TSB lang thang vô tình đọc được câu hỏi của 1 ông già: "Xã Hội Dân Sự là gì?" và ông ta cho rằng đó là "bè lũ phản động"??? Khổ thật cho dân VN mình, ấu trĩ và bị "nhồi sọ" đến không còn phân biệt đâu là tốt, đâu là xấu nữa. Có lẽ phần vì VN lâu nay không cho bất cứ Hội đoàn nào được phép ra đời và hoạt động thiện nguyện thực sự vì dân và cho dân, không được phép làm những gì ngoài ý muốn chính quyền, kể cả đó là những việc ích nước, lợi nhà hay tự do tin theo những gì mình tin, ngoài những "tôn giáo" thuộc chính phủ.
Chẳng bù cho bên này, Mọi hoạt động ngoại khóa về giáo dục, định hướng dân chúng, các phong trào giúp đỡ người già, kiếm khuyết, tàn tật hay khuyến học, những câu lạc bộ sức khỏe, sân chơi cho các độ tuổi, đều do các phong trào XHDS đảm trách. Họ có trách nhiệm làm cầu nối giữa Chính quyền và người Dân. Họ giúp Chính quyền gỡ rối, nhưng cũng giúp dân đòi hỏi chính quyền phải làm đúng luật và thoả mãn mọi nguyện vọng của nhân dân. Chủ tịch các Hiệp hội và Ban Chấp hành là những người không hưởng lương của chính quyền. Họ làm việc hoàn toàn tự nguyện và trong sạch.
Chính quyền mà được các phong trào XHDS ủng hộ, sẽ thu được nhiều phiếu trong các kỳ bầu cử, và thành phố đó sẽ yên bình, ít có tội phạm hình sự. Những người làm công tác XH là những người được dân tin yêu và ủng hộ, bởi nó gần gụi và thiết thực với dân trong đời sống. Chính quyền còn khuyến khích và tạo điều kiện cho các Hội đoàn trong khu vực liên kết được với nhau để đồng bộ trong các hoạt động của mình. Vì vậy ban lãnh đạo chính quyền các cấp không cồng kềnh như ở VN, nhưng mọi hoạt động vui chơi, giải trí của cả thành phố đều do các Hội đoàn điều hành, vừa không tốn ngân sách, mà các dịch vụ lại phong phú, vừa rẻ, vừa ngon, lôi kéo được nhân dân tham gia rất đông.
Để trả lời câu hỏi này TSB trả lời bằng bài thơ sau.
Giúp người nghèo nhân dịp tết (Hình chỉ mang tính minh họa)
Già đầu mà hỏi ngẩn ngơ
Nếu không hiểu biết, thực khờ quá thôi!
Dân Sự Xã Hội là Tôi
Là Anh, là Chị, những người Vì Dân!
Quyền lợi, Chức tước - Không cần!
Không màng Danh, Lợi, trần thân ra làm
Trọng Nghĩa, Tín, vì Giang san
Yêu thương Dân tộc, chỉ làm điều ngay
Giúp người nghèo, chung một tay
Xuống đường bày tỏ, nhớ ngày Ghi Ơn
Chống Trung Quốc, vì Nước non
Can trường tranh đấu giữ tròn Việt Nam
Ngăn bàn tay lũ làm càn
Hành dân, bội ước, gian tham, độc quyền
Chỉ mong cuộc sống bình yên
Tự do báo chí, được quyền góp công
Được làm chủ đất cha ông
Quan do dân cử mà không đảng nào
Ai Nhân nghĩa, chí Thanh cao
Đạo đức, Chân chính, dân nào cũng yêu
Xã Hội Dân Sự phần nhiều
Là những người tốt, không kiêu, dung hòa
Thương người như thể thương Ta
Không phải "phản động", chỉ là người ngay
Tầm hiểu biết, xứng bậc Thầy
Thương Dân chịu khổ, gánh đầy đọa thân
Sống LÀM NGƯỜI, chết HÓA THẦN!
Xứng đáng ca ngợi DANH NHÂN giống nòi
Ông hãy mở mắt mà coi
Họ rất bình tĩnh, chỉ đòi Tự do
Đòi Công lý, đòi Ấm no
Đòi quyền được SỐNG sao cho ra NGƯỜI
Liệt sĩ được Tưởng niệm thôi
Đòi Trung Quốc xéo khỏi trời Việt Nam
Họ đâu có dám làm càn?
Đâu dám "manh động"? mà toan dập vùi?
Chính quyền tự sửa mình thôi
Lòng dân khắc thuận, xây đời Ấm no!
Thơ hồn như sóng chơi vơi Trải dài năm tháng cuộc đời là đây Tâm trong sáng, nghĩa tình đầy Niềm vui chia sẻ, nắm tay bạn hiền. Chào mừng các bạn đến với Blog Tiếng Sóng Biển!
Freitag, 28. Februar 2014
Freitag, 21. Februar 2014
Du Xuân (Thơ đối bên trang Hòn Sỏi)
Ngồi buồn xách túi du xuân
Ghé qua Hà Nội, ngắm gần tháp thiêng*
Chẳng thấy đẹp, lại của riêng
Bá hộ Kim chủ, giữa miền rốn ai.
Sài Gòn nức tiếng trong, ngoài
Ăn nhậu, chia sẻ, tiêu sài tự nhiên
Người Sài Thành thích - nói liền
Nắm tay nên bạn, phải duyên vợ chồng
Gốc Sài Thành, đuổi sạch bong
Người xưa ở lại Mỹ không muốn về
Dân Sài Thành - Hà nội quê
Nên phai sắc nắng, mưa hè lai rai.
Đi tiếp 1 chặng đường dài
Nha Trang quyến rũ khiến ai quên về
Đẹp như cô gái ngủ mê
Tênh hênh hé lộ "trăng thề" cong cong
Hỏi gì, cũng chỉ nói "không"
Không đi, không biết, đành trông bạn mình!
Đà Nẵng, thành phố an ninh
Mà ấn tượng chỉ "lộ trình" SIDA?*
Chẳng qua trung thực nói ra
Nên khách lo sợ, chỉ là tiếng oan!
Các tỉnh khác, vốn "khôn ngoan"
Giấu nhẹm tỉ lệ lan tràn đó thôi.
Ghé thăm Vua ngự trên đồi
Minh Mạng danh tiếng Vua tôi "mạnh hàng"
500 cung nữ khoe khoang
Trăm rưởi đứa trẻ*, sức càng tốt hơn
Rượu ông dùng, cho lắm con
Khách già nhấp chén, sẽ còn dẻo dai
Huế xinh như mộng, chẳng sai
Sông Hương, núi Ngự níu trai Bắc Hà.
TSB
·
Tháp
thiêng: là Tháp rùa giữa Hồ hoàn kiếm
·
Bá hộ Kim rất hay về phong thủy, Thấy cuộc đất có huyệt đẹp
trên gò Rùa, ông liền cho xây tháp trên gò, có ý định đưa hài
cốt của cha vào đó. (Theo TG)
·
Theo BS Nguyễn Út, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, tính đến
30/9, toàn thành phố phát hiện 1.653 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 711
trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 409 ca tử vong do AIDS.
·
Theo sách “Nguyễn Phước tộc lược biên” có ghi Minh Mạng có 78 Hoàng nam và 62 Hoàng nữ. Tổng
cộng có 142 người con.
Dienstag, 18. Februar 2014
Gặp nhau
Những
tán lá xanh, tình anh ấp ủ
Mỗi
ngày qua, kỷ niệm cũ tràn về
Con
đường anh đi dẫn lối đam mê
Ngày
tháng đẹp, ùa về trong nhung nhớ
Vẫn
còn đây, hình bóng anh một thủa
Bước
mục du tìm em giữa đất trời
Gần
một đời, nay vừa kịp tới nơi
Vòng
tay ấm, khép môi người viễn xứ
Mảnh
trăng vàng không lạc loài dang dở
Biển
dịu êm từng hơi thở tự tình
Trăng
tròn lại, tỏa ánh sáng lung linh
Khúc
nguyệt cầm, kết chúng mình đôi lứa
Tạm
phải xa nhau, hồn thêm rộng mở
Vượt
khó khăn, những trăn trở đáy lòng
Chờ
ngày tương phùng, hai đứa ước mong
Chắp
cánh Loan Phượng, tình nồng năm tháng
Tiếng sóng Biển
Khi yêu và Khi buồn
Vạn vật cũng biết yêu thương
Cũng ngấm đau khổ, cũng dường như say
Khi tình yêu đến mỗi ngày
Cây khô trổ lá, mây bay dịu dàng
Mưa rơi, lòng cũng miên man
Gió lay quấn quýt khẽ khàng lời ru
Biển thì thầm, những âm dư
Vang vọng vách đá, lời từ ngàn năm
Yêu thiên nhiên, cảnh thật đằm
Đất cũng biết thở, đá răm cũng tình
Hoa dại e ấp thật xinh
Đêm lạnh vẫn muốn chỉ mình với trăng
Tâm yên ổn, khí cân bằng
Vạn sự thông suốt, nói năng dịu dàng.
Khi tình yêu đến mỗi ngày
Cây khô trổ lá, mây bay dịu dàng
Mưa rơi, lòng cũng miên man
Gió lay quấn quýt khẽ khàng lời ru
Biển thì thầm, những âm dư
Vang vọng vách đá, lời từ ngàn năm
Yêu thiên nhiên, cảnh thật đằm
Đất cũng biết thở, đá răm cũng tình
Hoa dại e ấp thật xinh
Đêm lạnh vẫn muốn chỉ mình với trăng
Tâm yên ổn, khí cân bằng
Vạn sự thông suốt, nói năng dịu dàng.
Khi tình nhuốm vẻ đa đoan
Cây xanh héo úa, lá vàng rụng rơi
Cảnh chết lặng, gió tơi bời
Biển khơi dậy sóng dập vùi, đớn đau
Vách ngàn dội tiếng âu sầu
Trăng khuya tan nát, dã nhau mảnh tình
Vụn vỡ câu gọi "ơi mình!"
Cát bụi hoang vắng, địa linh tiêu điều
Khi con tim thực biết yêu
Sỏi đá cũng cảm nhận chiều nên say
Khi buồn, cây cũng héo gầy
Trách chi người cũng dại ngây vì tình?!
Tiengsongbien
Montag, 17. Februar 2014
Ta chỉ cúi đầu trước những Anh Linh
Tôi cúi đầu trước tấm ảnh này để chữ không hèn (Nhà văn Nguyễn Quang Vinh)
Ta cúi đầu trước vong linh tử sĩ
Cho cháu con giữ ý chí quật cường
Nghiêng
mình chia sẻ, ngàn nỗi yêu thương
Cho
những người trên chiến trường ngã xuống.
Chẳng
ươn hèn như những kẻ sống sượng
Trước
chốn uy nghiêm, chẳng biết ngượng – nhảy đầm!
Ôm
nhau vặn vẹo, có thấy nhục không?
Khi
chỉ vì tiền, mắc tròng phản bội?
Ơi
những tâm hồn ngu ngốc u tối
“Còn
đảng, còn mình” mắc tội với dân
Hãy
lắng nghe, rầm rập những bước chân
6
vạn người bị tử thần giết chết
Chỉ
1 tháng thôi, chiến trận ác liệt
Bọn
giặc Trung đã phá hết xóm làng
Giết
dân chạy giặc một cách dã man
Đập
cho chết, chém ra làm nhiều mảnh
Dù
ta yếu hơn cũng quyết tâm đánh
Đánh
cho chúng phải ám ảnh suốt đời
Tính
quật cường của Dân tộc tôi
Không
khuất phục kẻ cuối trời phương Bắc
Nuôi
lửa hờn căm, sẵn sàng chống giặc
Chẳng
vì lòng tham, mà bị mắc lừa
Chẳng
chịu cúi đầu theo chúng “Dạ thưa”
Phản
bội dân, làm vừa lòng Trung Quốc.
Cúi
đầu biết ơn, những người vì Nước
Đã
hy sinh cho Tổ Quốc yên lành
Xin
kính cẩn dâng hương hồn các anh
Những
Anh hùng đã trở thành bất tử!
Tiếng
Sóng Biển
Sonntag, 16. Februar 2014
Cánh chim khao khát tự do
Cánh chim vút bay,
Chân trời xanh rộng mở
Chao lượn trên cao, rũ bỏ ngục tù
Những đám mây mềm mại
Chẳng
còn âm u
Phản
ánh sáng xua sương mù tan biến
Nghiêng
cánh, uốn mình, chim hoài bay liệng
Tắm
nắng tự do
Thoáng
đãng giữa biển trời
Đùa
với gió đến từ khắp muôn nơi
Chim
bỗng thấy cuộc đời thật đáng sống!
Có
bay cao mới thấy đất trời rộng
Dõi
mắt muôn phương
Lồng
lộng thắm sắc mầu
Thỏa
chí tung hoành,
Rũ
sạch mọi nỗi đau
Những
ngày cũ, âu sầu trong cung cấm
Chim
yêu hòa bình, yêu trời xanh đậm
Thích
nắng ban mai, sương ngậm đầu cành
Khát
khao hạ về, cây cối biếc xanh
Vàng
lá thu bay
Đầu
cành chim ca hót
Mơ
một mùa xuân, hoa tràn mật ngọt
Rộn
tiếng ca vang
Thánh
thót khúc nhạc đời
Bản
hòa ca yên bình khắp muôn nơi
Xuân
đem lại nụ cười tươi rạng rỡ…..
Giấc
mơ Tự do đang còn dang dở
Chim
bỗng giật mình,
Run
sợ nép vào trong
Biết
chạy đâu, thân cá chậu chim lồng?
Làm
nô lệ, không dám mong này, khác!
Mất
tự do, thiếu giai điệu nhạc
Trái
tim đau, hồn lạc chốn nơi nào
Không
thể cất tiếng
Cuộc
đời hóa chênh chao
Đành
xõa cánh, rũ mào chờ chết
Thoi
thóp thở
Nhắm
mắt buồn quên hết
Giấc
mơ xưa thêu dệt giữa nắng hồng
Chốn
tù đầy, chẳng còn dám ước mong
Ngày
vùng vẫy giữa tầng không xanh biếc…..
Tỉnh
lại chim ơi!
Chẳng
ai bày tiệc
Cho
mình sẵn ăn, chỉ việc chơi dài
Hãy
vững lòng, tin ở tương lai
Chờ
cơ hội, thoát ra ngoài tung cánh…..
Cứ
hót đi chim, xua tan giá lạnh
Mùa
đông sẽ tàn,
Nắng
lấp lánh ngoài hiên
Khi
mặt trời lên
Hãy
cố gắng phá xiềng
Hướng
tự do, ngọn lửa thiêng nuôi giữ!
Cất
tiếng đi chim!
Đừng
nản, đừng ủ rũ
Thét
thật to: Ta làm chủ chính mình!
Hãy
tự tin, dầu phải trải điêu linh
Vì
Dân tộc, xin hết mình dâng hiến!
Tiếng
Sóng Biển
Hãy tặng em
Hãy tặng em, tình anh
tha thiết
Lòng yêu thương thêu
dệt gấm hoa
Hãy dành em những giờ
chỉ riêng ta
Trong say đắm, mặn mà,
quyến rũ
Hãy cho em, vòng tay
ấp ủ
Giữ bình yên, giấc ngủ
thêm nồng
Hãy giúp em thỏa nỗi
ước mong
Được bên anh, đời không
khắc khoải
Hãy yêu em, giữ tình
mãi mãi
Dù xa nhau, chẳng ngại
đợi chờ
Hãy thả lòng với những
ước mơ
Cùng tô đời thành thơ
anh nhé!
Hãy tặng em những gì
có thể
Giữ tình riêng chỉ để dành em
Hãy là trăng trong,
dịu ngọt hằng đêm
Là ngọn gió cho đời thêm
tươi mát
Tình như sóng xô, mãi
luôn dào dạt
Như Biển mênh mông,
chẳng cạn bao giờ
Hãy xứng là người em
vẫn hằng mơ
Để năm tháng đợi chờ
thêm hương sắc
Hãy sẻ cùng em những
phút trầm mặc
Mọi lo toan trong dòng
thác cuộc đời
Hãy cùng thả hồn trong
thi tứ chơi vơi
Cùng san sẻ góc trời
khi giông bão
Em sẽ bên anh, làm vợ
hiền, dâu thảo
Mình nắm tay nhau đi
suốt cuộc đời.
Tiếng Sóng Biển
Người Việt
TSB đọc được bài này thấy quá tâm đắc nên kopie về cho các bạn tự ngẫm xem nhé!
Ở trong nước, chỉ nghe và đọc những bài "Tự ca" của chính quyền, đôi lúc cũng cảm thấy xấu hổ! Đi đâu cũng thấy khẩu hiệu, chạm vào đâu cũng "thành tích chói sáng, vượt bậc". Xem chương trình nào cũng thấy toàn ngợi ca "công ơn", hoàn thành xuất sắc, nhất nọ, nhì kia......Mà trong thực tại thì mọi thứ đều phủ mầu xám ngoét. Họ lừa nhau đủ thứ, nhỏ lừa nhỏ, lớn lừa lớn, vơ vét chẳng từ một thứ gì, cốt làm lợi cho chính mình và gia đình mình. Vì vậy, VN cần tới 40 năm sau Thống nhất để xây dựng XHCN nhằm mục đích "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" và "xã hội bình đẳng, bình quyền, không có kẻ giầu, người nghèo, không có cảnh người bóc lột người"....nhưng....... hiện trạng thế nào?......
Còn ở Đức thấy họ chẳng cần ca ngợi "thành tích" gì, chẳng cần cờ quạt phô trương mà chỉ sau 10 năm thống nhất, lòng dân 2 miền Đông, Tây đã hòa làm một. Tự do, Dân chủ, luật pháp được cả người dân lẫn quan chức tôn trọng và nhất loạt thực thi, bởi đảng nào cầm quyền cũng muốn làm được những điều tốt nhất cho dân, để còn giành được phiếu bầu cho kỳ bầu cử sau. Vì vậy nhìn đâu cũng thấy những ưu điểm của họ và nước Đức xứng đáng dẫn đầu khối cộng đồng chung Châu Âu mà không cần nhiều lời:
Trẻ em khi còn nhỏ (bất kể mầu da, quốc tịch và có giấy phép cư trú hay không) đều được tới nhà trẻ và được chăm sóc, ăn uống đúng bữa, ngủ đúng giờ, được yêu thương và được vui chơi, được dẫn đi tham quan từng phần nơi mình sinh ra, học cách Làm Người Tự Chủ từ bé. Bố mẹ chỉ phải đóng tiền ăn cho con, nếu nghèo làm đơn xin, xã hội sẽ cho. Nhà trẻ nhận từ 6 giờ sáng tới 16 giờ chiều, trường hợp cá biệt có thể gửi con từ 5 giờ sáng tới 17 giờ chiều.
Tới tuổi đi học, phải có "trách nhiệm" tới trường nào gần và thuận tiện nhất. Nhà nước hỗ trợ một phần tiền tầu xe tới trường. Nếu không tiện giao thông, có thể xin tiền hỗ trợ Taxi đón đưa và không phải đóng tiền học phí, chỉ phải trả tiền ăn trưa và có thể ở lại khu chăm sóc của trường buổi chiều, để cô phụ giáo hướng dẫn làm bài tập hay có thể tham gia học các môn ngoại khóa của trường không mất tiền, kể cả học bổ túc thêm văn hóa. Gia đình nghèo, làm đơn đều có hỗ trợ của địa phương. Các cháu có kiếm khuyết về sức khỏe hay trí não có trường chăm sóc đặc biệt dành riêng hoàn toàn miễn phí.
Thầy cô giáo các cấp đều là những Trí thức với tấm lòng nhân hậu, yêu thương cao cả, thực sự vì học sinh. (Con trai tôi mắt kém mà không biết nên chê thầy chữ viết xấu, khó đọc, thầy giáo nhận lỗi và cố gắng viết rõ ràng, rành mạch hơn, sau mới biết cháu bị cận thị 2,5 diop, phải xin lỗi, thầy chỉ cười nói: Nhờ cháu mà tôi viết đẹp hơn đó chứ)
Thầy cô giáo các cấp đều là những Trí thức với tấm lòng nhân hậu, yêu thương cao cả, thực sự vì học sinh. (Con trai tôi mắt kém mà không biết nên chê thầy chữ viết xấu, khó đọc, thầy giáo nhận lỗi và cố gắng viết rõ ràng, rành mạch hơn, sau mới biết cháu bị cận thị 2,5 diop, phải xin lỗi, thầy chỉ cười nói: Nhờ cháu mà tôi viết đẹp hơn đó chứ)
Các cháu được giáo dục đồng bộ, chậm nhất hết lớp 3 phải biết bơi (có kiểm tra và giấy chứng nhận), hết lớp 4 phải biết đi xe đạp và hiểu luật giao thông, hết lớp 7 phải biết trượt băng và giao tiếp được bằng tiếng Anh, hết lớp 9 thì biết nhẩy đầm giao tiếp, biết trượt tuyết và giao tiếp được thêm 1 ngoại ngữ thứ 2 nữa (Pháp, Tân ban nha, Nga, Latinh, Trung hay Nhật). Tất cả đều không mất tiền và học tại trường vào buổi chiều, sau khi học văn hóa.
Đến tuổi thanh niên, được tư vấn chọn ngành học tiếp hay chọn nghề trực tiếp từ Sở lao động, tùy theo khả năng từng cháu. Được ưu tiên giới thiệu việc làm và khám sức khỏe định kỳ.
Mọi mầu da, quốc tịch đều bình đẳng
Lên đại học được tặng tiền tầu xe hay giảm 2/3 (tùy theo ngân sách nhà trường), được giảm tiền ăn, chỉ phải trả tiền mua sách vở và 1 phần nhỏ tiền học phí (Ví dụ cho 1 năm học chỉ phải đóng từ 245,00 EURO tới 650,00 EURO/ học sinh. Tất nhiên có những trường tư thục phải đóng từ 20 nghìn tới 35 nghìn Euro /năm nhưng trong đó bao gồm hoàn toàn tiền ăn, ở ký túc xá, tiền học phí, sách vở). Những gia đình nghèo, các cháu được nhà nước cho vay 1 khoản hỗ trợ không lãi xuất (từ 400 tới 650 €/ tháng). Sau này khi nào có lương cao hơn mức "đủ sống" thì phải trả lại 1 nửa. Nếu không có việc hay lương thấp, không phải hoàn lại.
Dân thất nghiệp, già cả, ốm đau dài hạn đểu có lương của các quĩ bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí hay ốm đau trả. Ai lương quá thấp đều được nhà nước hỗ trợ cho để đủ điều kiện sống tối thiểu như: Tiền ăn, tiền thuê nhà (hay tiền lãi xuất vay mua nhà), tiền điện, tiền lò sưởi, tiền ăn, tiền học, tiền đi các phương tiện công cộng, tiền sinh hoạt ngoại khóa, tiền điện thoại, tiền quần áo ấm, tiền chuyển nhà (nếu cần) tiền mua sắm vật dụng trong nhà 1 lần..... Dân nghèo ở các nước phát triển, an sinh xã hội tốt như Đức còn sướng hơn người đi làm. Vậy nhưng người Đức vẫn thích đi làm và tự hào về điều đó, họ không muốn nhờ xã hội vì lòng tự hào. Chỉ số ít lười biếng thì trông hoàn toàn vào xã hội. Khác với người Việt Nam, nếu xin được tiền xã hội, họ đi làm chui kiếm thêm, ăn 2 lương. Có người giầu lên vì không phải đóng thuế lương, mọi thứ xã hội cấp, và khi về VN họ lại vênh vác làm như mình là ông bà chủ.
Ở bên này, nếu bị bệnh phải cấp cứu, gọi là có cứu thương đến ngay, được các y bác sĩ tận tâm cứu chữa, mà chẳng cần biết mình có tiền, có bảo hiểm hay không. Sau khi qua cơn hoạn nạn, nếu không có bảo hiểm, lại không có tiền (bất kể bạn là dân tộc nào), bệnh viện sẽ làm đơn xin xã hội giúp bạn, nhiều khi giá 1 cuộc đại phẫu tốn hàng trăm nghìn EURO, xã hội cũng trả. Trường hợp đặc biệt, bệnh viện ủng hộ 1 phần.
Thanh niên tự nguyện tham gia công tác xã hội
Mối quan hệ hàng xóm bình thường, hay quan hệ chủ - khách hàng bình thường, hoặc giữa bạn đồng nghiệp, người làm và người chủ, bạn hàng xung quanh, cùng khu tập thể.... cứ nhìn thấy nhau là chào. Người bán hàng cám ơn người mua, nhưng người mua cũng cám ơn người bán. Người được phục vụ cám ơn người phục vụ cho mình, nhưng ngược lại người phục vụ cũng cám ơn người hưởng dịch vụ do mình phục vụ, mặc dù họ chỉ là người làm thuê. Vì họ luôn có ý thức "Ăn cây nào rào cây đó".
Ra đường không thấy ai vứt rác, đi tiểu bậy hay nhổ nước bọt, sỉ mũi lung tung bao giờ, nên chẳng có chỗ nào phải viết "Cấm vứt rác ở đây!" hay "Cấm đái bậy!" vừa mất thẩm mỹ, vừa thô tục.
Nếu có 1 ai đó vì say xỉn nằm đường, sẽ có người gọi điện báo công an và họ sẽ được đưa về nơi an toàn. Cảnh sát không bao giờ dám chửi bới, sỉ nhục hay đánh đập dân (ngay cả tội phạm nặng). Pháp luật công bằng cho tất cả mọi người! Tổng thống mà lạm dụng cương vị kiếm lợi cho bản thân qua những dịch vụ phục vụ của các hãng với giá hời hay sử dụng tiền vé máy bay "của bạn bè là dân doanh nghiệp" (Họ tránh trường hơp lợi dụng đút lót) cho mục đích đi nghỉ cũng phải từ chức và ra tòa, chịu án như 1 dân thường!
Ex-Bundespräsident Christian Wulff (Nguyên chủ tịch nước Đức trong 598 ngày - Christian Wulff ) phải ra tòa vì 719,00 EURO tiền vé máy bay đi nghỉ của 1 ông bạn là Doanh nhân
Ông Wulff lúc đương nhiệm (01.07.2010 - 17-02.2012)
Và khi ra tòa
Những thứ "đời thường' như vậy, có "Nhân văn" hơn Việt Nam mình không các bạn? Vậy mà nước Đức vẫn còn đang phải "học tập" Mỹ trong cải cách giáo dục đó.
Xin để các bạn tự nhận xét qua bài sau của tác giả Trần Thành Nam:
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người ViệtNam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam ? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?
TRẦN THÀNH NAM
Abonnieren
Posts (Atom)