức

Sai lầm của chính phủ Đức:
-         Ra quyết định đón nhận người tị nạn.
-         Thay vì lập riêng trại tị nạn xa vùng dân cư và hạn chế họ tự do đi lại. Phân loại tị nạn chiến tranh rồi buộc họ phải học khóa học tiếng và hội nhập tại chỗ, sau khi họ thực sự thấm nhuần phong tục tập quán và luật pháp, mới cho họ vào sống cùng dân.
-         Riêng tị nạn kinh tế phải trục xuất ngay, mà không cần cứu xét. Vì tỵ nạn kinh tế, sẽ vì mục đích làm kinh tế, sẵn sàng làm bắt cứ điều gì, kể cả giết người, cốt là có tiền, để gửi về quê hương họ.
-         Chính quyền Đức vì ngại tiếng “vi phạm nhân quyền” nên cho tất cả sống chung với dân, mặc họ tự do đi lại và thời gian cứu xét quá lâu, tạo điều kiện cho họ làm chui, ăn cắp, buôn lậu, tham gia trồng cần sa.... phá hoại nền kinh tế Đức.
-         Thay vì phát đồ ăn, vật dụng vừa đủ cho họ một cuộc sống tạm, chính phủ lại cấp tiền cho họ, mặc dù không nhiều cũng đủ để họ gửi về nước giúp gia đình, nên khiến họ truyền tin cho nhau tìm cách di dân, do đó làn sóng tị nạn tràn sang Đức ngày càng ồ ạt hơn.

Những câu hỏi về làn sóng người tị nạn:
-         Tại sao đại đa số người chạy trốn chiến tranh lại là những đàn ông, thanh niên khoẻ mạnh độc thân, chứ không phải là đàn bà, con trẻ?
-         Tại sao họ có số tiền lớn, bằng tài sản cả đời họ tích cóp như thế, để nộp cho đường dây đưa họ ra nước ngoài? Trong khi với số tiền đó, họ có thể di tản sang vùng xa chiến sự làm ăn và phát triển tốt? Có đúng họ chỉ lánh nạn chiến tranh hay mục đích chủ yếu là làm kinh tế?
-         Nếu chạy trốn chiến tranh để bảo toàn mạng sống, tại sao họ lại kiên quyết chọn những nước phát triển có điều kiện bậc nhất Châu Âu như Đức, Pháp, Anh...rất xa với quê hương họ để đến? Mà không dừng lại ngay tại đâu đó gần nước họ chờ yên tiếng súng rồi quay về xây dựng lại quê hương?
-         Liệu đây có phải là mục đích của những kẻ gây chiến, chúng thu tiền của những người muốn ra đi để nuôi quân khủng bố và nhân đó, gửi quân trà trộn vào đám tị nạn, hội nhập sâu vào xã hội các nước phát triển, sau này tìm cách đánh bom khủng bố có hiệu quả nhất ngay trong lòng các nước để tạo khủng hoảng như vụ tháp đôi tại Mỹ, vụ ga xe lửa tại Tây Ban Nha, và vụ đánh bom xe buýt ở Anh chăng?

Câu trả lời tương đối rõ ràng:
-         Chắc chắn những người ra đi toàn là người khá giả, mới có tiền trả cho cuộc hành trình dài như thế để tìm đến các nước phát triển.
-         Những người ra đi toàn là tráng đinh mới có đủ sức vượt đường xa để tới đích họ muốn, và có sức khỏe để bằng mọi giá kiếm tiền nhanh nhất trả nợ và cứu giúp gia đình làm giầu trên quê hương của họ. Vì vậy, họ chỉ muốn đến các nước thực sự giầu có. Trong đó Đức là địa chỉ mà họ yêu thích.
-         Chắc chắn trong số những người này có quân cảm tử của ISIS, và đích nhắm của họ là khống chế các nước giầu can thiệp vào chiến dịch xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” tàn bạo theo ý họ bằng thực hiện những vụ khủng bố lớn ngay tại các nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất Châu Âu và Mỹ.
-         Tất nhiên để thụ hưởng được qui chế tị nạn tại Đức, họ sẵn sàng đóng giả, kể cả việc dùng giấy tờ giả từ đất nước họ và kể những hoàn cảnh thảm thương nhất, để lay động lòng trắc ẩn của những nhân viên làm công tác di trú, hội nhập.
-         Hẩu hết những người tị nạn kinh tế sang Đức đều có thân nhân hay người quen giúp đỡ kiếm được việc làm và nhanh chóng có tiền chuyển về quê hương.

