Tiếng Sóng Biển vốn yêu trẻ con, và ghét thói đạo đức giả của các sư hổ mang thời nay mượn tấm áo cà sa che đậy những việc làm phản đạo, bôi nhọ danh tính đạo Phật, nên theo dõi sát sao về vụ việc tại chùa Bồ Đề, TSB đã vô cùng phẫn nộ và đặt dấu hỏi: Việc đặt tên các bé trùng nhau hoàn toàn như vậy có ý gì? Sư Đàm Lan có biết việc này không? Tại sao khi nhận vào chùa, đều có chứng từ là trẻ bị bỏ rơi, nay những đứa trẻ được coi là "mất tích" bỗng lại được "tìm thấy" là do "mẹ đẻ đón về nuôi". Liệu "mẹ đẻ" đó có giống trường hợp "mẹ đẻ" Nguyệt đã bị bắt, có giấy chứng sinh cho 2 đứa con chỉ cách nhau .....vài ngày không? Tại sao chính quyền quận Long Biên và Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chưa gì đã tuyên bố sư Đàm Lan vô tội? Tại sao ông Long đã vội tuyên bố "không có trẻ mất tích bí ẩn"? Danh sách những người thiện nguyện đưa 11 cháu, CSĐT nói "tìm ra 11 cháu" nhưng trên thực tế, còn thiếu 3 cháu không có trong danh sách CSĐT "tìm ra".
Nhìn ngay trong danh sách này các cháu toàn được đặt tên là Anh và có tới 3 cặp trùng tên Duy Anh, Tuấn Anh và Hoàng Anh. Riêng 2 cháu đều được đặt tên là Cù Duy Anh. Tôi thấy đây đúng là 1 âm mưu có tính toán trước của bà Đàm Lan, chứ không thể đổ tội cho riêng cô Trang được, vì nếu 1 mình cô Trang làm, thì bà Đàm Lan cũng phải thắc mắc, tại sao đám trẻ lại được đặt trùng tên nhau? (vì bà ta đi đăng ký với Quận) Và đáng lẽ Quận Long Biên cũng phải đặt ra câu hỏi y như thế chứ. Chỉ với mục đích xóa dấu vết đứa bị bán đi, thay bằng đứa sau mà không cần đăng ký, thì mới làm vậy, chứ thiếu gì tên gọi mà đặt trùng nhau? Tại sao danh sách họ đưa có 3 cháu khác mà CSĐT lại tìm thêm ra 3 cháu khác nữa? Liệu còn bao nhiêu cháu trùng tên kiểu này đã bị "mẹ đẻ" kiểu cô Nguyệt "đón về nuôi" và bán đi? Không lẽ riêng cô Trang bán cho cô Nguyệt tới 4 đứa con (trong đó có bé Công) mà bà Đàm Lan sư trụ trì chùa vẫn không biết? Các bạn chú ý thêm phần lời khai của cô Trang rằng:
"việc phủ nhận những thông tin về việc mua bán trẻ em đều do sự chỉ đạo của sư Đàm Lan. Trang đã rất bức xúc khi hay tin sư Đàm Lan phủ nhận vai trò của Trang trong chùa Bồ Đề."
Và việc bà Đàm Lan ra lệnh cho cô chỉ được xuất cho mỗi người 1.000 đồng/xuất ăn, trong khi ở quê, bà ta xây nhà ngang dãy dọc hoành tráng và công phu, tốn kém, tỉa tót tới từng chi tiết. Nếu bà ta từ tâm thật, thì không bao giờ nuôi con mà bỏ con đói khát, khổ sở đến thế. Nếu bà ta mộ đạo cũng phải biết Đức Phật không cần vàng son, chỉ cần làm sao cho chúng sinh thoát khỏi khổ nạn mà thôi. Xây nhà thờ họ cho bà ta ở quê lớn thế, bà lấy tiền đâu ra nếu không phải là ăn cắp lòng từ bi của chúng sinh cho việc cúng dường? và bòn rút tiền của lòng hảo tâm đóng góp cho lũ trẻ? hoặc tồi tệ hơn là bán trẻ con làm con nuôi?Dù thế nào thì bà ta cũng là người có lỗi và không thể thoát tội trong việc này.Tôi cứ cảm thấy có điều gì đó không bình thường khi chính quyền Hà Nội ra sức bênh vực sư Đàm Lan ngay từ khi chưa tiến hành điều tra. Liệu mọi chứng từ của bà Lan có được chính quyền tìm cách hợp pháp hóa về sau, nhằm che đậy và bịt đi sự xấu xa đê tiện này, vì làm xấu mặt lây cả chính họ chăng?
sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn.
11 cháu bé ở chùa Bồ Đề không bị mua bán, "mất tích"
Theo Dân trí - Trả lời báo chí chiều 12/8, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, bước đầu xác định không có chuyện "mất tích" 11 đứa trẻ ở chùa Bồ Đề. Phần lớn các cháu này đều đã được mẹ đẻ đưa về nuôi.
Công bố thông tin vụ án tính đến thời điểm hiện tại, phía cơ quan điều tra cho biết, qua xác minh bước đầu, chưa có đủ căn cứ để khẳng định sư thầy Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề - có liên quan đến vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.
Công bố thông tin vụ án tính đến thời điểm hiện tại, phía cơ quan điều tra cho biết, qua xác minh bước đầu, chưa có đủ căn cứ để khẳng định sư thầy Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề - có liên quan đến vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.
Trả lời báo chí trong buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều nay, ông Phan Đăng Long cho biết, đến thời điểm này, trách nhiệm và sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan chưa được kết luận do có một số trục trặc về hành chính.
Ông Long cho biết, thông tin chính thức về vụ án sẽ có kết luận sớm nhất vào ngày mai, 13/8. Phía quận Long Biên có thể sẽ tổ chức họp báo vào ngày 14/8 để thông báo kết quả vụ việc.
Ông Long nói thêm, hiện tại Thủ đô Hà Nội cũng như trên cả nước có nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ em, có nhiều đóng góp cho xã hội. Nếu chỉ vì vụ việc mua bán trẻ em này mà “vơ đũa cả nắm” là không thỏa đáng. Tuy nhiên vụ án này cũng là bài học rất lớn để các cơ sở cũng như cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý.
Không có chuyện 11 trẻ "mất tích bí ẩn"
Về thông tin 11 trẻ em trong chùa Bồ Đề mất tích, theo ông Long, cơ quan CSĐT đã làm sáng tỏ. Theo đó có 10 cháu được gia đình bố mẹ đẻ đón về hoặc đang sống cùng mẹ đẻ, người thân; 1 cháu được nhận làm con nuôi.
“Bước đầu thông tin cho thấy không có chuyện mua bán đối với 11 cháu bé này” - ông Long khẳng định.
Kết quả xác minh 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích của CQĐT.
Chiều 12/8, Thượng tá Nguyễn Viết Chức - Phó Trưởng Công an quận Long Biên (Hà Nội) - cho biết, đã xác minh rõ lai lịch, danh tính 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích tại chùa Bồ Đề.
Cơ quan điều tra làm rõ, khi các cháu này được nhận vào chùa Bồ Đề, nhà chùa đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.
Danh sách chi tiết 11 cháu bé được Cơ quan Công an làm rõ như sau:
1. Cù Duy Anh, sinh năm 2008, mẹ đẻ là Dương Thị Đ., sinh năm 1985, hiện đang làm lao động ở Malaysia, để lại Duy Anh cho mẹ đẻ của chị Đ. là bà La Thị L., sinh năm 1966 nuôi. Địa chỉ: Xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Hiện cháu đã đổi tên thành Dương Đ.M., đã đăng ký HKTT và ở cùng bà ngoại ở địa chỉ trên.
2. Kiều Vi Anh, sinh năm 2009, tên khai sinh là Lương V.A., hiện đang sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Lương Thị K., sinh năm 1988, HKTT tại Đầm Hồng, Ngọc Hội, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
3. Cù Huy Anh, sinh năm 2012, sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Nguyễn Thị L., sinh năm 1989, HKTT tại Đông Hải, Nghi Thu, Cửa Lò, Nghệ An.
4. Cù Tuấn Anh, sinh năm 2008, hiện đang sống cùng mẹ đẻ là Vũ Thị H. tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
5. Tuấn Anh, tên khai sinh là Vũ M.T., sinh năm 2006, con chị Vũ Thị H., sinh năm 1990, HKTT tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, Hưng Yên. Hiện cháu và mẹ đang sống tại địa chỉ trên.
6. Triều Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị D., sinh năm 1990, HKTT tại Mẫu Đông, Văn Yên, Yên Bái. Ngày 29/3/2012, chị D. xin đưa cháu Triều Anh về nhà. Hiện cháu đang sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
7. Cù Hoàng Anh, sinh năm 2011, mẹ tên H. (không rõ địa chỉ), bị đẻ rơi ở quán Internet. Khi sinh con H. mới 16 tuổi. Hội Trái tim nhân ái đã đưa hai mẹ con vào chùa. Hiện H. đã bỏ đi, cháu Hoàng Anh vẫn sống tại chùa Bồ Đề.
8. Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 2010, con chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1986, HKTT và ở tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội. Chị H. đang làm việc tại Trường mầm non xã Cát Quế. Tháng 3/2011, chị H. đưa cháu Hoàng Anh về nuôi. Hiện cháu đang sinh sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
9. Cù Duy Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị P., sinh năm 1981, HKTT tại xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, hiện ở tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Hiện chị P. đang làm công nhân tại Mỹ Hào, Hưng Yên.
10. Cù Bảo Anh, sinh năm 2008, tên khai sinh Khuất V.H., con chị Mai Thị H., sinh năm 1979, HKTT tại xã Phù Ninh, Phù Ninh, Phú Thọ. Cháu Anh đang làm con nuôi của chị Lê Hồng N., sinh năm 1984, HKTT tại phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
11. Tùng Anh, tên khai sinh là Lâm Thuận T., sinh năm 2007, con chị Phan Thị T., sinh năm 1984, HKTT tại Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định. Chị T. đưa cháu về từ tháng 12/2007. Hiện, cháu đang sống cùng mẹ đẻ ở địa chỉ trên.
Quốc Đô - Quang Phong
Trả lời báo chí trong buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều nay, ông Phan Đăng Long cho biết, đến thời điểm này, trách nhiệm và sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan chưa được kết luận do có một số trục trặc về hành chính.
Ông Long cho biết, thông tin chính thức về vụ án sẽ có kết luận sớm nhất vào ngày mai, 13/8. Phía quận Long Biên có thể sẽ tổ chức họp báo vào ngày 14/8 để thông báo kết quả vụ việc.
Ông Long nói thêm, hiện tại Thủ đô Hà Nội cũng như trên cả nước có nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ em, có nhiều đóng góp cho xã hội. Nếu chỉ vì vụ việc mua bán trẻ em này mà “vơ đũa cả nắm” là không thỏa đáng. Tuy nhiên vụ án này cũng là bài học rất lớn để các cơ sở cũng như cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý.
Không có chuyện 11 trẻ "mất tích bí ẩn"
Về thông tin 11 trẻ em trong chùa Bồ Đề mất tích, theo ông Long, cơ quan CSĐT đã làm sáng tỏ. Theo đó có 10 cháu được gia đình bố mẹ đẻ đón về hoặc đang sống cùng mẹ đẻ, người thân; 1 cháu được nhận làm con nuôi.
“Bước đầu thông tin cho thấy không có chuyện mua bán đối với 11 cháu bé này” - ông Long khẳng định.
Kết quả xác minh 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích của CQĐT.
Chiều 12/8, Thượng tá Nguyễn Viết Chức - Phó Trưởng Công an quận Long Biên (Hà Nội) - cho biết, đã xác minh rõ lai lịch, danh tính 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích tại chùa Bồ Đề.
Cơ quan điều tra làm rõ, khi các cháu này được nhận vào chùa Bồ Đề, nhà chùa đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.
Danh sách chi tiết 11 cháu bé được Cơ quan Công an làm rõ như sau:
1. Cù Duy Anh, sinh năm 2008, mẹ đẻ là Dương Thị Đ., sinh năm 1985, hiện đang làm lao động ở Malaysia, để lại Duy Anh cho mẹ đẻ của chị Đ. là bà La Thị L., sinh năm 1966 nuôi. Địa chỉ: Xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Hiện cháu đã đổi tên thành Dương Đ.M., đã đăng ký HKTT và ở cùng bà ngoại ở địa chỉ trên.
2. Kiều Vi Anh, sinh năm 2009, tên khai sinh là Lương V.A., hiện đang sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Lương Thị K., sinh năm 1988, HKTT tại Đầm Hồng, Ngọc Hội, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
3. Cù Huy Anh, sinh năm 2012, sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Nguyễn Thị L., sinh năm 1989, HKTT tại Đông Hải, Nghi Thu, Cửa Lò, Nghệ An.
4. Cù Tuấn Anh, sinh năm 2008, hiện đang sống cùng mẹ đẻ là Vũ Thị H. tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
5. Tuấn Anh, tên khai sinh là Vũ M.T., sinh năm 2006, con chị Vũ Thị H., sinh năm 1990, HKTT tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, Hưng Yên. Hiện cháu và mẹ đang sống tại địa chỉ trên.
6. Triều Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị D., sinh năm 1990, HKTT tại Mẫu Đông, Văn Yên, Yên Bái. Ngày 29/3/2012, chị D. xin đưa cháu Triều Anh về nhà. Hiện cháu đang sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
7. Cù Hoàng Anh, sinh năm 2011, mẹ tên H. (không rõ địa chỉ), bị đẻ rơi ở quán Internet. Khi sinh con H. mới 16 tuổi. Hội Trái tim nhân ái đã đưa hai mẹ con vào chùa. Hiện H. đã bỏ đi, cháu Hoàng Anh vẫn sống tại chùa Bồ Đề.
8. Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 2010, con chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1986, HKTT và ở tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội. Chị H. đang làm việc tại Trường mầm non xã Cát Quế. Tháng 3/2011, chị H. đưa cháu Hoàng Anh về nuôi. Hiện cháu đang sinh sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
9. Cù Duy Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị P., sinh năm 1981, HKTT tại xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, hiện ở tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Hiện chị P. đang làm công nhân tại Mỹ Hào, Hưng Yên.
10. Cù Bảo Anh, sinh năm 2008, tên khai sinh Khuất V.H., con chị Mai Thị H., sinh năm 1979, HKTT tại xã Phù Ninh, Phù Ninh, Phú Thọ. Cháu Anh đang làm con nuôi của chị Lê Hồng N., sinh năm 1984, HKTT tại phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
11. Tùng Anh, tên khai sinh là Lâm Thuận T., sinh năm 2007, con chị Phan Thị T., sinh năm 1984, HKTT tại Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định. Chị T. đưa cháu về từ tháng 12/2007. Hiện, cháu đang sống cùng mẹ đẻ ở địa chỉ trên.
Quốc Đô - Quang Phong
Trong số 11 bé đựợc xác minh, vẫn thiếu 3 bé không có tên trong danh sách:
Cơ quan công an sẽ tiếp tục xác minh về 3 trong số 11 đứa bé “biến mất” ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội).
Sau khi báo chí đăng tải kết quả xác minh về 11 trẻ em “biến mất” tại chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội), đại diện nhóm thiện nguyện (những người đứng đơn đề nghị điều tra) cho biết, thông tin này vẫn chưa đầy đủ.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - đại diện nhóm thiện nguyện cho biết, trong đơn gửi Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 – Công an TP. Hà Nội), nhóm đã đề nghị xác minh về 11 cháu bé. Trong kết quả mới đây của công an quận Long Biên cũng có 11 cháu. Nhưng 3 cháu không trùng với đơn đề nghị.
Trường hợp điển hình là cháu Việt Anh - một trong 11 đứa trẻ được nhóm thiện nguyện liệt kê trong đơn. Cháu Việt Anh có khá nhiều thông tin cùng hình ảnh. Tuy nhiên, trong bản xác minh của cơ quan công an mới đây không có tên cháu.
Bé Việt Anh được nhận vào chùa từ khoảng tháng 10/2007. Tháng 5/2009, bé không còn ở chùa Bồ Đề nữa. Vụ “biến mất” của bé Việt Anh từng khiến báo chí tốn giấy mực vào thời gian đó. Đến nay, cháu Việt Anh vẫn để lại một dấu hỏi lớn với nhiều người.
Ảnh chứng minh bé Việt Anh từng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại chùa Bồ Đề
Ngoài ra, có 2 trường hợp khác là bé Minh Anh và Mai Anh. Nhóm thiện nguyện gặp Minh Anh ở chùa năm 2007 khi bé được gần 1 tuổi. Bé Mai Anh đón vào chùa năm 2009, nhưng gần đây, nhóm thiện nguyện cũng không thấy nữa.
“Chúng tôi chỉ cần biết, các cháu đã đi đâu. Và cũng chỉ cần chúng vẫn sống khỏe mạnh.” – Bà Ngọc nói.
Trả lời chúng tôi, cán bộ điều tra Công an quận Long Biên cho biết, bản báo cáo về 11 cháu bé vừa qua là tổng hợp kết quả xác minh từ nhiều nguồn. Còn đơn của nhóm thiện nguyện là do Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 – Công an TP. Hà Nội) thụ lý. Công an quận Long Biên xác minh các trường hợp theo đề nghị phối hợp của PC45.
Trước câu hỏi của chúng tôi, cán bộ điều tra cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với PC45 kiểm tra làm rõ. Cán bộ này cũng xin thông tin về ba cháu bé nói trên và khẳng định sẽ có kết quả xác minh sớm nhất.
Trong một diễn biến khác, hôm qua (12/8), Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra (Công an TP. Hà Nội) đối với Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi, quản lý trẻ ở chùa Bồ Đề) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) về tội “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” và tạm giam 4 tháng. Trang bị tình nghi bán cháu bé Cù Nguyên Công (ở chùa Bồ Đề) cho Nguyệt với giá 35 triệu đồng.
Nguồn : Khám Phá
Nguồn gốc bất minh của những đứa “con nuôi”
Tại một con ngõ nhỏ nằm trên phố Giáp Nhị, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, đối tượng Phạm Thị Nguyệt thuê nhà sống cùng chồng là Phạm Văn Hữu, quê ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Anh Hữu làm nghề lái xe taxi, thu nhập trung bình, nên căn nhà thuê chỉ đủ để kê một chiếc giường đôi, một khoảng trống nhỏ để vừa chiếc võng xếp. Tất cả các bé đều được cho, nhận bằng giấy viết tay, như cách mà Nguyệt và Trang đã yêu cầu Trần Thị Thu H. viết khi bán bé Cù Nguyên Công.
Khi bị bắt, Nguyệt đã lợi dụng hai “con nuôi” là Phạm Đức Anh, Phạm Gia Hân để kêu khóc, ăn vạ. Nguyệt còn thản nhiên yêu cầu các trinh sát: “Các anh phải đợi để em còn cho con em bú đã rồi đi đâu thì đi”. Tuy nhiên, khi các trinh sát đưa ra các tài liệu khẳng định Nguyệt không thể mang thai, những đứa “con nuôi” mà Nguyệt đang sở hữu đều không đúng thủ tục pháp lý, Nguyệt mới cúi đầu nhận tội.
Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề
Giải thích về việc phải đi thuê nhà trọ, thu nhập thấp, nhưng lại nuôi tới bốn đứa trẻ ở tầm tuổi còn quá nhỏ, Nguyệt nói: “Vì thương các cháu và muốn nuôi các cháu, coi các cháu như con mình. Riêng bé Cù Nguyên Công, em tốn kém hàng trăm triệu chữa bệnh cho cháu và đưa sang tận Thái Lan chữa bệnh”. Thế nhưng, khi giải thích về nguồn tiền để mua bé Công, Nguyệt lại nói: “Em phải đi vay lãi để đưa cho H. và Trang, coi như đó là chút tiền bồi dưỡng vì họ đã có công sinh ra con em”.
Nguyệt còn cho biết, đầu năm 2012 đã từng gặp Nguyễn Thị Thanh Trang và gửi một em bé bị bỏ rơi nhiễm HIV vào chùa. Đứa bé này do Nguyệt nhặt được, hiện vẫn đang sống trong chùa Bồ Đề.
Sinh nở chỉ cách quãng… vài ngày
Chiều 4/8, chúng tôi tìm về Trình Viên, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội để xác minh thông tin về ngôi mộ của bé Cù Nguyên Công mà Nguyệt khai đã chôn ở quê chồng vào tháng 6/2014.
Tại đây, bà Đinh Thị Tươi (mẹ chồng Nguyệt) kể: “Tháng 3/2014, Nguyệt đưa về ba đứa trẻ là Phạm Đức Anh, Phạm Gia Bảo (tên do Nguyệt đặt cho bé Cù Nguyên Công), Phạm Gia Hân về nhà chơi. Cả Hữu và Nguyệt đều nói đó là con đẻ của chúng. Nguyệt nói dối rằng Gia Hân - Gia Bảo là một cặp sinh đôi, còn bé Đức Anh do Nguyệt sinh trước đó hơn một năm. Trong lòng tôi không tin lắm, vì nếu nó sinh thì ít nhất tôi phải biết nó mang bầu vào lúc nào chứ! Trong khoảng thời gian cách đây vài năm, hầu như tháng nào Nguyệt cũng theo chồng về nhà rồi lại đi. Chúng tôi ngỡ ngàng lắm, nhưng vì Hữu khăng khăng nhận là con nó thì chúng tôi không còn cách nào khác là phải tin. Từ khi có con, không bao giờ Nguyệt về nhà chồng nữa”.
Ngày 21/6, bà Tươi nhận được điện thoại của anh Hữu thông báo bé Gia Bảo ốm nặng khó qua khỏi, đang ở bệnh viện nên vội vàng thu xếp đến bệnh viện, nhưng chiều hôm sau 27/6, cháu Gia Bảo đã qua đời vì bệnh sởi biến chứng. Trong đêm, gia đình bà Tươi đã đưa xác cháu bé về chôn cất tại nghĩa trang của thôn. Sau khi cúng ba ngày cho cháu bé, Nguyệt nhờ bà Tươi hàng ngày thắp hương, cúng cơm cho bé Gia Bảo rồi ra Hà Nội. Kể từ đó, cô ta không một lời hỏi han đến việc cúng kiến cho cháu bé. Cách đây ít ngày, Nguyệt và Hữu về xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Gần một tuần sau thì Nguyệt bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi “mua bán trẻ em”.
Tại thời điểm bị phát hiện đang sở hữu hai “con nuôi” trái phép, Nguyệt cũng lưu giữ nhiều giấy chứng sinh giả mạo mang tên Nguyệt là mẹ đẻ. Trong đó thể hiện, khoảng cách các lần sinh nở chỉ cách nhau... vài ngày. Bên cạnh đó, một số giấy khai sinh đứng tên Nguyệt là mẹ đẻ, có tên các cháu khác nhau, nhưng phần tên của người bố để trống. Ngay khi hay tin được mời về trụ sở công an làm việc liên quan đến sự mất tích của cháu Cù Nguyên Công, Nguyệt đã liên tục có hành vi chống đối, khi biết không thể chối cãi được mới mặc cả “nương tay giúp em, hết bao nhiêu để em lo liệu”.
Hiện Công an Hà Nội đã lập biên bản, niêm phong ngôi mộ được cho là mộ bé Cù Nguyên Công để tiến hành khai quật, giám định ADN, nhằm xác thực cái chết của bé.
Để phục vụ quá trình điều tra, hai cháu bé là “con nuôi” của Nguyệt, tạm thời được gửi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 (Hà Nội).
Bữa ăn của trẻ chỉ có giá 1.000 đồng
Trước khi bị bắt, Nguyễn Thị Thanh Trang có cuộc nói chuyện ngắn với chúng tôi, theo đó, Trang khẳng định việc phủ nhận những thông tin về việc mua bán trẻ em đều do sự chỉ đạo của sư Đàm Lan. Trang đã rất bức xúc khi hay tin sư Đàm Lan phủ nhận vai trò của Trang trong chùa Bồ Đề. Trang nhờ chúng tôi bảo vệ giúp những đứa con của cô đang sống trong chùa này. Theo Trang, từ khi Trang làm quản lý khu nuôi trẻ, mỗi ngày sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn.
Theo Báo Phụ nữ TPHCM
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen