Seiten

Sonntag, 28. Dezember 2014

Trần Thị Nga : Biểu tượng quyền con người


Hoàng Đức Doanh

clip_image002
Những ai là Dân oan từng đến Hà nội khiếu kiện lâu ngày đều biết Trần Thị Nga. Những ai đang đấu tranh cho chính nghĩa được mệnh danh là chiến sỹ dân chủ, hay là tù nhân lương tâm hẳn không xa lạ với Trần Thị Nga. Rồi gần đây, những ai quan tâm đến 2 tử tù là Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương và Hồ Duy Hải ở Long An cũng đang gửi gắm hy vọng vào Trần Thị Nga. Và nhất là ngành Công an, những người đang thực thi công vụ từ Hà nội cho tới thành phố Hồ Chí Minh, ra Vũng tàu, xuống Đồng Tháp, Long An không bao giờ được sao nhãng nhiệm vụ khi mà Trần Thị Nga xuất hiện …
Trần Thị Nga là ai mà nổi tiếng vậy ?
Chị Nga năm nay 38 tuổi quê ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam.
Như bao cô gái khác, chị từng là công nhân xuất khẩu lao động sang Đài Loan, mọi sự diễn ra đều như thường, duy có một điều khác thường và không may Nga bị tai nạn giao thông ở Đài Loan vào năm 2005 mang thương tích khá nặng, bị vỡ xương chậu, chân bên phải gãy 2 chỗ, xương đùi và xương cẳng nên phải vào điều trị tại bệnh viện nơi đất khách quê người không có ai để nhờ cậy, giúp đỡ. Trong lúc khốn quẫn thì cũng may sao, có linh mục Nguyễn Văn Hùng thấu hiểu hoàn cảnh đã làm việc thiện, cưu mang . Bởi vì người gây ra tai nạn cũng quá nghèo không có tiền bồi thường, đến khi sức khỏe đã phục hồi ra viện vẫn phải ký nợ với viện nhờ người bảo lãnh. Cũng từ đây thì chị Nga không còn bình thường nữa, chị đã nhìn ra vấn đề, nhìn ra sự bất công, nhìn rõ chính phủ Việt Nam vô trách nhiệm, không thực hiện cam kết với phía Đài Loan, trong khi phía Đài Loan đã gửi nhiều văn bản yêu cầu VN hơp tác để giải quyết bồi thường. mà trước khi xuất khẩu chị đã đóng đủ các loại phí, thuế, chị nhìn rõ cái tổ chức chịu trách nhiệm đưa chị xuất khẩu lao động đã lảng tránh, vô trách nhiệm và thế là chị viết đơn tố cáo, khiếu nại đòi quyền lợi, nhưng cũng như bao người khác, theo cảnh “con kiến mà kiện củ khoai” . Bản tính chị là người cương quyết, chị đã sử dụng quyền con người để bảo vệ mình .
Từ kinh nghiệm của bản thân, chị đã giúp đỡ nhiều người viết đơn khiếu nại tố cáo những tổ chức, cá nhân ăn chặn quyền lợi của người lao động vì thế mà tiếng lành đồn xa, chị được nhiều người biết đến và mang ơn, chuyện đơn giản!
Công bằng mà nói, nếu không có mạng Internet thì chị không thể giúp đỡ được nhiều người, cũng như không làm được nhiều việc, mỗi lần chị giúp đỡ có hiệu quả là chị có thêm tín nhiệm và có tiếng vang, điều đó cũng đồng nghĩa nguy hiểm đang chờ đón chị bởi đang sống trong một xã hội độc quyền và bạo lực
Thực tình, trình độ của chị cũng chỉ là lớp 7/10, được cái bản tính chị khá linh lợi đã nhanh chóng tiếp thu sử dụng điện thoại, máy ảnh, máy ghi âm, máy vi tính một cách thuần thục. Nhưng nổi trội nhất của chị là bản tính chân thật nên chị gan dạ và dũng cảm, càng nguy nan chị càng sáng dạ, gặp người khốn khó chị dễ động lòng, chính vì vậy mà dám đương đầu với khó khăn, với nguy hiểm, với bạo quyền không hề so đo, hơn thiệt…
Giúp đỡ người yếu thế, đấu tranh với bạo quyền, mới nghe tưởng đơn giản với những ai chưa vào cuộc. Nhưng thực tế xã hội hiện nay, giả dối, bạo lực đang lên ngôi thì lại là công việc cực kỳ nguy hiểm, bao nhiêu người phải vào tù, bao nhiêu người bị đàn áp, bị đánh trộm chị đã nhìn thấy mà vẫn không làm chị chùn bước.
Hiện tại cũng như tương lai Trần thị Nga là niềm tin của những người bị áp bức thì đồng thời chị là cái gai trước con mắt của những kẻ quen ăn chặn, quen hà hiếp, áp bức trong cơ chế bạo quyền. Vì lẽ đó mà đối với chị ít có thời gian bình yên. Trong khi như bao phụ nữ khác phải lo toan cho con lớn học cấp 2, cấp 3, vẫn chăm sóc con nhỏ mà vẫn phải chống đỡ với đủ thứ nguy hiểm đang rình rập.
Nếu ai ngối xem internet mà vào trang “Mephu. blogspot.com” chắc không thể đếm xuể các hình ảnh, video, tiếng nói mà chị đã ghi lại. Những lần công an theo dõi, gác nhà và luôn đe dọa, những hành vi như cho keo vào khóa cửa, ban đêm thì khóa trái bên ngoài, rồi chặn cửa thoát hiểm, cho rắn vào nhà, đổ mắm tôm pha lẫn dầu nhớt ngoài cửa, viết tờ rơi nói xấu, rồi bày vẽ đủ kiểu về thủ tục hành chính khi thấy khách trong nhà … không thể kể hết những trò bỉ ổi!
Luôn bị theo dõi chặt chẽ là chuyện thường xuyên có khi là 24/24 giờ trong nhiều ngày ví dụ như là đi Hà Nội tham gia biểu tình chống Trung Quốc hoặc là những lần gặp gỡ Đại sứ nước ngoài, tổ chức Nhân quyền quốc tế v.v. chị không tài nào thoát khỏi sự bám đuôi và dùng bạo lực ngăn chặn. nhiều lần bị lỡ hẹn. Những lần như vậy thì lại có những hình ảnh công an vi phạm , cản trở quyền tự do đi lại của công dân phơi bày trên Internet. Cản trở chưa đủ họ còn thu giữ xe máy trái phép (nay vẫn chưa trả), hoăc ngăn cản, đe dọa tài xế xe khách, tài xế tắc xi nếu để chị trên xe của họ. Chị còn ngồi trên xe thì xe không được lăn bánh ?
Như vậy liên tục chị bị cướp đoạt quyền , vì thế chị luôn phải đòi quyền con người, đơn giản nhất là quyền đi lại. Trong những quyền mà chị đấu tranh quyết liệt là quyền thông tin và quyền được sống. Quyền được thông tin là vũ khí sắc bén để chị tố cáo tất cá những gì mà chế độ này vi phạm Công ước quyền con người của Liên hợp quốc. Nhiều lần chị bị bắt mà nguyên nhân để bắt đa phần vì chị đã ghi được những hình ảnh công an hoặc cán bộ, hoặc dân phòng có hành vi phản cảm hay là vi phạm pháp luật. Đây là quyền thông tin chị đã sử dụng rất hiệu quả đến mức những kẻ vi phạm đứng trước chị đều phải lấy tay che mặt…