Hậu quả mà người dân Đức phải gánh chịu:
-         Người tị nạn không chịu học tiếng Đức, không chịu học khoá học về văn hóa, pháp luật để hội nhập vào Đức, mà họ mang nguyên nền văn hóa sơ khai và cổ hủ vào nước Đức và muốn sống như khi ở quê hương họ, làm cho dân chúng bức xúc, khó chịu.
-         Nạn ăn cắp đồ trong các cửa hàng, siêu thị tăng mạnh. Nạn làm chui, buôn lậu khiến chi phí cho lực lượng kiểm tra tăng theo. Nạn côn đồ, đánh nhau, bất ổn xã hội xảy ra giữa những người tị nạn với nhau và giữa người tị nạn với dân sở tại như cơm bữa.
-         Nguy cơ bị đánh bom khủng bố ngay trong lòng nước Đức bất cứ lúc nào tăng cao
-         Chi phí cho bảo hiểm an sinh xã hội cũng tăng vọt, bởi người tị nạn rất thích đi khám, xin thuốc để gửi về cho thân nhân ở nhà.
-         An toàn xã hội khó kiểm soát, khiến cuộc sống thường nhật của dân chúng sở tại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người lánh nạn bây giờ từ các nước tìm tới Đức hầu hết là đàn ông, trai tran khỏe mạnh

Ý kiến của dân Đức:
-         Thay vì đón nhận người tỵ nạn, các nước nên cấp tiền cho Cao ủy LHQ về người tỵ nạn thành lập các trại tỵ nạn thật xa vùng chiến sự ngay trên chính đất nước họ, chu cấp cho họ để họ tự trồng trọt, chăn nuôi mà sinh sống, sẽ hạn chế được tử vong trên cuộc hành trình di tản xa xôi. Vì tị nạn chiến tranh chỉ cần an toàn, hoàn toàn khác với tỵ nạn bị chính phủ mới đàn áp sau cuộc chiến như ở Việt Nam trước đây.
-         Cử các nhân viên xã hội, các nhóm tình nguyện viên tới quản lý, giúp đỡ họ định cư.
-         Trả lương cho các giáo viên, nhân viên nước sở tại tới giảng dậy, lập xưởng sản xuất đồ tiêu dùng, tự cung tự cấp cho chính họ. Thành lập các lớp để trẻ em có thể tiếp tục học.
-         Đàn ông, con trai khỏe mạnh nếu không tham gia sản xuất, phải đầu quân, để chiến đấu bảo vệ chính các khu tị nạn này và đất nước họ.

Kết luận:
Tôi thiết nghĩ, nếu các nước mạnh dạn hủy bỏ qui chế đón nhận tị nạn, khép chặt kiểm soát, trục xuất ngay những người tị nạn kinh tế và những thanh niên khỏe mạnh về nước để chiến đấu bảo vệ chính nước họ, thì sẽ giảm thiểu ngay lập tức làn sóng tị nạn ồ ạt như hiện nay. Đồng thời hạn chế đựợc số người phải chết dọc đường trong khi di tản quá xa như vậy.
Nếu không, mọi giá trị trật tự xã hội mà các nước phát triển dày công xây dựng bao nhiêu năm sẽ bị hủy hoại hết. Náo loạn xã hội ngày một tăng cao, lòng dân ngày càng phẫn nộ sẽ dẫn tới bất ổn ngay trong lòng các nước Dân chủ, Tự do này. Chưa nói tới nguy cơ nếu ISIS trà trộn vào để làm kinh tế nuôi đồng bọn và sẵn sàng làm nổ tung nước Đức bất cứ lúc nào.

Sự khác biệt giữa người tị nạn chính trị và lánh nạn chiến tranh
Những "Thuyền Nhân" Việt Nam đang chờ được cứu vớt, trong đó có cả những em bé mới 2 hay 3 tuổi.

