Seiten

Montag, 25. August 2014

Tâm sự của một người đàn ông

Tiếng Sóng Biển cũng không còn trẻ nữa, lại giao tiếp nhiều nên đọc được bài viết này và ao ước: Giá đàn ông VN cũng có được những suy nghĩ này, thì chẳng bao giờ trong gia đình có chuyện cãi lộn, coi thường nhau và cuộc sống sẽ đẹp hơn biết bao nhiêu bởi sự chia sẻ, cảm thông và chung tay trong mọi việc, cùng nhau xây dựng gia đình HP.

Đàn ông VN thường ví bồ như Phở, lâu ko có lại thèm. Nhưng họ không hiểu rằng người vợ (tức Cơm) mới bền bỉ bên họ trong mọi thăng trầm, là điểm tựa vững chắc cho cuộc đời họ, nên họ phải có trách nhiệm chia sẻ và gánh vác việc nhà cùng với vợ.

"Tôi là giám đốc một công ty, lương tháng ba nghìn đô, cao gấp chục lần vợ tôi nhưng khi về nhà thấy vợ hì hụi trong bếp, tôi vẫn sẵn sàng lao vào nhặt rau, rán cá bình thường. Thậm chí có lúc nhìn mặt thấy vợ tôi mệt tôi luôn giục nghỉ đi, để tôi làm.Bạn bè, bố mẹ, gia đình, nhân viên của tôi trong cơ quan đều biết việc này nhưng tôi lấy đó làm hãnh diện chứ không bao giờ có suy nghĩ “thằng đàn ông kém cỏi mới rửa bát” như bạn. Thậm chí nhân viên ở cơ quan còn ngưỡng mộ vì sếp là người tình cảm, yêu chiều vợ hết mực.
Chúng ta làm việc 8 giờ, vợ cũng phải làm việc 8 giờ. Cớ gì sau giờ làm mình được phép gác chân xem tivi còn vợ thì đầu tắt mặt tối nấu ăn, rửa bát, chăm con? Làm đàn ông, sức dài vai rộng thì phải ba đầu sáu tay, không quản ngại giúp vợ chứ đi làm về cơm bưng nước rót thì chả xứng làm chồng. Lấy vợ chứ có phải lấy osin đâu? Yêu vợ, thương vợ thì càng phải xắn tay áo vào làm đỡ đần vợ.
Quan điểm của tôi là, dù bạn có là thủ tướng, là giám đốc to đến đâu đi chăng nữa thì về nhà bạn cũng chỉ là một người chồng, một người cha bình thường. Đừng mang địa vị cao thấp trong xã hội, chuyện thu nhập ra so đo như thế. Tổng thống Mỹ Bush còn công khai chuyện ông rửa bát cho vợ trên truyền hình một cách tự hào được cơ mà? Cớ sao bạn lại coi đó là sự nhu nhược?
Các cụ ta vẫn thường bảo “của chồng công vợ” quả đúng không sai, tôi tạo dựng cơ ngơi, mua nhà, mua xe cho vợ con cuộc sống sung túc, nhưng vợ lại là chỗ dựa tinh thần của tôi. Vợ tuy không kiếm tiền bằng tôi nhưng lại phải chăm sóc, nuôi nấng con cái, chăm lo cho gia đình thì vất vả vô cùng. Điều này còn quý giá gấp vạn lần cái lương ba nghìn đô kia!"

Samstag, 23. August 2014

Freitag, 22. August 2014

Đêm Hoa Quỳnh nở

TSB ví Hoa Quỳnh như một trinh nữ mà mỗi đời con gái chỉ có 1 lần. Một lần duy nhất rực rỡ rồi tàn phai theo qui luật của tạo hóa. Giờ "Hoàng đạo" đó, hoa Quỳnh thường chọn nở vào giữa đêm trăng sáng vằng vặc, cứ e ấp từ từ từng cánh một rất dịu dàng, quyến rũ. Chỉ những người tinh tế và đủ kiên nhẫn mới chờ xem được Hoa Quỳnh nở. Hương hoa Quỳnh lúc đó tỏa ra thật nồng nàn, nó không thơm ngát như hoa hồng, không hắc như hoa Sữa, không mát như hoa Lan, nhưng nồng nàn lan tỏa, càng ngửi càng....nghiền.



Hoàng lộc đêm, Quỳnh hương hé nở
Trăng ngoài song rạng rỡ đầy trời
Cánh khoe nhụy, ngập ngừng trăn trở
Bỡ ngỡ nồng nàn, sương ngậm lả lơi

Trong trắng vài giờ, Quỳnh thôi sẽ rũ
Sắc hương nồng, lưu mãi trong tôi
Như sao băng, vụt ngời tinh tú
Lộng lẫy hào quang, thoáng chốc tuột rơi

Chính nụ Quỳnh như lời nhắn nhủ
Bước đầu đời khó lắm người ơi
Sống trăm năm vật vờ - không đủ
Vài phút thôi, mang trọn sắc hương trời!

Chưa thưởng thức mùi Quỳnh hương quyến rũ
Hiểu làm sao thấu lúc tàn rơi?!
Xuân con gái chỉ một lần bừng nở
Dấu ấn ngày sau, ghi nhớ suốt đời

Đêm Trinh nữ ngỡ ngàng trăn trở
Như cánh hoa e ấp sáng ngời
Hương nụ Quỳnh thơm nồng lúc đó
Mùi ái ân đượm mãi không phôi!

Dễ thương lắm, phút giây Quỳnh nở
Là lúc trăng trong, rực rỡ sắc ngời
Dù thăng trầm đời nhiều hận tủi
Nhưng tình nồng, vẫn mãi trao người!


TSB

Nụ cười và giọt nước mắt

Khi chưa gặp anh, TSB cứ sống trong thầm lặng của tâm hồn mình với nỗi đau khó nói giấu trong tim. Cứ khóc thầm, nhưng gắng sống vì con. Chính vì thế cũng tự hủy hoại dần trái tim vốn mỏng manh và yếu đuối của mình. Đã có khi....TSB tưởng mình không thể gượng được nữa, nhưng .... rồi duyên nợ với đời vẫn còn. 
TSB đã gặp anh. Anh mang lại cho mình sức sống, niềm tin vào cuộc đời, an ủi và động viên, chìa tay ra nắm chặt bàn tay nhỏ bé của mình, chia sẻ cùng mình mọi buồn vui trong cuộc sống, chỉ cho mình biết làm nhiều thứ mà xưa nay mình không biết. Mình bị cuốn theo sự hiểu biết sâu sắc, bản lĩnh đàn ông, tính cách vững vàng, đĩnh đạc, tự tin, vui vẻ và hóm hỉnh của anh. Chợt nhận ra một "nửa trái táo Adam" của mình mà mình vẫn hằng mơ....Thế là giữa nụ cười vẫn có những giọt nước mắt vui mừng và hạnh phúc. Mình bỗng cảm thấy lòng bình an đến lạ....



Suốt  đời em, đâu chỉ có niềm vui?
Vẫn còn đó, những ngậm ngùi chua xót…
.
Cuộc tình nào, dù chứa chan mật ngọt
Ẩn dấu trong tim, chút giọt lệ sầu
Giữ nụ cười tươi, mắt ứa lệ đau
Lòng không muốn tự vò nhầu cuộc sống.

Tâm hồn Biển luôn mênh mang thoáng rộng
Sóng vẫn xôn xao nồng ấm nghĩa tình
Lặng lẽ dìu thuyền về bến đậu xinh
Chôn tâm sự riêng một mình cay đắng.

Chợt gặp được anh, nhớ trong thầm lặng
Tâm thiện mở ra, chan nắng cho đời
Lời thương dịu dàng, thi tứ chơi vơi
Niềm mong ước, sáng ngời khuôn mặt mới

Tấm chân tình chúng mình cùng trao gửi
Với nụ cười duyên, giọng nói ngọt ngào…
Lệ bỗng tràn mi, xúc cảm thanh tao
Hết đau đớn, máu thôi trào tim nhỏ…

Nước mắt, nụ cười hòa tan trong gió
Bởi có anh, trăng tỏ giữa biển đời!
Tiếng sóng lòng em ngân khúc tình khơi
Ngợi ca hạnh phúc rạng ngời trong sáng

Giọt l rơi trên môi cười lãng mạn
Bởi anh bên em, trăng chạm biển tình
Giữa khóc - cười là nắng ấm bình minh
Một ngày mới in bóng hình hai đứa…..


TSB

Những người tôi yêu

Mặc dù TSB không còn Cha Mẹ từ rất lâu lắm rồi, nhưng tình cảm giành cho Đấng sinh thành không bao giờ phai nhạt, khiến mỗi khi nhớ lại, TSB vẫn nhớ như in những ngày Cha mẹ còn sống, TSB đi học xa nhà.



Tôi thương mẹ, chiều vàng ngóng đợi
Đứa con xa, bạc tóc mỏi mòn
Suốt đời lặng lẽ vì con
Lo toan tất cả, chẳng tròn giấc thu

Tôi kính cha, nhớ lời nhắc nhủ
Dậy dỗ con ngàn thứ trong đời
Bản lĩnh, trung thực, thức thời
Tấm gương sáng, nguyện suốt đời theo đuổi

Tình gia đình trọn niềm vui mới
Chốn bình yên, điểm tựa an lòng
Biết cuối trời, mẹ vẫn trông
Dù xa cách, vẫn ấm nồng nhung nhớ



Thương anh nhiều, yêu từng nhịp thở
Nỗi khát khao, trăn trở đêm dài
Niềm hạnh phúc cho ngày mai
In đáy mắt, hình bóng ai yêu dấu

Chỉ nhớ em, tình mong bến đậu
Thu lá bay, đau đáu từng chiều
Hướng cuối trời ngóng người yêu
Như sóng cuốn, bao nhiêu điều da diết

Chợt gặp nhau, tình yêu thêu dệt
Nụ cười nở hoa, quên hết nỗi buồn
Hạnh phúc ngọt ngào nụ hôn
Quên đêm dài giữa bồn chồn say đắm

Nghĩ về con, lòng biển sâu thẳm
Thương thật nhiều, chăm bẵm, nâng niu
Mong con khôn lớn từng chiều
Mọi vất vả vì con yêu, mẹ gánh

Vì Tổ Quốc, khó khăn chẳng tránh
Góp chung tay, sức mạnh diệt thù
Giữ gìn bờ cõi ngàn thu
Vì núi sông, dẫu ngục tù chẳng ngại!


TSB

Dienstag, 19. August 2014

Thành tâm với Đức Phật, phải làm trong sạch sư sãi tại chùa chiền - Vụ chùa Bồ Đề còn nhiều ẩn khuất

Tiếng Sóng Biển là một người không qui y theo đạo, bởi vẫn thích mặc đẹp và không thích đồ chay. Mặc dù ăn rất ít và chủ yếu là rau quả, nhưng vẫn phải có tí thịt hay cá, tôm trong bữa. Không tục uống, vì chỉ uống nước khoáng không ga, nhưng lại có Đức tin và cũng thỉnh 2 pho tượng Phật từ chùa về nhà để thờ phượng. Mặc dù không đọc kinh, nhưng khi nào trong lòng bất an, tâm không tịnh cũng ngồi tĩnh tâm niệm Phật và cố gắng sống thanh bạch, giúp người, giúp đời.
TSB quan niệm: Muốn tôn vinh Đức Phật, trước hết phải làm trong sạch cửa chùa. Hàng ngũ Sư Sãi là người thay mặt Đức Phật để hành đạo, mang lại điều ân phước cho thế gian, nên phải thông tường Đạo Pháp, phải Chay Tịnh, Thanh Bạch: Không vi phạm 5 điều răn dạy của Đức Phật đối với một người bình thường là: Không sát sinh, không tham lam, không dâm đãng, không rượu bia và không tức giận.
Một Phật tử có thể có 1 cuộc sống bình thường, vẫn có gia đình, con cái, nhưng hạn chế thú vui nhục dục quá độ và cố gắng hạn chế thịt cá để tránh sát sinh (tránh việc người khác phải giết súc vật để phục vụ nhu cầu của mình), gắng làm nhiều việc từ thiện, năng trau dồi kiến thức để góp ích cho xã hội, cố gắng bao dung và vị tha.
Nhưng một Nhà Sư thì tuyệt nhiên phải ăn chay vì không sát sinh hay xui người khác sát sinh. Không uống đồ có hơi men, nên cũng không có chuyện đàn đúm, tụ hội. Không được nghĩ tới chuyện trai gái (phải diệt dục hoàn toàn) nên không thể có gia đình riêng. Sống đơn thân, giản dị, nên không trữ tiền bạc, tất cả chỉ dùng để làm phước cho chúng sinh. Không cần nhà cao cửa rộng. nhưng lại phải bách việc tinh thông, để truyền đạo của Đấng Phật Tổ cho nhuyễn. Và dù hoàn cảnh nào cũng không được tức giận, ăn nói bỗ bã.
Chính vì vậy, TSB ghét cay ghét đắng những kẻ mượn danh, khoác áo tu hành để lừa chúng sinh kiếm tiền đắp đổi cho bản thân, gia đình, dòng họ. Vì Đức tin trong sạch, TSB luôn chống lại những kẻ lừa mị nhân dân, chắp tay niệm Phật nhưng lại làm những điều tàn ác thế này.

Tôi không thể hiểu nổi tại sao ông Long, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội lại bênh vực bà Đàm Lan ngay từ khi chưa tiến hành điều tra đến thế? Liệu đây là chỉ thị cấp trên phải "chôn" vụ này để "giữ tiếng" cho Phật giáo "quốc doanh"? Hay đây là một đường dây buôn trẻ có tổ chức dây dính tới chính quyền? Tại sao phải chờ tới ngày 19.08 mới tuyên bố được những gì "đã điều tra ra" từ cả tuần trước? Hay phải chờ để chính quyền "hoàn thiện hồ sơ"? Tại sao danh sách 11 cháu bé trùng tên mà Thiện nguyện viên đưa lên có cả ảnh và nhận dạng, năm sinh không được trả lời rõ ràng? Trong khi báo chí lề phải lại loan truyền tin "đã điều tra ra 11 trẻ ở chùa Bồ Đề không hề bị mất tích"? Nhưng chị Ngọc, lãnh đạo nhóm Thiện nguyện lại khẳng định còn thiếu 57 cháu so với danh sách từ 2013 tới nay không có mặt tại chùa Bồ Đề? Và đặc biệt nhấn mạnh về 11 cháu trùng tên mà nhóm đòi tìm ra vẫn vắng mặt không rõ lý do.
Tại sao bà Đàm Lan nuôi trẻ mà để bé Tâm Anh trong tình trạng này? Trong khi nhóm Thiện nguyện xin cho bé được đi chữa bệnh gấp và chịu mọi phí tổn, mà bà ta không cho đi? Hay cố tình để vậy để kêu gọi lòng trắc ẩn của những nhà Hảo tâm, xin tiền về xây khu thờ tự của dòng họ mình ở quê?
Càng muốn bày tỏ lòng kính Phật bao nhiêu, chúng ta càng phải góp một tay, bóc trần bộ mặt thật của những nhà "sư" kiểu này đang tràn lan khắp nơi trên cả nước. Chính vì bản thân họ không tin, chỉ coi sư là "một nghề" kiếm tiền dễ dàng mới dám làm bậy.
Ai nói gia đình bà Lan 7 người thì có tới 6 người đi tu, nên xây "Từ đường" dòng họ hoành tráng như thế là "phải rồi"? Họ lấy tiền đâu ra? Sư thì có ai trả lương đâu mà có tiền? Họ cũng phải "ăn mày cửa Phật" để dung thân đó thôi. Tiền "công đức" là để tu bổ chùa và làm từ thiện chứ nhà sư dù có ở bất cứ đâu cũng không được phép lấy tiền đó đắp đổi cho bản thân, dòng họ. Đã một lòng tu tập, thì ân phước, Cha Mẹ cũng được thơm lây trên thiên đàng, cần gì phải xây Từ đường hoành tráng? Nếu có hiếu, bà ta cũng có thể đặt bát nhang cho họ tộc mình trong chùa như bao chúng sinh khác mà.

Theo Báo Mới ngày 19.08.2014

Tình trạng sức khỏe của bé Tâm Anh rất nguy cấp, suy dinh dưỡng nặng, các vết loét ở chân rất dày và có nguy cơ nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện tình trạng sức khỏe của bé Tâm Anh đang rất nguy cấp
Ngày 18/8, đại diện một nhóm thiện nguyện đã có đơn kêu cứu gửi báo chí và cơ quan chức năng đề nghị can thiệp để đưa một bé tại chùa Bồ Đề ra khỏi khu nhà Mở chùa Bồ Đề, để điều trị chữa bệnh, bảo đảm tính mạng cho cháu.
Chị Bùi Thùy Linh, thành viên của nhóm EB ở Hà Nội, một nhóm thiện nguyện được lập ra để hỗ trợ các bé bị bệnh EB - (bệnh ly thượng bì bóng nước, một loại bệnh hiếm) có đơn gửi đến các cơ quan báo chí, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, đề nghị can thiệp để được đưa bé Kiều Tâm Anh (tên thường gọi là bé Bông, gần 3 tuổi) đang sống ở chùa Bồ Đề đến Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị.
Trong đơn kêu cứu, đại diện nhóm EB cho biết nhóm đã phát hiện Tâm Anh năm 2012 khi bé được khoảng 20 ngày tuổi, đang nằm chờ chết ở gầm cầu thang trong khu vực chùa Bồ Đề. Khi đó, những vết thương có giòi, bốc mùi trên cơ thể bé.
Nhóm EB đã vận động viện phí và các chi phí hàng trăm triệu đồng để chăm sóc bé Bông. Do bệnh của bé rất cần chăm sóc đặc biệt nên có thành viên trong nhóm đề nghị nhận Bông làm con nuôi để chăm sóc tại gia đình, nhưng nhà chùa từ chối.
Hiện nay, đại diện nhóm thiện nguyện cho biết, bé Bông đã được gần 3 tuổi, nhưng tình trạng sức khỏe rất nguy cấp, suy dinh dưỡng nặng, các vết loét ở chân rất dày và có nguy cơ nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị Linh nói xin cho các bé ở chùa Bồ Đề đi bệnh viện rất khó, ngoại trừ các trường hợp sốt cao, có co giật cần phải đi cấp cứu thì người chăm sóc trẻ xin sư thầy cho đi, còn những trường hợp bệnh mãn tính như bé Bông thì xin đi bệnh viện khó khăn hơn.
"Vì vậy, nhóm EB đề nghị các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí vào cuộc khẩn cấp giúp đỡ cháu Kiều Tâm Anh được đưa tới bệnh viện để chăm sóc, cứu chữa kịp thời để không đe dọa đến tính mạng của cháu.
Đại nhiện nhóm cũng khẳng định sẽ đứng ra nhận trách nhiệm chăm sóc, bảo hộ và chi trả viện phí trong suốt thời gian bé Tâm Anh nằm viện.
Cùng ngày, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, một trong ba nguyên đơn đang đề nghị làm rõ có hay không 11 trẻ em biến mất ở chùa Bồ Đề, cho biết: qua so sánh danh sách trẻ ở chùa Bồ Đề tháng 5/2013 và hiện nay, các chị thấy có nhiều trường hợp trẻ em có tên trùng nhau và vắng mặt chưa rõ lý do:
- Các bé Cù Dũng Anh sinh năm 2012 và Cù Dũng Anh chưa rõ năm sinh,
- Cù Lê Anh sinh năm 2009, Kiều Lê Anh sinh năm 2011,
- Hai bé Kiều Yến Anh sinh năm 2011 và 2012, Cù Bảo Anh sinh năm 2013...
Tổng số trẻ vắng mặt so với danh sách năm 2013 lên đến 57 cháu.
Chị Ngọc cũng cho biết hiện chưa nhận được trả lời của cơ quan công an về sự vắng mặt của 11 trẻ mà các chị đã chăm sóc trong giai đoạn 2007-2012 nhưng đến nay không còn có mặt tại chùa.
Chiều nay (19/8) kết quả thanh tra vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề sẽ chính thức được công bố trong cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội.
Theo ông Phan Đăng Long – Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: “Trong cuộc họp, ngoài việc đưa ra những kết luận chính thức liên quan đến nghi án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, các cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ hơn về cơ sở chăm sóc trẻ em tại chùa Bồ Đề, về số lượng trẻ sống trong chùa, và hướng giải quyết cho các trẻ bị bỏ rơi tại đây trong thời gian sắp tới”.
P.V (Tổng hợp)
Theo báo Gia đình VN - Một số hình ảnh mà phóng viên ghi lại:

Các bạn đoán thử xem xây dựng cả khu lớn và kỳ công thế này giá bao nhiêu? Nếu chỉ đáng 500 triệu thì mình cũng muốn xin 1 mảnh đất cỡ này, nhưng xây thêm 1 dãy nữa không cần cầu kỳ như vậy để làm trại trẻ mồ côi thực sự, dành yêu thương cho các con - Tiếng Sóng Biển
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 1
Toàn cảnh ngôi nhà thờ của dòng tộc ni sư Thích Đàm Lan
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 2
Ngôi nhà 5 gian dùng để thờ cúng tổ tiên
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 3
Ngôi nhà thờ chính nổi bật với kiến trúc cổ
Ngôi nhà thờ này được xây dựng theo kiến trúc cổ 5 gian với mái cong uốn lượn, hàng cột đá được trạm khắc công phu, toàn bộ cánh cửa bằng gỗ được đục đẽo tỉ mỉ và tinh xảo.
Ngôi đền thờ của dòng tộc vị ni sư này được xây 5 bậc thềm bằng đá có điêu khắc họa tiết công phu. Nhà thờ có tường bao chạy bao quanh khuôn viên rộng lớn, nổi bật giữa khung cảnh làng quê.
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 4
Hiên nhà được lát đá, cột đá trạm trổ công phu
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 5
5 bậc thềm đá làm tinh xảo
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 6
Tất cả các cửa dẫn vào trong nhà đều làm bằng gỗ
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 7
Mái ngói mũi hài thường dùng trong kiến trúc đền thờ
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 8
Người dân trong vùng cho hay: "Ngôi nhà thờ này được xây từ rất lâu rồi và bây giờ vẫn đang được xây dựng".
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 9
  
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 10
Nhà thờ chính đã xây dựng đến những khâu cuối cùng
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 11
Bên cạnh nhà thờ chính là nhà ngang dùng để phục vụ sinh hoạt
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 12
Cửa nhà ngang cũng được làm bằng gỗ

"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 13
Phía sau nhà chính là công trình hồ nước, thủy đình chưa xây dựng xong
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 14
Khuôn viên phía sau ngôi nhà thờ với khuôn viên rộng rãi, đẹp mắt dù vẫn đang trong quá trình xây dựng
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 15
Phía sau nhà ngang là khu phần mộ của gia đình ni sư Thích Đàm Lan
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 16
Tường bao dài chạy dọc khu nhà
"Choáng ngợp" nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan 17
Con đường dẫn vào nhà thờ cũng được đổ bê tông sạch sẽ

Theo GĐVN

Donnerstag, 14. August 2014

Kết quả điều tra 11 trẻ "mất tích bí ẩn" ở chùa Bồ Đề không trùng khớp. Có chuyện che đậy của chính quyền chăng?

Tiếng Sóng Biển vốn yêu trẻ con, và ghét thói đạo đức giả của các sư hổ mang thời nay mượn tấm áo cà sa che đậy những việc làm phản đạo, bôi nhọ danh tính đạo Phật, nên theo dõi sát sao về vụ việc tại chùa Bồ Đề, TSB đã vô cùng phẫn nộ và đặt dấu hỏi: Việc đặt tên các bé trùng nhau hoàn toàn như vậy có ý gì? Sư Đàm Lan có biết việc này không? Tại sao khi nhận vào chùa, đều có chứng từ là trẻ bị bỏ rơi, nay những đứa trẻ được coi là "mất tích" bỗng lại được "tìm thấy" là do "mẹ đẻ đón về nuôi". Liệu "mẹ đẻ" đó có giống trường hợp "mẹ đẻ" Nguyệt đã bị bắt, có giấy chứng sinh cho 2 đứa con chỉ cách nhau .....vài ngày không? Tại sao chính quyền qun Long Biên và Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chưa gì đã tuyên bố sư Đàm Lan vô tội? Tại sao ông Long đã vội tuyên bố "không có trẻ mất tích bí ẩn"? Danh sách những người thiện nguyện đưa 11 cháu, CSĐT nói "tìm ra 11 cháu" nhưng trên thực tế, còn thiếu 3 cháu không có trong danh sách CSĐT "tìm ra". 
Nhìn ngay trong danh sách này các cháu toàn được đặt tên là Anh và có tới 3 cặp trùng tên Duy Anh, Tuấn Anh và Hoàng Anh. Riêng 2 cháu đều được đặt tên là Cù Duy Anh. Tôi thấy đây đúng là 1 âm mưu có tính toán trước của bà Đàm Lan, chứ không thể đổ tội cho riêng cô Trang được, vì nếu 1 mình cô Trang làm, thì bà Đàm Lan cũng phải thắc mắc, tại sao đám trẻ lại được đặt trùng tên nhau? (vì bà ta đi đăng ký với Qun) Và đáng lẽ Quận Long Biên cũng phải đặt ra câu hỏi y như thế chứ. Chỉ với mục đích xóa dấu vết đứa bị bán đi, thay bằng đứa sau mà không cần đăng ký, thì mới làm vậy, chứ thiếu gì tên gọi mà đặt trùng nhau? Tại sao danh sách họ đưa có 3 cháu khác mà CSĐT lại tìm thêm ra 3 cháu khác nữa? Liệu còn bao nhiêu cháu trùng tên kiểu này đã bị "mẹ đẻ" kiểu cô Nguyệt "đón về nuôi" và bán đi? Không lẽ riêng cô Trang bán cho cô Nguyệt tới 4 đứa con (trong đó có bé Công) mà bà Đàm Lan sư trụ trì chùa vẫn không biết? Các bạn chú ý thêm phần lời khai của cô Trang rằng: 

"việc phủ nhận những thông tin về việc mua bán trẻ em đều do sự chỉ đạo của sư Đàm Lan. Trang đã rất bức xúc khi hay tin sư Đàm Lan phủ nhận vai trò của Trang trong chùa Bồ Đề."

Và việc bà Đàm Lan ra lệnh cho cô chỉ được xuất cho mỗi người 1.000 đồng/xuất ăn, trong khi ở quê, bà ta xây nhà ngang dãy dọc hoành tráng và công phu, tốn kém, tỉa tót tới từng chi tiết. Nếu bà ta từ tâm thật, thì không bao giờ nuôi con mà bỏ con đói khát, khổ sở đến thế. Nếu bà ta mộ đạo cũng phải biết Đức Phật không cần vàng son, chỉ cần làm sao cho chúng sinh thoát khỏi khổ nạn mà thôi. Xây nhà thờ họ cho bà ta ở quê lớn thế, bà lấy tiền đâu ra nếu không phải là ăn cắp lòng từ bi của chúng sinh cho việc cúng dường? và bòn rút tiền của lòng hảo tâm đóng góp cho lũ trẻ? hoặc tồi tệ hơn là bán trẻ con làm con nuôi?Dù thế nào thì bà ta cũng là người có lỗi và không thể thoát tội trong việc này.
Tôi cứ cảm thấy có điều gì đó không bình thường khi chính quyền Hà Nội ra sức bênh vực sư Đàm Lan ngay từ khi chưa tiến hành điều tra. Liệu mọi chứng từ của bà Lan có được chính quyền tìm cách hợp pháp hóa về sau, nhằm che đậy và bịt đi sự xấu xa đê tiện này, vì làm xấu mặt lây cả chính họ chăng?

sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn.

Đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang

11 cháu bé ở chùa Bồ Đề không bị mua bán, "mất tích"


Theo Dân trí - Trả lời báo chí chiều 12/8, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, bước đầu xác định không có chuyện "mất tích" 11 đứa trẻ ở chùa Bồ Đề. Phần lớn các cháu này đều đã được mẹ đẻ đưa về nuôi.


Công bố thông tin vụ án tính đến thời điểm hiện tại, phía cơ quan điều tra cho biết, qua xác minh bước đầu, chưa có đủ căn cứ để khẳng định sư thầy Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề - có liên quan đến vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.

Trả lời báo chí trong buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều nay, ông Phan Đăng Long cho biết, đến thời điểm này, trách nhiệm và sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan chưa được kết luận do có một số trục trặc về hành chính.

Ông Long cho biết, thông tin chính thức về vụ án sẽ có kết luận sớm nhất vào ngày mai, 13/8. Phía quận Long Biên có thể sẽ tổ chức họp báo vào ngày 14/8 để thông báo kết quả vụ việc.
Ông Long nói thêm, hiện tại Thủ đô Hà Nội cũng như trên cả nước có nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ em, có nhiều đóng góp cho xã hội. Nếu chỉ vì vụ việc mua bán trẻ em này mà “vơ đũa cả nắm” là không thỏa đáng. Tuy nhiên vụ án này cũng là bài học rất lớn để các cơ sở cũng như cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý.
Không có chuyện 11 trẻ "mất tích bí ẩn"

Về thông tin 11 trẻ em trong chùa Bồ Đề mất tích, theo ông Long, cơ quan CSĐT đã làm sáng tỏ. Theo đó có 10 cháu được gia đình bố mẹ đẻ đón về hoặc đang sống cùng mẹ đẻ, người thân; 1 cháu được nhận làm con nuôi.
“Bước đầu thông tin cho thấy không có chuyện mua bán đối với 11 cháu bé này” - ông Long khẳng định.
Kết quả xác minh 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích của CQĐT.
Kết quả xác minh 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích của CQĐT.

Chiều 12/8, Thượng tá Nguyễn Viết Chức - Phó Trưởng Công an quận Long Biên (Hà Nội) - cho biết, đã xác minh rõ lai lịch, danh tính 11 trường hợp cháu bé nghi mất tích tại chùa Bồ Đề.
Cơ quan điều tra làm rõ, khi các cháu này được nhận vào chùa Bồ Đề, nhà chùa đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.
Danh sách chi tiết 11 cháu bé được Cơ quan Công an làm rõ như sau:
1. Cù Duy Anh, sinh năm 2008, mẹ đẻ là Dương Thị Đ., sinh năm 1985, hiện đang làm lao động ở Malaysia, để lại Duy Anh cho mẹ đẻ của chị Đ. là bà La Thị L., sinh năm 1966 nuôi. Địa chỉ: Xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Hiện cháu đã đổi tên thành Dương Đ.M., đã đăng ký HKTT và ở cùng bà ngoại ở địa chỉ trên.
2. Kiều Vi Anh, sinh năm 2009, tên khai sinh là Lương V.A., hiện đang sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Lương Thị K., sinh năm 1988, HKTT tại Đầm Hồng, Ngọc Hội, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
3. Cù Huy Anh, sinh năm 2012, sống tại chùa Bồ Đề cùng mẹ đẻ là Nguyễn Thị L., sinh năm 1989, HKTT tại Đông Hải, Nghi Thu, Cửa Lò, Nghệ An.
4. Cù Tuấn Anh, sinh năm 2008, hiện đang sống cùng mẹ đẻ là Vũ Thị H. tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
5. Tuấn Anh, tên khai sinh là Vũ M.T., sinh năm 2006, con chị Vũ Thị H., sinh năm 1990, HKTT tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, Hưng Yên. Hiện cháu và mẹ đang sống tại địa chỉ trên.
6. Triều Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị D., sinh năm 1990, HKTT tại Mẫu Đông, Văn Yên, Yên Bái. Ngày 29/3/2012, chị D. xin đưa cháu Triều Anh về nhà. Hiện cháu đang sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
7. Cù Hoàng Anh, sinh năm 2011, mẹ tên H. (không rõ địa chỉ), bị đẻ rơi ở quán Internet. Khi sinh con H. mới 16 tuổi. Hội Trái tim nhân ái đã đưa hai mẹ con vào chùa. Hiện H. đã bỏ đi, cháu Hoàng Anh vẫn sống tại chùa Bồ Đề.
8. Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 2010, con chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1986, HKTT và ở tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội. Chị H. đang làm việc tại Trường mầm non xã Cát Quế. Tháng 3/2011, chị H. đưa cháu Hoàng Anh về nuôi. Hiện cháu đang sinh sống cùng mẹ đẻ tại địa chỉ trên.
9. Cù Duy Anh, sinh năm 2007, con chị Nguyễn Thị P., sinh năm 1981, HKTT tại xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, hiện ở tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Hiện chị P. đang làm công nhân tại Mỹ Hào, Hưng Yên.
10. Cù Bảo Anh, sinh năm 2008, tên khai sinh Khuất V.H., con chị Mai Thị H., sinh năm 1979, HKTT tại xã Phù Ninh, Phù Ninh, Phú Thọ. Cháu Anh đang làm con nuôi của chị Lê Hồng N., sinh năm 1984, HKTT tại phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
11. Tùng Anh, tên khai sinh là Lâm Thuận T., sinh năm 2007, con chị Phan Thị T., sinh năm 1984, HKTT tại Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định. Chị T. đưa cháu về từ tháng 12/2007. Hiện, cháu đang sống cùng mẹ đẻ ở địa chỉ trên. 
Quốc Đô - Quang Phong


Trong số 11 bé đựợc xác minh, vẫn thiếu 3 bé không có tên trong danh sách:

Cơ quan công an sẽ tiếp tục xác minh về 3 trong số 11 đứa bé “biến mất” ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội).

Sau khi báo chí đăng tải kết quả xác minh về 11 trẻ em “biến mất” tại chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội), đại diện nhóm thiện nguyện (những người đứng đơn đề nghị điều tra) cho biết, thông tin này vẫn chưa đầy đủ.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - đại diện nhóm thiện nguyện cho biết, trong đơn gửi Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 – Công an TP. Hà Nội), nhóm đã đề nghị xác minh về 11 cháu bé. Trong kết quả mới đây của công an quận Long Biên cũng có 11 cháu. Nhưng 3 cháu không trùng với đơn đề nghị.
Trường hợp điển hình là cháu Việt Anh - một trong 11 đứa trẻ được nhóm thiện nguyện liệt kê trong đơn. Cháu Việt Anh có khá nhiều thông tin cùng hình ảnh. Tuy nhiên, trong bản xác minh của cơ quan công an mới đây không có tên cháu.
Bé Việt Anh được nhận vào chùa từ khoảng tháng 10/2007. Tháng 5/2009, bé không còn ở chùa Bồ Đề nữa. Vụ “biến mất” của bé Việt Anh từng khiến báo chí tốn giấy mực vào thời gian đó. Đến nay, cháu Việt Anh vẫn để lại một dấu hỏi lớn với nhiều người.
Hình ảnh Xác minh trẻ biến mất ở chùa Bồ Đề: Vẫn thiếu 3 bé số 1 

Ảnh chứng minh bé Việt Anh từng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại chùa Bồ Đề

Ngoài ra, có 2 trường hợp khác là bé Minh Anh và Mai Anh. Nhóm thiện nguyện gặp Minh Anh ở chùa năm 2007 khi bé được gần 1 tuổi.  Bé Mai Anh đón vào chùa năm 2009, nhưng gần đây, nhóm thiện nguyện cũng không thấy nữa.
“Chúng tôi chỉ cần biết, các cháu đã đi đâu. Và cũng chỉ cần chúng vẫn sống khỏe mạnh.” – Bà Ngọc nói.
Trả lời chúng tôi, cán bộ điều tra Công an quận Long Biên cho biết, bản báo cáo về 11 cháu bé vừa qua là tổng hợp kết quả xác minh từ nhiều nguồn. Còn đơn của nhóm thiện nguyện là do Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 – Công an TP. Hà Nội) thụ lý. Công an quận Long Biên xác minh các trường hợp theo đề nghị phối hợp của PC45.
Trước câu hỏi của chúng tôi, cán bộ điều tra cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với PC45 kiểm tra làm rõ. Cán bộ này cũng xin thông tin về ba cháu bé nói trên và khẳng định sẽ có kết quả xác minh sớm nhất.
Trong một diễn biến khác, hôm qua (12/8), Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra (Công an TP. Hà Nội) đối với Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi, quản lý trẻ ở chùa Bồ Đề) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) về tội “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” và tạm giam 4 tháng. Trang bị tình nghi bán cháu bé Cù Nguyên Công (ở chùa Bồ Đề) cho Nguyệt với giá 35 triệu đồng.

Nguồn : Khám Phá






Nguồn gốc bất minh của những đứa “con nuôi”

Tại một con ngõ nhỏ nằm trên phố Giáp Nhị, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, đối tượng Phạm Thị Nguyệt thuê nhà sống cùng chồng là Phạm Văn Hữu, quê ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Anh Hữu làm nghề lái xe taxi, thu nhập trung bình, nên căn nhà thuê chỉ đủ để kê một chiếc giường đôi, một khoảng trống nhỏ để vừa chiếc võng xếp. Tất cả các bé đều được cho, nhận bằng giấy viết tay, như cách mà Nguyệt và Trang đã yêu cầu Trần Thị Thu H. viết khi bán bé Cù Nguyên Công.
Khi bị bắt, Nguyệt đã lợi dụng hai “con nuôi” là Phạm Đức Anh, Phạm Gia Hân để kêu khóc, ăn vạ. Nguyệt còn thản nhiên yêu cầu các trinh sát: “Các anh phải đợi để em còn cho con em bú đã rồi đi đâu thì đi”. Tuy nhiên, khi các trinh sát đưa ra các tài liệu khẳng định Nguyệt không thể mang thai, những đứa “con nuôi” mà Nguyệt đang sở hữu đều không đúng thủ tục pháp lý, Nguyệt mới cúi đầu nhận tội.
Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề
Giải thích về việc phải đi thuê nhà trọ, thu nhập thấp, nhưng lại nuôi tới bốn đứa trẻ ở tầm tuổi còn quá nhỏ, Nguyệt nói: “Vì thương các cháu và muốn nuôi các cháu, coi các cháu như con mình. Riêng bé Cù Nguyên Công, em tốn kém hàng trăm triệu chữa bệnh cho cháu và đưa sang tận Thái Lan chữa bệnh”. Thế nhưng, khi giải thích về nguồn tiền để mua bé Công, Nguyệt lại nói: “Em phải đi vay lãi để đưa cho H. và Trang, coi như đó là chút tiền bồi dưỡng vì họ đã có công sinh ra con em”.
Nguyệt còn cho biết, đầu năm 2012 đã từng gặp Nguyễn Thị Thanh Trang và gửi một em bé bị bỏ rơi nhiễm HIV vào chùa. Đứa bé này do Nguyệt nhặt được, hiện vẫn đang sống trong chùa Bồ Đề.
Sinh nở chỉ cách quãng… vài ngày
Chiều 4/8, chúng tôi tìm về Trình Viên, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội để xác minh thông tin về ngôi mộ của bé Cù Nguyên Công mà Nguyệt khai đã chôn ở quê chồng vào tháng 6/2014.
Tại đây, bà Đinh Thị Tươi (mẹ chồng Nguyệt) kể: “Tháng 3/2014, Nguyệt đưa về ba đứa trẻ là Phạm Đức Anh, Phạm Gia Bảo (tên do Nguyệt đặt cho bé Cù Nguyên Công), Phạm Gia Hân về nhà chơi. Cả Hữu và Nguyệt đều nói đó là con đẻ của chúng. Nguyệt nói dối rằng Gia Hân - Gia Bảo là một cặp sinh đôi, còn bé Đức Anh do Nguyệt sinh trước đó hơn một năm. Trong lòng tôi không tin lắm, vì nếu nó sinh thì ít nhất tôi phải biết nó mang bầu vào lúc nào chứ! Trong khoảng thời gian cách đây vài năm, hầu như tháng nào Nguyệt cũng theo chồng về nhà rồi lại đi. Chúng tôi ngỡ ngàng lắm, nhưng vì Hữu khăng khăng nhận là con nó thì chúng tôi không còn cách nào khác là phải tin. Từ khi có con, không bao giờ Nguyệt về nhà chồng nữa”.
Ngày 21/6, bà Tươi nhận được điện thoại của anh Hữu thông báo bé Gia Bảo ốm nặng khó qua khỏi, đang ở bệnh viện nên vội vàng thu xếp đến bệnh viện, nhưng chiều hôm sau 27/6, cháu Gia Bảo đã qua đời vì bệnh sởi biến chứng. Trong đêm, gia đình bà Tươi đã đưa xác cháu bé về chôn cất tại nghĩa trang của thôn. Sau khi cúng ba ngày cho cháu bé, Nguyệt nhờ bà Tươi hàng ngày thắp hương, cúng cơm cho bé Gia Bảo rồi ra Hà Nội. Kể từ đó, cô ta không một lời hỏi han đến việc cúng kiến cho cháu bé. Cách đây ít ngày, Nguyệt và Hữu về xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Gần một tuần sau thì Nguyệt bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi “mua bán trẻ em”.
Tại thời điểm bị phát hiện đang sở hữu hai “con nuôi” trái phép, Nguyệt cũng lưu giữ nhiều giấy chứng sinh giả mạo mang tên Nguyệt là mẹ đẻ. Trong đó thể hiện, khoảng cách các lần sinh nở chỉ cách nhau... vài ngày. Bên cạnh đó, một số giấy khai sinh đứng tên Nguyệt là mẹ đẻ, có tên các cháu khác nhau, nhưng phần tên của người bố để trống. Ngay khi hay tin được mời về trụ sở công an làm việc liên quan đến sự mất tích của cháu Cù Nguyên Công, Nguyệt đã liên tục có hành vi chống đối, khi biết không thể chối cãi được mới mặc cả “nương tay giúp em, hết bao nhiêu để em lo liệu”.
Hiện Công an Hà Nội đã lập biên bản, niêm phong ngôi mộ được cho là mộ bé Cù Nguyên Công để tiến hành khai quật, giám định ADN, nhằm xác thực cái chết của bé.
Để phục vụ quá trình điều tra, hai cháu bé là “con nuôi” của Nguyệt, tạm thời được gửi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 (Hà Nội).



Bữa ăn của trẻ chỉ có giá 1.000 đồng

Trước khi bị bắt, Nguyễn Thị Thanh Trang có cuộc nói chuyện ngắn với chúng tôi, theo đó, Trang khẳng định việc phủ nhận những thông tin về việc mua bán trẻ em đều do sự chỉ đạo của sư Đàm Lan. Trang đã rất bức xúc khi hay tin sư Đàm Lan phủ nhận vai trò của Trang trong chùa Bồ Đề. Trang nhờ chúng tôi bảo vệ giúp những đứa con của cô đang sống trong chùa này. Theo Trang, từ khi Trang làm quản lý khu nuôi trẻ, mỗi ngày sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn.




Theo Báo Phụ nữ TPHCM