Từ tháng 11/2014, do biết tiếng tăm, do đến lúc cùng đường, sự chết oan đang tiến lại gần đối với 2 tử tù Hồ Duy Hải quê Long An và Nguyễn Văn Chưởng quê Hải Dương. Bố mẹ , người thân của 2 Tử tù gặp chị và ngỏ lời cầu cứu. Với chị chỉ có mỗi cách để giải oan là thông tin. Trong 2 tháng vừa qua rất nhiều trang Blog cùng hưởng ứng, ngày nào cũng có thông tin nóng do 2 gia đình tử tù cung cấp. Nếu chỉ có thế thì sự việc chẳng đến đâu như bao việc khác, lần này là cứu mạng sống nên có sự thu hút lớn hơn. Từ việc đưa thông tin lên mạng để nhiều người biết, thì kết quả hiển nhiên, cử tri đã phản ảnh trực tiếp với Chủ tịch nước trong buổi tiếp xúc cử tri. Từ những thông tin trong tay chị đã gửi đại sứ quán nhiều nước để họ yêu cầu nguyên thủ nước họ can thiệp, chị gửi đến tổ chức Ân xá quốc tế nhờ trợ giúp. Mặt khác chị hướng dẫn cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng tọa kháng tại vườn hoa Lý Thái Tổ ở Hà nội dài ngày làm cho tiếng kêu oan lay động lòng người , thấu đến trời xanh… Chị là người từng trải trong các lần phản đối phiên tòa xét xử Luật sư Lê Quốc Quân, trong các lần phản đối tòa án Long An xét xử hành vi yêu nước của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên .v.v nhiều lắm, chị đã tham gia , chị đã có mặt, chị bị bắt cũng nhiều cho nên blog của chị là cả một kho lưu trữ hình ảnh, âm thanh, clip video tất cả đều phản ánh ngành công an ngồi xổm lên pháp luật, coi thường đạo lý để mà tước bỏ rất nhiều quyền con người của dân Việt Nam.
Nếu không có chị Nga tận dụng vũ khí thông tin, chắc hiện giờ 2 Tử tù đã nằm sâu dưới ba thước đất, rồi mọi sự oan khuất sẽ quên vào dĩ vãng , Hai tháng qua chị Nga đã vận dụng tất cả những gì gọi là lương tâm để thức tỉnh cà nhân loại. Quốc tế đã lên tiếng, Tử tù Hồ duy Hải có bút phê hoãn thi hành án và đã được bà phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của quốc hội đến trại giam thăm gặp, mẹ của tử tù cũng được mời làm việc, được trình bày nỗi oan khuất của vụ án. Tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng được UB pháp luật QH tiếp nhận đơn để xem xét hồ sơ. Như vậy kiếp sống của 2 Tử tù được kéo dài, còn việc minh oan lại phải tùy thuộc vào thời tiết chính trị Việt Nam, vào sự mạnh yếu của các phe nhóm lợi ích! Ai cũng biết vậy, nhưng vẫn hy vọng cứu được 2 mạng người !
Chắc là bố mẹ của 2 Tử tù đang có tâm trạng như tác giả bài viết này, nếu pháp luật nghiêm minh thì 2 Tử tù không bị tra tấn đến mức phải viết bản nhận tội giết người, măc dù bản thân không có gì liên quan, dính dáng đến vụ án mà là bị bắt theo cảm tính, theo sự phán đoán, theo cách suy diễn rât tùy tiện, không có mảy may thứ bằng chứng nào. Đến lúc này sự việc đã mười mươi rõ ràng mà vẫn phải đưa ra giả thiết “nếu”. Nếu Công lý có mặt trong những buổi xem xét vụ án thì 2 tử tù sẽ thoát chết. Nếu Công lý thiếu vắng mà lương tâm nhân loại dậy sóng cũng có thể cứu sống 2 mang người . Nếu 2 vụ này được minh oan chắc chắn người dân Việt Nam sẽ bừng tỉnh mà nhận ra rằng, trước đây đã có những người chết oan vì Pháp luật Việt Nam đã dung túng kiểu tra tấn để ép cung mà thực tế nhiều vụ oan sai thời gian qua đã minh chứng !
Nếu điều đó xảy ra thì Trần Thị Nga thật là nguy hiểm vì đã dùng vũ khí là quyền Thông tin mà vạch mặt những tên đồ tể của chế độ.
Tất nhiên ngành công an họ không thể để chị yên, họ đã tuyên truyền chị là phản động , nhưng khốn cho họ lại gặp ngay ý kiến của những người hàng xóm; Phản động thì căn cứ luật pháp mà bắt giữ, tại sao chính quyền toàn làm cái trò bỉ ổi như vậy?
Chị Trần Thị Nga không hề vi phạm điều luật nào. Từ luật Hình sự đến luật Giao thông. luật Hành chính, vì nếu vi phạm thì họ không tha.
Từ khi cách đây nửa năm là lúc họ sử dụng quá nhiều dân phòng kể cả côn đồ rồi có lúc cả công an mặc sắc phục để đàn áp chị , cùng với rất nhiều vụ khác, những trò này đã gây nên một dư luận xấu trong nhân dân, cứ kéo dài sẽ mang tiếng bất lợi cho chế độ, thế rồi một kế hoạch gọi là trò bẩn, trò đánh trộm, sử dụng côn đồ đánh trộm đã được thực hiện. Đó là vào dịp CCB Nguyễn Tường Thụy từ Mỹ trở về nhà an toàn nên có mời bạn bè gặp gỡ chia vui, đúng vào lúc kế hoạch đánh trộm được phê duyệt. Chị Trần thị Nga bị đón đường, bị một nhóm côn đồ dùng những thanh sắt xông vào đánh. Chị bị nhiều thương tích trên người, vỡ xương bánh chè gối phải, gãy xương tay nên phải nằm điều trị dài ngày, nay đi lại vẫn rất khó khăn, thế mà chị đã giúp đỡ bố mẹ của 2 tử tù mang lại kết quả ngoài sức tưởng .
Nếu 2 tử tù được minh oan vô tội như tù nhân Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang thì không có lời nào xứng đáng dùng vào việc tôn vinh, ca ngợi tư cách một phụ nữ đã giúp cứu sống 2 mạng người, đã kiên trì đòi hỏi quyền con người cho mình cũng như cho Luật sư Lê Quốc Quân, Bùi Hằng, Phương Uyên, hàng trăm tù nhân Lương tâm và quan trọng hơn cả là đòi quyền con người cho toàn dân Việt Nam theo công ước Quyền con người của Liên hợp quốc. Trần Thị Nga xứng đáng là biểu tượng Quyền con người! Chị luôn mang theo khí phách của Bùi Thị Minh Hằng “Dù tôi có ngã xuống, để cho dân tộc đứng lên”.
Ngày 27/12/2014
H.Đ.D.

Ám ảnh với 3 chàng trai bị tù oan 10 năm tội hiếp dâm

Phạm Ngọc Dương

Tôi đặc biệt ấn tượng với đôi mắt của chàng trai Nguyễn Đình Lợi. Đôi mắt to, sâu và rất đen. Xung quanh viền mắt có một dải đen thẫm, giống như một diễn viên được tô vẽ kẻ mắt trước khi lên sân khấu. Đôi mắt buồn quá. Chẳng lẽ 10 năm không ngủ, 10 năm khóc thầm, đến nỗi, những viền mắt đã lên màu cho da. 

http://megafun.vn/tin-tuc/phap-luat/201005/am-anh-voi-3-chang-trai-bi-tu-oan-10-nam-toi-hiep-dam-75907/?mode=mobile

10 năm làm báo, tôi đã gặp hàng chục nhân vật, hàng chục cuộc đời tù tội oan trái, với những số phận rất khác nhau. Người đàn ông bị tù oan vì con cá 4 lạng ở Hạ Hòa, Phú Thọ (anh Nguyễn Hữu Tráng). Người đàn bà từ một doanh nhân thành đạt, xinh đẹp, biến thành một kẻ thân tàn ma dại, mắc đủ thứ bệnh nan y trên người ở Thái Bình (chị Nguyễn Thị Hiên). Một doanh nhân có tiếng về xóa đói giảm nghèo cho nông dân như ông Lương Ngọc Phi, cũng ở Thái Bình, đã trắng tay với bao năm tù tội oan trái… Số phận và cuộc đời của họ vẫn cứ ám ảnh tôi, dù sau khi những bài báo đã đăng, đã bao năm tôi không gặp lại họ, dù nhiều người trong số họ đã nhận được lời xin lỗi, được đền bù danh dự, sức khỏe, sự nghiệp bằng tiền.
 
Mô tả ảnh.
Họ đã bước qua bóng tối (Ảnh: Phạm Ngọc Dương).

Tuy nhiên, câu chuyện của 3 chàng trai trẻ, đang hừng hực sức sống, căng tràn hoài bão, bỗng chốc một ngày bị còng tay, bị ra tòa, bị vào tù về tội cướp của, hiếp dâm, rồi cũng đột ngột, 10 năm sau, người ta tuyên bố vô tội, 3 chàng trai không cướp của, không hiếp dâm ai, thậm chí, bác sĩ, bằng những kinh nghiệm nghề nghiệp, còn chứng minh họ chưa một lần quan hệ tình dục, nói gì hiếp dâm, thì quả thực là một câu chuyện gây sốc. Thử tưởng tượng xem, đặt hoàn cảnh mình vào họ, vừa mới vào đời, biết bao hoài bão đã bị chôn vùi trong tù tội, với cái án oan muối mặt, sẽ có cảm giác thế nào?
 
Mô tả ảnh.
Tình, Kiên, Lợi từ phải qua (Ảnh: Phạm Ngọc Dương).

Những ngày này, con đường vào xã Yên Nghĩa (Hà Đông) dường như mang một không khí trầm lắng. Có lẽ cái cảm giác buồn bã của không gian làng mạc cũng thấm vào tôi. Có một điều lạ, cả cái làng trên xóm dưới của xã vùng ven này, ai cũng tin 3 “thằng bé” Tình, Kiên, Lợi vô tội. Chị bán hàng nước đầu làng bảo: “Ai đời 3 cái thằng hiền lành như cục đất, củ khoai ấy mà lại bị tội cướp của hiếp dâm. 10 năm nay, dân làng chúng tôi vẫn tin chúng nó vô tội. 10 năm, lâu quá chú nhỉ?”.

Trong ngôi nhà ngay đầu cầu vào Yên Nghĩa, trước cổng Trường Đại học Thành Tây có đám thanh niên ngồi túm tụm. Trên gương mặt các thanh niên đều có nét buồn. Họ đến nhà mừng Lợi đã được trở về. Chàng trai Nguyễn Đình Lợi bảo: “Từ ngày ở tù về, em không đi đâu cả, nên bạn bè kéo đến chơi, cho em đỡ buồn”. 

Tôi mở cửa xe cho Lợi bước lên, vào làng tìm Kiên và Tình, hai người bạn cùng tù tội. Xe vừa nổ máy, chầm chậm đi, người đàn bà hớt hải chạy theo với khuôn mặt lo lắng. Tôi dừng xe, Lợi xuống nói chuyện một lát. Người đàn bà kia quay vào nhà. Lợi bảo: “Thấy em ra ngoài, mẹ chạy theo hỏi đi đâu ấy mà. Từ ngày ở tù về, mẹ không đi làm gì cả, ở nhà trông em 24/24 như trông đứa trẻ lên 3 ấy”. Tôi hiểu suy nghĩ của mẹ Lợi. 10 năm trời bà đã vất vả ngược xuôi đi tìm công lý cho con thế nào, chỉ có những người trong cuộc mới biết được.
 
Mô tả ảnh.
Những tháng ngày tù tội đã làm cho các chàng trai thành những con người bản lĩnh, sâu sắc (Ảnh: Phạm Ngọc Dương).

Chúng tôi vào nhà Nguyễn Đình Kiên, thì Nguyễn Đình Tình cũng đã ở đó, dưới sự giám sát của… 2 người bố. Ông Nguyễn Đình Thìn, bố của Nguyễn Đình Kiên, sau khi thắp hương khấn vái tổ tiên, quay sang bảo: “Tôi là cán bộ an ninh của xã, phụ trách một tổ an ninh, mấy chục năm góp phần bảo vệ xóm làng bình yên. Nhưng buồn thay, tôi lại không bảo vệ được con mình. Tôi thấy mình làm cha mà có lỗi với con, làm con mà có lỗi với tiên tổ”. Từ ngày con bị đi tù, rồi được minh oan, ông Thìn trở nên chăm chỉ thắp hương khấn vái tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên cũng được ông chăm sóc hàng ngày
 
Mô tả ảnh.
Nhiều khi ông Nguyễn Đình Thìn chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những đấng vô hình (Ảnh: Phạm Ngọc Dương).

Ngồi trước mặt tôi là 3 chàng trai, Nguyễn Đình Kiên (30 tuổi), Nguyễn Đình Lợi (30 tuổi) và Nguyễn Đình Tình (29 tuổi). Cái tuổi này, lẽ ra đã lập thân xong cả rồi. Nhưng với họ, có lẽ, mới là bắt đầu. Không chỉ là sự bắt đầu cuộc sống mới, mà còn bắt đầu một “cuộc chiến” mới, một “cuộc chiến” mà những người chịu án oan đều thấy ngán ngẩm. Họ thường gọi đó là cuộc chiến “trứng chọi đá”, nói theo các cụ thì “châu chấu đá voi”.

3 chàng trai trẻ ngồi trước mặt tôi, không già lắm, không suy sụp quá, trình độ văn hóa mới chỉ lớp 9, nhưng họ rất khác. Họ trầm lắng, họ gãy gọn trong từng câu nói, họ lý luận rất logic và thông minh. Những năm tháng tù đã khiến họ bản lĩnh, sâu sắc. Những điểm này tôi tìm thấy ở những người tù trí thức bị oan sai, chứ không giống với những phạm nhân côn đồ mang tội cướp của, giết người, hãm hiếp.
 
Mô tả ảnh.
Bố con Tình. (Ảnh: Phạm Ngọc Dương). 

Nguyễn Đình Tình thường nhìn vào xa xăm, đôi mắt sâu, và nói chuyện như một người đã “ngộ đạo”. Tình bảo: “Nếu cứ sống với cái quá khứ tù tội thì cuộc đời không còn ý nghĩa gì nữa. Em muốn quên đi, quên càng sớm càng tốt, thì mới sống được. Giờ tâm trí cứ luẩn quẩn với những ngày ở tù, với kiện cáo, với hành trình đi đòi danh dự, thì quả thực khác nào tự mình xây nhà tù mới cho mình”. Tình nói như một nhà tu hành, đã hiểu thế nào là “sắc sắc không không”. Nhưng, tôi vẫn thấy từ đôi mắt của chàng trai trẻ, nước mắt cứ mòng mọng. Tình là người sống nội tâm. Những chàng trai sống nội tâm thường rất mạnh mẽ, kiên cường, dù bề ngoài có vẻ yếu đuối

Chàng cựu bộ đội Nguyễn Đình Kiên có khuôn mặt vui vẻ, hồn nhiên hơn. Kiên hay cười, dù nụ cười không được tươi lắm. Kiên có phong cách và khuôn mặt toát lên vẻ rất đàn ông, nhưng lời lẽ lại hiền lành như một cô gái.

Tôi đặc biệt ấn tượng với đôi mắt của chàng trai Nguyễn Đình Lợi. Đôi mắt to, sâu và rất đen. Xung quanh viền mắt có một dải đen thẫm, giống như một diễn viên được tô vẽ, kẻ mắt trước khi lên sân khấu. Đôi mắt buồn quá. Chẳng lẽ 10 năm không ngủ, 10 năm khóc thầm, đến nỗi, những viền mắt đã lên màu cho da.

Ngược lại với 3 chàng trai, 3 ông bố đều thể hiện quyết tâm sống động, quyết tâm đến kiệt cùng để đòi lại danh dự cho con, cho gia đình, cho dòng họ, cho tổ tiên và cho cả cái ngôi làng đã từng phải mang tiếng nhục nhã vì là nơi sinh ra 3 chàng trai này. Dù các ông đã khóc thầm 10 năm nay rồi, song cứ nhắc đến nỗi oan trái, nỗi nhục nhã mà mình phải gánh chịu, nỗi vất vả long đong lận đận 10 năm đi đòi công lý, nước mắt lại muốn chảy ra. Nỗi buồn lớn khiến con người ta khóc, niềm vui quá lớn cũng khiến con người ta rơi lệ.

Nỗi buồn đan xen những câu chuyện, những hồi ức, dù đã 10 năm trôi qua, vẫn rõ mồn một trong tâm trí họ. Câu chuyện vụ án đình đám cướp của, hiếp dâm tập thể và bắt người oan 10 năm trước hiện về sắc nét từng chi tiết…

(Còn tiếp)…

Theo Phạm Ngọc Dương
VTC news

Lũ ngu

An ninh hay côn đồ hành dân đây?

Chỉ vì bảo vệ đảng
Sẵn sàng hại nhân dân
Hỡi ôi một lũ ngu đần
Chửi cha, hiếp mẹ làm thân tôi đòi
Tiếng dân oán thán khắp nơi
Nỗi oan mất dất, dậy trời đau thương
Xui nhau vì đảng “dọn đường”
Giết dân cho bớt “nhiễu nhương kêu gào”
Lợn viên ác độc vậy sao?
Nhờ dân chịu đổ máu đào ngày xưa
Đảng mới chễm chệ bây giờ
Cớ sao ức hiếp bắt bừa dân tôi?
Án oan giết sống mấy người
Chỉ vì “thành tích” hại đời người ta
Tiếng ác ngày một lan xa….

Lời Bác Hồ dậy “Dân là chủ nhân”
“Cán bộ đầy tớ” trần thân
“Hết lòng vì nước, vì dân” mà làm
Bây giờ đảng thành quan tham
Côn đồ một lũ hung tàn ngu si
Hại danh đảng chẳng ra gì
Giữa đàng chửi bậy còn chi tính người?
Dân như cha mẹ chúng thôi
Mà chúng nhục mạ, thoát lời cuồng điên
Vung nắm đấm, đánh dân liền
Máu thời bình đổ khắp miền Việt Nam
Trước Trung, cả lũ Việt gian
Sợ dúm bốn vó nịnh tràn cung mây
Nhận “anh em”, kính làm “thầy”
Hôn chân ve vuốt “em đây thực tình”
“Chúng ta là một gia đình”
“Cùng ý thức hệ”, nên mình vì nhau…

Biển đảo dâng hết cho Tầu
Đất đai lần lượt bán mau cho rồi
Văn hóa theo đít Trung thôi
Xóa đi truyền thống “sáng ngời” ngày xưa….


TSB

Samstag, 27. Dezember 2014

Hãy thức tỉnh lương tri, vì vận mệnh Tổ quốc



Tôi đọc được bài này của bác Nguyễn Khắc Mai trên mạng, thiết nghĩ những ai có lòng yêu quê hương, đất nước không thể thờ ơ trước vận mạng dân tộc mình. Đời người chỉ có 1 lần, nếu chỉ sống ích kỷ, vì miếng ăn và sự yên ổn tạm thời cho mình, cho gia đình mình mà không màng tới thế sự, bỏ mặc vận nước lâm nguy, mặc đời con cháu chìm đắm trong cảnh nô lệ, bị đè đầu cưỡi cổ, thờ ơ với mọi biến cố xung quanh, đánh mất đi lòng nhân ái vốn có của con người, thì người đó có tồn tại cũng chẳng có nghĩa lý gì trong cuộc đời này.

Chúng ta yêu Hòa bình, nhưng cũng phải biết chuộng Công lý và sự Minh bạch. Đừng để 1 nhóm người vì lợi và quyền của họ, tước đoạt mất của chúng ta những quyền cơ bản nhất. Đẩy Đất nước tới bờ vực mất nước vào tay Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc Việt, kẻ láng giềng chưa bao giờ ngừng tìm cách nuốt chửng Việt Nam.

Bài này là lời tâm huyết của Tác giả tâm sự với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhắc lại những gì mà Hồ Chủ Tịch mong muốn cho dân Việt Nam mình được hưởng khi kêu gọi làm Cách mạng giải phóng Dân tộc. Tôi tin không ai muốn lật đổ chính quyền, tạo xáo trộn xã hội hay gây chiến tranh điêu tàn cho chính Dân tộc mình. Nhưng khi lãnh đạo VN đã xa rời con đường của Bác vạch ra, song lại vẫn tiếp tục lừa mị dân, thì chúng ta cũng phải lên tiếng để Đất nước này, Dân tộc này thoát khỏi vòng nô lệ của chính những kẻ Tư bản mới đang cưỡi trên đầu chúng ta, đẩy Đất nước vào vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, vì sự yếu hèn, tham quyền, lợi của chính họ.



Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang

Đăng lúc: Thứ bảy - 27/12/2014 09:26 - Người đăng bài viết: nguoivietdiendan
Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang - người duy nhất còn lưu lại được sự kính trọng trong lòng dân chúng
Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang - người duy nhất còn lưu lại được sự kính trọng trong lòng dân chúng
(nguoivietdiendan.com) Thực ra khát vọng của ông Hồ không chỉ giành được Độc lập, Tự do cho Dân tộc, mà ông còn mong muốn xây dựng một xã hội Dân chủ, Dân quyền nhưng ...Trích- "Điều cay đắng là, khi nhân dân ta đứng lên làm cuộc khởi nghĩa Tháng Tám với ước vọng Độc lập Tự do, Hạnh phúc với bản Hiến Pháp 1946, thì lần hồi sau đó, từng bước đảng CSViệt Nam đã đổi thay, bội ước, bỏ con đường Dân tộc, Dân chủ, Dân quyền để đi theo con đường tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội" -Hết trích.
(Bài viết của Nguyễn Khắc Mai gửi đăng trên Viet Studies ngày 15/12/2014)

 
 
Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”. Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”. Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do. Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì. Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.

 
Hồ Chí Minh còn có một câu nói hay nữa là, làm sao cho dân ta dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Câu đó được nói vào năm 1967. Như thế là đã gần một nữa thế kỹ. Những quyền dân chủ ở Việt Nam vẫn là chắp vá, những thứ mà nhân loại tiến bộ sáng tạo ra nhân dân nhiều nước đã dùng được, hưởng được, thì Việt Nam ta lại tìm các ngăn cấm. Thật là cay đắng. Cho nên cụ Hồ trước khi mất đã phải di chúc, ”cần một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.” Sau cụ thấy dùng chữ "chiến tranh" có thể bị hiểu lầm, không lợi, nên cụ xóa chữ tranh và thay bằng chữ đấu. (Ai muốn biết thấu đáo cứ giở Di chúc do NXB ST in)
 
Điều cay đắng là, khi nhân dân ta đứng lên làm cuộc khởi nghĩa Tháng Tám với ước vọng Độc lập Tự do, Hạnh phúc với bản Hiến Pháp 1946, thì lần hồi sau đó, từng bước đảng CS Việt Nam đã đthay, bội ước, bỏ con đường Dân tộc, Dân chủ, Dân quyền để đi theo con đường tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội (rồi khi thất bại đã đánh tráo khái niệm mà đỗ tội cho cái gọi là chủ nghĩa bao cấp. Thật ra bao cấp là một phương thức mà nhân loại hiện nay vẫn sử dụng trong những nhà nước phúc lợi. Các nước phương Tây bao cấp rất hay gấp cả vạn lần Việt Nam ta.) Từ 1959, khi xóa bỏ Hiến Pháp 1946 để đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô viết lạc hậu (nay đã phá sản chính trên quê hương của nó), thì Việt Nam ta có cùng một trình độ phát triển, có mặt còn nhỉnh hơn nhiều nước trong khu vực. Nay hơn nửa thế kỷ trôi qua, khi Dân tộc ta trao vào tay lãnh đạo của đảng 
cộng sản, thì Việt Nam ngày càng trì trệ, lạc hậu. (Xin xem công trình của một nhóm chuyên gia của Harvard, Việt Nam Phát triển theo hướng rồng bay). Có nhũngnghiên cứu trong nước khẳng định rằng để bước vào giai đoạn hiện đại, Hàn Quốc chỉ đi trong vòng 40 năm, và chỉ chi phí bằng già nửa tiêu phí của Việt Nam.. Có đất nước hiện đại đã hoàn chỉnh. Giao thông vận tải, trên bộ. trên biển, trên không tiên tiến, hiện đại. Các ngành sản xuất hiện đại với công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, làm nền cho một nền kinh tế tri thức hình thành. Khoa học và giáo dục (dẫu còn những tiêu cực) vẫn là một nền khoa học và giáo dục tiên tiến hiện đại, chẳng kém gì quốc tế. Vốn xã hội, mặt bằng pháp lý, nhân cách con người phát triển, văn minh (cứ xem cách ứng xử xã hội sau vụ chìm phà Sewoon thì rõ). Có người bảo, Hàn Quôc họ lợi dụng được kỹ thuật và tài chính Mỹ. Thế thì tại sao Việt Nam không biết đàng lợi dụng. Có nhiều người nói với tôi một cách hài hước rằng, vì Hàn quốc không có được đảng cộng sản lãnh đạo!

 
Còn chúng ta, cũng chừng ấy thời gian, lại đầu tư gấp đôi người ta, mà chưa có bất cứ lĩnh vực nào hình thành được mặt bằng của một quốc gia phát triển. Cả giao thông, cả nhũng ngành kinh tế mũi nhọn, cả khoa học và giáo dục, cả vốn xã hội, chất lượng con người, cả luật pháp, thể chế (đến nỗi 40, 50 năm vẫn ỳ ạch trong quốc nạn tham nhũng, gần như vô kế khả thi!). Một nước nông nghiệp, vốn là chủ nhân của nền văn minh lúa nước, cũng chỉ bán nông sản thô, nông dân vẫn sống nghèo nàn, không thể vươn lên làm chủ xây dựng được một nền nông nghiêp hiện đại. Mọi lĩnh vực đều nham nhỡ, không hình thành cho được những mặt bằng cho sự phát triển tương xứng của dân tộc trong thời đại mới.
 
Trong các cuộc họp vừa rồi, các cử tri đã nói với anh vấn nạn tham nhũng. Nhưng thử hỏi có ba công cụ lớn để chống tham nhũng, là tư pháp, cảnh sát, và báo chí, thì cả ba đều yếu ớt lại cũng tham nhũng thì dẫu cái ủy ban phòng chống tham nhũng có ba đầu sáu tay nữa, cũng đành bó tay mà thôi. Cái cay đắng là người ta chỉ quan tâm đến giải pháp quan liêu hành chính, lập ban nọ ban kia, mà không biết coi trọng xây dựng cho bằng được công cụ văn minh, hữu hiệu.

Một quốc gia phát triển được trong thời hiện đại, có bốn yếu tố. Một là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên của chúng ta tuy không giàu, nhưng nhiều ưu thế. Chỉ tính riêng vị trí địa lý thôi, thì đây quả là một thế mạnh của Việt Nam. Hai là truyền thống văn hóa. Rất nhiều điều là vốn xã hội cho phát triển. Ba là tố chất của con người. Tố chất con người Việt có những ưu trội rất phù hợp cho tiến trình hiện đại. Bước vào thời văn minh tin học, chính một kỹ sư Việt là người sáng chế chiếc máy tính điện tử vào 1953, trước đó là máy tính cơ học. Nhiều trí thức, chuyên gia, nghệ sỹ ở tầm quốc tế. Nhiều người thợ Việt Nam chế tạo ... (mất chữ)
Phải thừa nhận rằng mọi quan hệ xã hội hiện hữu của chúng ta từ chính trị, chính sách, luật lệ, thể chế, tư duy đều tiêu cực, không thích ứng cho một xã hội phát triển. Chúng ta bị cầm tù trong một thể chế vừa lỗi vừa lầm, khiến cho mọi ưu thế của đất nước không phát huy được. Cả ba điều ưu trội của xã hội Việt đều không thể phát triển trong thể chế và thiết chế chính trị xã hội hiên nay.
Chỉ tính 40 năm qua, kể từ khi thống nhất đất nước đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đời Bộ Chính Trị, đất nước ta vẫn như con gà mắc tóc, loanh quanh luẫn quẫn, không vùng thoát ra được một tình thế hiểm nguy. Nguy cơ mất đất, mất biển trời, mất chủ quyền vào tay Trung Hoa bá quyền Đại Hán, ngày càng hiểm nguy hơn. Thế mà đường lối đối ngoại vẫn là nhất biên đảo, vẫn tiếp tục lệ thuộc Trung Quốc. Chúng tôi từng cảnh báo "Giàn khoan 981 là chuyện nhỏ, Gạc Ma mới là chuyện lớn. Quả nhiên họ đã lấp đỗ đất đá biến Gạc Ma, Bãi Chữ Thập thành quân cảng, thành sân bay quân sự, đặt gươm kề cổ chúng ta. Thế mà Chủ tịch nước, Quốc Hội, Chính phủ đều không có động thái đủ sự cần thiết, lui tới cũng chỉ là mấy câu tuyên bố của người phát ngôn của Bộ ngoại giao, việc trước nghiêm trọng, việc sau nghiêm trọng hơn, cũng chỉ mấy luận điệu nhàm chán quen thuộc khiến “Tàu” chỉ cười khẩy mà thôi. Phải tính lại đường lối đối ngoại căn cơ hơn, đúng đắn, hợp lý hơn.
Thời đại này, nhân loại, tất yếu không loại trừ Việt Nam, có ba hiểm họa toàn cầu. Một là hiểm họa biến đổi khí hậu,và dịch bệnh nguy hiểm đều do con người đã làm đảo lộn sinh thái gây ra. Hai là những bùng nổ xã hội do phân hóa giàu nghèo, do tích tụ hậu quả của những chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa phi nhân tính gây ra. Và ba là hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố và khuynh hướng đế quốc bá đạo tiêu biểu là cái gọi là nhà nước Hồi giáo cực đoan IS, và Trung Hoa đang hưng phát và quyết tâm đi theo vết xe đỗ của chủ nghĩa đế quốc. Cho nên đường lối sai lầm biến mình thành chú ngựa lẽo đẽo chạy theo cổ xe của chủ là không thể chấp nhận.Trung Hoa chẳng mong gì hơn là tình hình cứ nhẹ nhàng, nước chảy bèo trôi như chúng ta đang làm.
 
Về đối nội, điều cay đắng là: 
a. Cho đến nay,tri qua 11 Đại hội,thời gian là 84 năm,nhưng đảng không biến mình thành một đảng văn minh, đạo đức. Học thuyết đầy mâu thuẫn, ngụy luận và đánh tráo khái niệm. Đường lối sai lầm (chính các kỳ đại hội cũng phải thừa nhận) đã dẫn đến khủng hoảng chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục…lạc hậu kéo dài. Tổ chức và phương thức hoạt động của đảng tồn tại nhiều nghịch lý. Rõ ràng mọi thiết chế xã hội đều tồn tại và hoạt động với hai điều: Hiến định và Luật định. Duy chỉ đảng là đang hoạt động không có luật định để điều tiết. Xã hội và Nhà nước không thể kiểm soát, giám sát được. Đảng đang trở thành tổ chức chính trị hoạt động ngoài luật pháp. Để cho tình hình Việt Nam suy thoái và trì trệ suốt trong mấy chục năm qua không thể bỏ ra ngoài trách nhiệm và năng lực của các đời ban lãnh đạo của Nhà nước và của Đảng. Đặc biệt là Nhà nước khi đã được Dân ủy nhiệm, trước hết nó phải làm tròn nghĩa vụ với Dân, nó phải kiểm soát và điều tiết được hoạt động của đảng cầm quyền. Điều cay đắng là chúng ta không làm được sự cần thiết, văn minh như vậy.

 
b. Một hệ thống công chức xây dựng từ 1946, ngày càng phình to, hiệu quả kém, tham nhũng nặng nề, quan liêu, hành dân. Về nguyên tắc và đạo lý, đội ngũ này phải là lực lượng cầm trịch cho công cuộc kiến tạo một quốc gia dân tộc phục hưng, phát triển. Họ không đóng được vai trò đó, trở thành vừa là tội đồ, vừa là 
nạn nhân.

c. Một nền kinh tế lạc hậu kéo dài, gia công, lệ thuộc, tiêu phí nhiều thời gian, đầu tư cao mà hiệu quả thấp. không có một ngành mũi nhọn nào làm được nhiệm vụ đầu tàu cho sự phát triển.
d. Khoa học, giáo dục, văn hóa trì trệ, lạc hậu, không tạo ra được chất lượng con người để có khả năng đổi mới mình và đổi mới xã hội. Có hai ví dụ cay đắng. Một là, như anh Vũ Ngọc Hoàng, Ủy Viên Trung Ương, Phó Ban Tuyên Giáo TrungƯơng, đã ngậm ngùi nói, người ta sang mình làm ăn thì đều là ông chủ, nhà quản lý, còn dân mình đi sang họ thì chỉ là ô sin, đầy tớ. Thứ hai là một ông nông dân giỏi cơ khí, phát minh sáng tạo không có đất dụng võ trong nước, lại được nước láng giềng sử dụng rất trọng vọng. Ở các nước văn minh tiên tiến hiện nay, họ đã có một phương thức sử dụng trí thức rất hay. Đó là mọi việc, mọi lĩnh vực của Đất nước, thì giới trí thức phải là người đầu tiên “bàn cho nát nước” (phải đến độ nước mà cũng phải nát). Rồi nhà chính trị, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý mới tiếp thụ để ứng dụng vào chủ trương, chính sách của mình. Chúng ta đang làm ngược lại. Vì thế trì trệ, lạc hậu kéo dài không đáng có. Trong một khóa trước, tôi từng thưa với Bộ Chính trị, với ban khoa giáo do GS Nguyễn Đình Tứ làm trưởng rằng "Chính sách trí thức hàng đầu phải là “Bái trí vi sư”, nghĩa là phải biết tôn trí thức làm thầy". Anh Tứ nói với tôi, anh nói đúng nhưng họ không làm được.
 
e. Một nền chính trị dân tộc, thân dân, dân chủ, văn minh tiên tiến, tất yếu phải phát triển Xã Hội Dân Sự. Xã hội dân sự chính là môi trường, là chỗ tựa nương của mọi người, mọi thiết chế xã hội. Kể cả chính đảng cũng phải tựa nương vào xã hôi dân sự mà đàng hoàng, tử tế, văn minh đạo đức lên. Xã hội dân sự chính lai môi sinh nuôi dưởng mọi cá thể và cộng đồng của xã hội. Chúng ta xưng là đảng tiên phong, nhà nước văn minh, nhưng không tô bồi vun xới cho xã hôi dân sự hình thành và phát triển, lại còn mắng nhiếc nó như một số bài đăng trên báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân. Một trăm năm trước Đông Kinh Nghĩa Thục từng dạy: Chính phủ chẳng qua chỉ là người dân nắm chính quyền. Mọi người cầm quyền, đều không phải thánh nhân, nếu không có xã hội dân sự điều tiết, giám sát và giáo dục chắc chắn họ sẽ tự biến mình thành vua chúa phong kiến, như Anh Nguyễn Văn An từng cay đắng thừa nhận Bộ Chính Trị là vua tập thể! Trong khi Các Mác khẳng định “Nhà nước chính trị có cơ sở tự nhiên là gia đình, cơ sở nhân tạo là xã hội dân sự” (cũng thuật ngữ ấy, chúng ta dịch là xã hội công dân). Còn chúng ta hiện nay thì trên báo Nhân Dân lại có bài coi xã hội dân sự như thù như địch! Nghe nói BBT còn chỉ thị không được nói, không được bàn về xã hôi dân sự! Chính Các Mác còn khẳng định: ”Dân chủ nghĩa là Chính Phủ được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội.”

 
Điều cay đắng là những tư tưởng hợp lý tiến bộ của Mác thì chúng ta không nghiên cứu, không áp dụng, lại đi áp dụng những tư tưởng lỗi thời và sai lầm mà chính Mác đã phủ định.Tôi xin nêu một ví dụ cay đắng nữa là cuối đời, khi Mác trò chuyện với Bakounin,ông nói: ”Một khi giai cấp công nhân giành được chình quyền, họ sẽ thực hiện một chế độ ủy trị, dể cho mọt số người tự ứng cử và bầu cử nhằm cai trị họ. Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một Nhà nước kiểu mới, họ sẽ lập tức tỉnh ngộ, thấy mình là con rối, là nô lệ, là con mồi cho những tham vọng mới”. Dự báo này là một quả đắng vì nó là hiện thực trong tất cả các nước theo Lê nin, theo Mao Trạch Đông, lập kiểu nhà nước xô viết tiến lên chủ nghĩa xã hội! Ngày nay giai cấp công nhân ở nước ta là giai cấp cùng khổ nghèo hèn, thất học vô quyền.Gần đây, anh em tuyên huấn gay gắt phê phán những người có tư tưởng muốn đa đảng. Nhưng chính Mác và Ăng nghen trong Tuyên ngôn Cộng sản lại tuyên bố khẳng định “các đảng cộng sản của các dân tộc phải phấn đấu để đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc, dân chủ”. Mác nói phải phấn đấu để đoàn kết và hợp tác, chúng ta đã phấn đấu ngược lại! Thành ra, chính chúng ta chống lại Mác, chống lại cương lĩnh gốc của mình!

 
Tôi xin chia sẻ với Anh vài suy tư của mình. Rõ ràng khác với những kẻ khác, Anh sẵn sàng lắng nghe ý kiến cay đắng. Dân mình có câu thuốc đắng đã tật. Nhiều triết gia hiện đại cũng khẳng định tiếp nhận ý kiến khác mình thì nhân đôi được kiến thức. Hồ Chí Minh từng nói “ tự do tư tưởng hóa ra là tự do phục tùng chân lý. Như thế phản đề của cụ là tự do tư tưởng là tự do không phục tùng ngụy lý! Còn Mác thì nói “tự do báo chí" (tôi thêm tự do tư tưởng) là sự sám hối của nhân dân trước bản thân mình, mà lời sám hối thật tâm thì có cơ cứu rỗi.”

 
Liệu chúng ta có thật tâm sám hối đặng cứu rỗi đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nguy trước một Trung Hoa đế quốc, bá quyền nước lớn (mà Tập Cận Bình vùa tuyên bố), liệu có nhanh chóng thoát ra sự suy đồi, trì trệ, bảo thủ, lạc hậu hiện nay hay không. Mác từng nói khi lịch sử đã đặt ra vấn nạn của nó, nhất định sẽ có câu trả lời.

 
Kính chúc Anh thân tâm an tịnh.
 
Nguyễn Khắc Mai
Tác giả bài viết: Nguyễn Khắc Mai

http://nguoivietdiendan.com/vi/news/Chinh-Tri/Hau-chuyen-voi-anh-Nguyen-Tan-Sang-4154/

Nạn ăn cắp đồ tại cảng hàng không VN khiến Việt kiều khiếp đảm

Có lẽ chưa bạo giờ nạn ăn cắp đồ trong vali của Việt kiều về thăm quê lại xảy ra nhiều và trắng trợn như bây giờ. Riêng bản thân tôi cũng đã từng bị rạch vali lấy một số mỹ phẩm, nước hoa đắt tiền. Hỏi thì họ nói là vali bị vỡ, do khi vận chuyển bị quăng mạnh thôi. Đòi bồi thường thì họ đòi hóa đơn mua hàng, mà có mấy ai mua đồ về lại lưu và cầm theo hóa đơn đâu? 
Ở chỗ tôi có 3 gia đình mất cả vali, thì 2 gia đình đành chỉ nhận 300 đô tiền bồi thường, trong khi đồ trong vali trị giá cả nghìn Euro. Riêng 1 anh, do trong 1 vali của cả gia đình, để toàn đồ đắt tiền, trị giá mấy ngàn Euro, nên khi quay trở sang Đức đã thuê luật sư kiện hãng hàng không VN với tương đối đủ hóa đơn mua hàng, và anh đã thắng kiện, nhận lại khoảng 70 phần trăm tiền hàng bị mất.
Nhưng cũng có 1 chị cầm tiền về xây nhà cho bố mẹ, sợ mang trong người phía Đức kiểm tra, nên cho 25 nghìn vào trong tất đút trong đôi giầy để vào vali, bị chúng rạch lấy mất, nhưng kêu cũng ko có bằng chứng, đành ngậm ngùi nuốt đắng cay, thề lần sau ko đi hàng không VN.
Còn một cô sinh viên về phép, lớ ngớ để 1 máy chụp ảnh Digital, 1 I phon mới tinh trong vali, bị lấy mất mà vali vẫn nguyên khóa, về nhà mở ra mới biết, khóc hết nước mắt.
Một chị khác cùng chuyến bay Thai Arline với tôi từ Mỹ về gặp nhau ở Bangok thì kể lần về trước đi VN Arline mang về mấy chiếc váy đầm hạng sang, bị lục lấy mất 4 chiếc, mà vali vẫn nguyên vẹn, về nhà mở ra mới biết, tức lộn ruột nhưng không kêu ai được vì mình về tới nhà rồi, do đó, lần sau chị sơ, bảo tôi nên mở vali kiểm hàng ngay sau khi nhận, rồi mới ra, để nếu mất còn kiện. 
Song các bạn nên nhớ: muốn kiện phải cầm theo các hóa đơn mua hàng trước khi về phép và danh sách đồ để trong vali nhé. Nếu không, mất cả vali, họ chỉ bồi thường 300 đô/ vali thôi. Như vậy, chúng vẫn lãi to, vì có mấy ai về mà đồ dưới 1000 đô quà tặng đâu?
Nạn ăn cắp đồ của hàng không VN đã trở thành khủng khiếp, nên hầu như chỉ những ai có con nhỏ, nghèo, ko có đồ đắt tiền mới đi VN Arline. Còn bình thường khi bán vé máy bay, những người bán vé biết mình là ai, thường khuyên và nói thật tình trạng mất đồ trong vali, mất cả vali của hàng không VN cho mình biết trước và cũng nói trước là họ không chịu trách nhiệm liên đới, nếu có chuyện đó xảy ra. Tránh bị lôi vào kiện cáo sau này.
Đó là chưa kể nạn hạch sách, xin đểu của nhân viên hải quan và nạn móc túi, rạch đồ, cướp giật ngay trên đường phố VN nữa. Thật buồn!

“Xứ gì mà ăn cắp, ai còn dám về”


Vào những ngày cuối năm, gần Tết, bà con Việt Kiều từ khắp nơi đổ về Việt Nam để vui chơi, đoàn tụ với gia đình. Và, thời điểm này cũng là mùa làm ăn của cán bộ hải quan ở những phi trường lớn, như: Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), Nội Bài (Hà Nội).
 
Hành lý của chị Uyên bị dán bằng băng keo dính chằng chịt sau khi rọc hành lý. Ảnh: Người Đưa Tin.

Cali Today News -  Lợi dụng việc bà con Việt Kiều thường mang quà về để tặng thân nhân nhưng lại tránh lôi thôi với việc khai thuế hay những rắc rối với nhân viên phi trường, cán bộ hải quan thường yêu cầu Việt Kiều phải “xì” ra từ hai mươi đến vài trăm Mỹ kim. Số tiền ấy không phải quá lớn so với Việt Kiều, nhưng hành động “trấn lột” của nhân viên hải quan làm nhiều người khinh bỉ. Không những vậy, một số còn rạch hành lý, lấy trộm cắp đồ đạc ở bên trong.
 
Trên tờ Người Đưa Tin cho biết, vào ngày 19/12 một nữ hành khách tên Uyên đáp chuyến bay từ Thái Lan về Sài Gòn. Lúc ra khỏi cổng nhận hành lý thì vali của chị đã “biến dạng”, khắp hành lý bị dán loại băng keo trong chằng chịt xung quanh.
 
“Họ lấy bút đâm chỗ dây kéo để rọc ratheo đường dây kéo. Đồ dày quá họ không kéo lại được nên mới dán lại bằng băng dính…” - chị Uyên cho biết như vậy.
 
Trước đó, một người có tài khoản Facebook là Gigi Ngo cho đăng dòng status để tố cáo việc hành lý của mình bị rọc để trộm đồ. Cô này cho hay, vali bị rọc để lấy thuốc bổ, vitamin và hai chai nước hoa. Chẳng những vậy, chị này còn bị hải quan “trấn lột” 200 ngàn khi qua cửa hải quan.
 
Dòng status của Gigi Ngo nhanh chóng được cư dân mạng ủng hộ, share để tố cáo hành vi “trấn lột” và trộm cắp của nhân viên phi trường. Một trong những comment trên Facebook của Gigi Ngo cho biết: “Chị mình về thăm quê hương, cũng mang chút quà về biếu cho gia đình. Đem về mấy thùng, cũng bị xé cho tơi tả. Kiểm tra lại thì ôi thôi, bị lấy mỗi thứ một ít. Cũng may là không lấy laptop, chứ lấy thì không biết kiện ai. Hỏi nhân viên: Sao đồ của tôi trước khi bao bọc rất kĩ, mà giờ thì như thế này. Vậy mà còn mất đồ nữa. Họ chỉ trả lời: Tụi em không biết, chuyển qua nhiều chặng lắm chị à. Thôi đành ngậm ngùi cho qua.
 
Trong những comment, có người đã viết lên với tất cả sự phẫn nộ: “Xứ gì mà ăn cắp, ai còn dám về?”.
 
Cách đây không lâu, một số công ty bưu chính đã lên tiếng về việc các gói hàng, bưu kiện thường bị rạch túi, móc ruột, thiếu trọng lượng hàng hóa sau khi vận chuyển qua đường hàng không. Trung tâm Khai thác Vận chuyển (Bưu điện thành phố Hà Nội) cho biết, trong năm 2012 Trung tâm này đã phải giải quyết hơn 20 vụ mất cắp hàng hóa khi nhận hàng gửi từ hàng không.
 
Thông thường, loại hàng hóa dễ bị trộm là điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số. Sở dĩ có chuyện này là vì loại mặt hàng này có giá trị tại Việt Nam, rất dễ bán ở thị trường. Một lãnh đạo của công ty chuyển phát nhanh Bưu điện cho biết rằng, vì thường xuyên bị mất điện thoại di động khi gửi qua đường hàng không nên công ty này phải dừng nhận chuyển điện thoại của khách hàng.
 
Trước đây, trên tờ Infonet cho biết, công ty chuyển phát nhanh Tín Thành đã từng bị mất kiện hàng gồm 10 chiếc điện thoại di động iPhone 4S khi gửi qua hàng không. Thủ phạm của vụ đánh cắp trên do công an khám phá ra gồm 3 nhân viên của Tín Thành câu kết với 3 nhân viên kho hàng của phi trường Tân Sơn Nhất để lấy trộm kiện hàng.
 
Quả thực, với tình trạng hành lý bị rạch, đồ đạc bị mất trộm, nhân viên hải quan “trấn lột” trắng trợn thì liệu còn ai thoải mái về thăm quê?
 
Người Quan Sát