Những Thuyền nhân phải bỏ nước ra đi những năm 70 và 80 vì không chịu nổi cảnh kìm kẹp của chế độ CS tại VN, khi ra nước ngoài, họ học tiếng và hội nhập ngay vào đất nước đã cưu mang mình. Họ luôn biết ơn nên cố gắng làm tất cả để xây dưng tương lai và đóng góp phần công sức của mình cho quê hương thứ hai này của họ, vì họ biết rằng con đường quay trở lại còn xa lắm. Có khi hết cả cuộc đời, vì sự kỳ thị của chế độ mà họ từ bỏ.
Nước Đức trước kia đã dang tay cưu mang những tị nạn chính trị VN vượt biển, còn gọi là “Thuyền Nhân” này, mà không xảy ra bất cứ vấn đề gì lớn. Vì họ hội nhập ngay, không ăn cắp, không buôn lậu, hay làm chui.
Song khi nước Đức nhân đạo chấp nhận cho số Lao động hợp tác của thời DDR ở lại, bao nhiêu vấn đề nẩy sinh: Buôn lậu thuốc lá, làm chui, ăn cắp, và làm giả giấy tờ, cưới giả, nhận con giả, để đưa hàng chục ngàn người vào Đức. Từ đó họ tranh giành nhau chỗ bán thuốc lá, lập đảng trấn lột, bắt các chủ cửa hàng khá giả nộp tiền bảo kê, rồi bắn giết lẫn nhau....
Bây giờ thì lại nạn "trồng cỏ" lan tràn gây rối loạn và bất ổn cho đất nước đã cưu mang họ. Họ chẳng biết ơn cưu mang của nước Đức. Họ cho rằng nước Đức PHẢI cho họ ở lại do biến cố bức tường Berlin sụp đổ và phải giúp đỡ họ, nên họ không yêu đất nước này, không có trách nhiệm với đất nước này. Họ chỉ nhăm nhăm kiếm tiền bằng mọi giá, và khai lậu thuế để nhanh như có thể gửi tiền về VN mua đất, xây nhà, hay buôn bán làm giầu, chờ khi đủ đầy sẽ về hẳn VN. Vì vậy, họ sợ "đụng chạm" tới chính trị, không dám lên tiếng bênh vực lẽ phải, họ cung kính và nịnh bợ nhân viên lãnh sự quán, đơn giản vì họ sợ bị chính quyền trả thù thân nhân của họ hay khi họ trở về sống ở VN sau này.
Do đó, họ thờ ơ với cả nước Đức, lẫn quê hương của họ. Họ sống có khi 20, 30 năm tại đây, nhưng tiếng Đức nói không sõi, không biết phong tục, tập quán Đức, không thích quan hệ với người Đức. Họ luôn chỉ là kẻ sống nhờ trên đất nước này, nên cũng chẳng có trách nhiệm gì.

Còn người tị nạn chiến tranh sắc tộc, thực chất chỉ là người lánh nạn tạm thời, vì chiến tranh nên khác hoàn toàn với người tị nạn chính trị. Họ cũng không nghĩ rằng họ sẽ ở lại đó lâu dài, và chắc chắn khi đất nước hết chiến tranh, họ cũng phải trở về, nên không muốn học tiếng vì "mất thời gian", không muốn hội nhập, vì "tôn giáo họ có những ràng buộc khác". Họ chỉ muốn tranh thủ kiếm tiền, nên đi tới đâu là ngó nghiêng, ăn cắp tới đó, chưa kể buôn lậu thuốc phiện, làm chui.....
Người Nam Tư tị nạn chiến tranh trước kia cũng vậy. Họ ăn cắp, móc túi, cậy nhà dân lấy đồ, buôn lậu, làm chui..... Còn người Nga thì cũng ăn cắp, trấn lột, cậy nhà dân ấy tiền, những thứ quí giá và thành lập băng đảng trộm xe ô tô....
Thế đó, họ hoàn tàn khác người Việt tị nạn CS trước kia!

Tất nhiên trong số người VN Hợp tác lao động ở lại, không ít doanh nhân trí thức hiểu được vấn đề, cũng hội nhập thực sự vào XH này và đóng góp cho nước Đức không nhỏ. Vì vậy, từ chỗ kỳ thị, dần dần người Đức cũng phân biệt ra 3 loại người VN: Thuyền Nhân thì miễn chê. Người HTLĐ thì chấp nhận. Còn những người "tị nạn" kinh tế hay "ăn theo" thì.... là công dân hạng 2, vì họ đến nước Đức chỉ vì chạy trốn sự đói nghèo trên quê hương họ mà thôi. Những người này đặt mục đích kiếm tiền lên trên cả tính người, nên chẳng biết ơn, cũng không có trách nhiệm gì với đất nước đang cưu mang họ. Họ sống tùy tiện và chẳng bao giờ tham gia đóng góp gì cho đất nước này.

Riêng thế hệ trẻ thứ 2 sinh ra và lớn lên của Người Việt ở Đức, thì người Đức coi các cháu thuộc về “tương lai của nước Đức”. Không hề có sự phân biệt đối xử. Cháu nào giỏi, vẫn được tiếp nhận ngay vào những vị trí làm việc tốt, lương cao. Còn cháu nào đi học nghề mà chăm chỉ, thực hiện đúng nội qui của xí nghiệp cũng không bao giờ sợ mất việc.

Tất cả người nước ngoài nếu đã nhận được giấy phép lưu trú tại Đức, đều được hưởng mọi quyền lợi như công dân Đức, không hề bị phân biệt. Ngoại trừ quyền được bầu và ứng cử vào tất cả các chức vụ của địa phương.

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Ai cũng biết hai câu "Đứng mũi chịu sào" và "Thuyền to sóng cả". 

Nước Mỹ vốn hùng mạnh, vượt trội về kinh tế và kỹ thuật, nên mọi sản phẩm được sản xuất ở Mỹ rất hiện đại, đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. 

Lãnh đạo nước Mỹ là những tinh hoa tuyệt đỉnh nhất, được nhân dân lựa chọn và bầu ra, nên họ dốc lòng dôc sức làm việc cho đất nước, thực sự phục vụ ý nguyện của nhân dân.

Không có ở đâu hội tụ nhiều tinh hoa của toàn thế giới như ở Mỹ. Ai đến nơi này cũng được hưởng quyền tư do phát huy tài năng và tìm kiếm cơ hội cho chính mình mà không bị kỳ thị, cho dù bạn có nguồn gốc từ đâu.
 

Trong mọi lĩnh vực và phương diện, nước Mỹ luôn đi trước, dẫn đầu. Luôn sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm can thiệp, giúp đỡ nhân dân các nước yếu chống lại độc tài, tàn ác, bảo vệ hoà bình, mang lại nền Tự do, Dân chủ và quyền làm người, quyền được tự quyết định vận mạng đất nước mình cho nhân dân. 

Nước Mỹ cũng chưa từng xâm chiếm để cướp đất của bất cứ nước nào. Họ chỉ giúp về mặt quân sự và sau chiến tranh là kinh tế, rồi lại rút quân, trả lại quyền lãnh đạo cho người bản xứ. Nước nào được Mỹ giúp đỡ cũng trở nên cường thịnh, nếu biết tận dụng sự giúp đỡ của Mỹ để vươn lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....

Nhân dân Mỹ tự hào và yêu đất nước của mình. Họ dốc sức xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng. Họ sẵn sàng làm tất cả cho Tổ quốc họ ngày càng mạnh giầu.Và cũng bình tĩnh, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi biến cố. Chính vì thế, văn hóa Mỹ không cần quảng bá, cứ tự nhiên lan rộng, ngấm sâu vào các tầng lớp dân chúng khắp thế giới.

Chính vì nước Mỹ chủ trương chống lại độc tài tàn ác, mong muốn đem lại nền Tự do, Dân chủ và quyền được sống, được tôn trọng cho nhân dân toàn thế giới. Cho nên những nước độc tài muốn đè đầu cưỡi cổ nhân dân, muốn thâu tóm quyền lực độc tôn cho một nhóm lãnh đạo, bắt nhân dân phải tôn sùng cá nhân như các nước CS hay ISIS thì căm ghét Mỹ, tìm cách bóp méo, bôi nhọ̣ văn hóa và việc làm của Mỹ..... Chỉ vì chúng sợ nếu thay chế độ Dân chủ, dân được tự do bầu cử đúng nghĩa, thì chính quyền sẽ thuộc về nhân dân, bởi do dân bầu và sẽ phải phục vụ nhân dân. Bọn chúng sẽ mất quyền và lợi béo bở mà chúng đang được độc quyền thụ hưởng. 
Vì vậy chúng tung đủ thứ tin thất thiệt về nước Mỹ và ca ngợi sự phát triển "thần tốc" của Tầu Khựa.
Song TQ dù có phát triển thực sự, nhưng muốn thu phục được lòng dân các nước để dẫn dắt được thế giới thì còn xa vời lắm, vì sự tráo trở, lừa dối và cái danh chuyên sản xuất hàng nhái đã đủ để chẳng nhân dân nước nào muốn tuân phục TQ. Chưa nói ai cũng biết, lãnh đạo TQ "nói vậy, mà không phải vậy" bao giờ.


Simon Johnson

Phạm Nguyên Trường dịch
Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.
Eocnom_1367027551
Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).
Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.
Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)
Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.
Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.
Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.
Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).
Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.
Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.
Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.
———————————————————
Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.
Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường