Thơ hồn như sóng chơi vơi Trải dài năm tháng cuộc đời là đây Tâm trong sáng, nghĩa tình đầy Niềm vui chia sẻ, nắm tay bạn hiền. Chào mừng các bạn đến với Blog Tiếng Sóng Biển!
Sonntag, 28. April 2013
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: NĂM 2012 NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHẢI TRẢ LÃI CHO NGÂ...
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: NĂM 2012 NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHẢI TRẢ LÃI CHO NGÂ...: Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu?Thứ trưởng Bộ Tài chính công bố con số thực nền kinh tế đã trả lãi ngân hàng các năm gần đây....
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: "TRIỀU ĐẠI" LÊ ĐỨC THỌ ĐANG LỤI TÀN...
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: "TRIỀU ĐẠI" LÊ ĐỨC THỌ ĐANG LỤI TÀN...: Đảng CSVN trong tình trạng hiểm nghèo: Tình thế đã không diễn ra như ban lãnh đạo đảng cộng sản mong đợi. Họ muốn đại hội 11 diễn ra đún...
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI-THÀNH CÔNG VÀ T...
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI-THÀNH CÔNG VÀ T...: Lời dẫn của V.T: Tiến sĩ Nguyễn Thiết Hùng sinh năm 1943 tại Khánh Hòa, trong gia đình truyền thống cách mạng từ đời ông, cha. Sau 19...
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: NÔNG ĐỨC MẠNH: ÔNG LÀ AI ?
Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh: NÔNG ĐỨC MẠNH: ÔNG LÀ AI ?: “… Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khóa trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và...
Mittwoch, 24. April 2013
Khi em được anh yêu
Khi
em được anh yêu thương, nuông chiều
Em
không giống như nhiều cô gái khác
Hành
tội người thân, vượt qua giới hạn
Coi
thường tình anh, ngạo mạn khinh người
Càng
được yêu thương, ngọt dịu câu lời
Em
càng gắng xứng đôi bên anh mãi
Tình
yêu cuả em bao la xin trải
Vào
những vần thơ tồn tại với đời
Dù
năm tháng, mang tuổi trẻ vuột trôi
Tình
em mãi muôn đời không phai nhạt
Nguyện
vẫn bên anh, biển lòng khao khát
Dâng
cho người, dào dạt khúc tình ca
Hạnh
phúc vun trồng bằng chính đôi ta
Tình
đôi lứa- bản hoà ca tha thiết
Trao
trái tim yêu, chung tay thêu dệt
Giấc
mộng ngày xuân, kết bức tranh tình
Biết
Trao- Nhận, hạnh phúc sẽ lung linh
Vì
người yêu, xin hết mình dâng hiến
Được
nhận từ anh, tình yêu trọn vẹn
Em
cũng xin thu vén trọn việc nhà
Gia
đạo yên lành, tâm sẽ hoan ca
Lòng chung thủy kết tình ta say đắm
Những bữa ngon, mang hồn em nồng đậm
Chăm sóc Chàng, thêm đằm thắm lương duyên
Cạnh bên nhau- chúng mình giữ lời nguyền
Nuôi tình thắm như Thuyền luôn trên Biển!
Không thể tách rời, dù đi hay đến
Mãi trong nhau, tình dâng hiến muôn đời
Yêu mình vô cùng, tha thiết mình ơi!
Vần thơ nhỏ, thay lời em muốn nói
Những bức thư yêu đậm tình anh gởi
Nụ hôn thân thương gói trọn tình nồng
Xin gửi về anh ngàn ngày đợi mong
Niềm nhung nhớ chất chồng đầy năm tháng
Ước về bên anh, trao tình lãng mạn
Kết tóc xe duyên, dốc cạn tình này….
Thương lắm
Mình
yêu ơi!
Xa
nhau mỗi đứa góc trời
Cánh
chim lẻ bạn, thương người xót xa
Tối
về, đơn lạnh trong nhà
Bếp
không nhóm lửa, đành ra ăn ngoài
Lỡ
rồi, một mối tình phai
Đam
mê ngày cũ, năm dài còn đâu?
Nhạt
nhòa năm tháng u sầu
Vì
con, câm nín chạm nhau lạnh lùng
Buồn thay cho kiểu sống chung
Mỗi đứa một góc, không cùng gối chăn
Phòng riêng, mỗi đứa một căn
Chẳng may chạm mặt, cằn nhằn- buồn thêm!
Thương anh trao những dịu êm
Thơ lời nhung nhớ, ướt mềm nụ hôn
Yêu anh gửi những bồn chồn
Mong ngày hai đứa ghép tròn vầng trăng
Nửa
em e ấp dịu dàng
Nửa
anh mạnh mẽ mênh mang tình người
Ghép
nhau trọn vẹn thành đôi
Hạnh
phúc trở lại- xuân chồi lộc xanh....
Yêu mình!
Tình mình ủ kín trong tim
Bao nhiêu năm vẫn đi tìm người thương
Dù xa cách vạn dặm đường
Nếp nhăn hằn trán, tóc sương phai mờ
Chạm nhau tình bỗng hóa thơ
Cho xuân nẩy lộc, hạ chờ đợi nhau
Thu về trầu thắm duyên cau
Đông sang tuyết trắng đượm mầu trinh nguyên
Biển dập dìu- gái thuyền quyên
Mở lòng ôm trọn tình Thuyền đắm say
Bên nhau ngày mỗi lại ngày
Dù xa cách vạn dặm đường
Nếp nhăn hằn trán, tóc sương phai mờ
Chạm nhau tình bỗng hóa thơ
Cho xuân nẩy lộc, hạ chờ đợi nhau
Thu về trầu thắm duyên cau
Đông sang tuyết trắng đượm mầu trinh nguyên
Biển dập dìu- gái thuyền quyên
Mở lòng ôm trọn tình Thuyền đắm say
Bên nhau ngày mỗi lại ngày
Mà như vẫn thiếu vòng tay ân tình
Tim thầm gọi: "Mình ơi mình!"
Bên anh hạnh phúc hiển linh suốt đời!
Em yêu mình lắm mình ơi!
Thi vần xao xuyến những lời từ tim.
Montag, 22. April 2013
Thế giới đang chết dưới tay Trung Quốc
TSB mời các bạn xem sự thâm độc của Trung Quốc như thế nào với thế giới qua cuốn sách này. Cuốn sách rất hay! Nếu ai muốn đọc tiếp, theo link: http://nguoivietdiendan.com
Giới Thiệu - Chết Dưới Tay Trung Quốc - Death by China
Thứ bảy - 20/04/2013 12:17
Death by China hay Chết dưới tay Trung Quốc được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Quyển sách dày 320 trang này đã thống kê một cách cặn kẽ những chiêu thức kinh tế, xã hội, chính trị, và quân sự của Trung Quốc đã làm mất đi hàng triệu việc làm của Hoa Kỳ cùng mới 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. Gs. Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết "Thế giới phẳng". Ông cho rằng thế giới quả thật sự phẳng chỉ khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung. Trung Quốc không phải là trường hợp này. Gồm 16 chương - Viết bởi Peter Navarro và Greg Autry
Chương 1
Chẳng phải đả kích Trung Quốc, nếu đó là sự thật
|
Chết dưới tay Trung Quốc. Đây là mối hiểm nguy rất thực mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới này đang nhanh chóng biến thành sát thủ lợi hại nhất hành tinh.
Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các thương gia vô đạo đức Trung Quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm chết người, không gây gẫy xương, làm ung thư, thì cũng dễ cháy, và độc hại.
- Về đồ dùng cho trẻ em, những sản phẩm nguy hiểm này bao gồm từ vòng đeo tay, dây chuyền và đồ chơi chứa chì đến đồ ngủ dễ cháy, áo-liền-quần độc hại của trẻ em mới biết đi.
- Ở tiệm thuốc Tây gần nhà hay trực tuyến trên mạng, ta có thể tìm thấy tất cả các phương thức "chữa trị" mà thực ra là giết người - từ viên aspirin nhiễm độc, Lipitor giả, Viagra giả trộn với strychnine đến thuốc heparin phá thận và vitamin chứa đầy arsenic.
- Nếu bạn mơ tưởng đến cái chết do nổ, hỏa hoạn hay điện giật, bạn có thể chọn trong một loạt dụng cụ mìn bẫy từ ổ cắm với dây điện nối dài, quạt, đèn, bộ phận điều khiển từ xa, điện thoại di động dễ nổ, và máy nghe nhạc công suất lớn tự hủy.
- Dĩ nhiên, nếu vừa đói vừa muốn tự tử, ta luôn luôn có thể thưởng thức cá, trái cây, thịt hay rau nhập cảng từ Trung Quốc ngấm ngon lành bằng đủ mọi cách các kháng sinh bị cấm, vi khuẩn gây thối rữa, kim loại nặng, hay thuốc trừ sâu bất hợp pháp.
Ngay cả trong khi hàng nghìn người chết bởi sự tấn công dữ dội của các sản phẩm rác rưởi và độc hại của Trung Quốc, thì nền kinh tế và công nhân Hoa Kỳ cũng đang chịu đựng "cái chết không kém phần đau đớn là sự tử vong của nền tảng sản xuất của Hoa Kỳ".
Về mặt kinh tế, nhãn hiệu quái đản "Tư bản Quốc doanh" theo kiểu cộng sản của Trung Quốc đã hoàn toàn xé bỏ những nguyên tắc của cả thị trường tự do và thương mại tự do. Thay vào đó, "các vị cứu tinh" của quốc gia được chính phủ hỗ trợ của Trung Quốc đã triển khai một hỗn hợp vũ khí thuộc chủ nghĩa con buôn và bảo hộ để lần lượt tước đoạt hết việc làm này đến việc làm khác từ những ngành công nghiệp của Hoa Kỳ.
"Vũ khí Hủy diệt Việc làm" của Trung Quốc bao gồm trợ cấp xuất cảng bất hợp pháp, giả mạo tràn lan những sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, bảo vệ môi trường lỏng lẻo một cách tệ hại, và sử dụng đầy rẫy nhân công nô lệ. Tuy nhiên, trọng tâm của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc là hệ thống tiền tệ được thao túng một cách vô liêm sỉ đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ, kích thích quá đáng xuất cảng của Trung Quốc đã tạo ra một trái bom nổ chậm làm thâm hụt cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc gần một tỉ đô-la một ngày.
Trong khi đó, bất cứ công ty Hoa Kỳ nào muốn vượt qua "Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ" của Trung Quốc và bán hàng tại thị trường nước này cũng phải nộp một khoản “tiền mãi lộ” bằng cách không chỉ phải chuyển giao kỹ thuật cho đối tác Trung Quốc. Các công ty Hoa Kỳ cũng phải chuyển các cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung quốc, và vì vậy, xuất cảng "nguồn sữa mẹ" tạo việc làm tương lai của Hoa Kỳ dâng cho địch thủ cạnh tranh.
Cho đến nay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ đã bị mất đi vì cái trò hề thương mại tự do của Trung Quốc, và chính công nhân Hoa Kỳ cũng đã và đang là "loại" bị nguy cơ tuyệt chủng. Hãy xem xét những điều sau đây:
- Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 và hứa cuội chấm dứt các hành động theo chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ, các ngành may mặc, dệt, và đồ gỗ của Hoa Kỳ đã thu nhỏ lại chỉ còn một nửa - riêng việc làm trong ngành dệt đã giảm 70%.
- Những ngành trọng yếu khác như hóa chất, giấy, thép và vỏ bánh xe hơi cũng bị vây hãm, trong khi đó việc làm trong ngành sản xuất máy điện toán và điện tử kỹ thuật cao đã giảm hơn 40%.
Trong khi chúng ta đã mất hết việc làm này đến việc làm khác, nhiều người Mỹ vẫn lầm tưởng rằng Trung Quốc chỉ sản xuất những sản phẩm rẻ tiền và bình dân như giày dép và đồ chơi. Thực ra, Trung Quốc đang tiến lên trong "chuỗi các mặt hàng có giá trị" và việc chiếm lĩnh thị phần của nhiều kỹ nghệ có lợi nhuận cao nhất còn hoạt động của Hoa Kỳ - từ xe hơi và hàng không vũ trụ đến thiết bị y tế tiên tiến.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, các công ty Trung Quốc đang ráo riết chiếm lĩnh các thị trường của cái gọi là kỹ nghệ "xanh" như xe hơi điện, năng lượng mặt trời, và năng lượng gió. Dĩ nhiên, đó chính là những kỹ nghệ các chính khách Hoa Kỳ rất thích rêu rao như là các nguồn mới tạo ra việc làm tốt nhất của Hoa Kỳ.
Chẳng hạn, về mặt năng lượng gió, Trung Quốc hiện nay dẫn đầu thế giới về mâu thuẫn trong chủ trương vừa sản xuất vừa bảo hộ ngành công nghiệp turbin gió. Đó là vì trong khi các công ty Trung Quốc được chính phủ trợ cấp tràn ngập thị trường thế giới những turbin thì các nhà sản xuất nước ngoài như General Electric của Hoa Kỳ, Gamesa của Tây Ban Nha, và Suzlon của Ấn Độ lại bị cấm đấu thầu các dự án ở Trung Quốc do chính sách "Chỉ mua hàng Trung Quốc".
Sự nổi lên của Trung Quốc với vai trò không ai phủ nhận được là "công xưởng" của thế giới đưa tới một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là sự tiêu thụ ngày càng gia tăng một cách tham lam năng lượng và nguyên liệu của trái Đất. Để nuôi bộ máy sản xuất của mình, Trung Quốc phải tiêu thụ một nửa lượng xi-măng, gần một nửa lượng thép, một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới. Hơn nữa, tới năm 2035, nhu cầu dầu hỏa của chỉ riêng Trung Quốc sẽ vượt tổng sản lượng dầu hỏa hiện nay của toàn thế giới.
Đây là thói phàm ăn chết người. Vì để hỗ trợ cho thói phàm ăn này, các viên chức chính quyền Trung Quốc đã leo lên chiếc chiếu thực dân đẫm máu ngồi cùng các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới. Để làm điều đó, các viên chức chính phủ và nhà ngoại giao Trung Quốc đã lạm dụng một cách thô bỉ nhất chính sách ngoại giao của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mà thế giới chưa từng thấy.
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc có thể tùy nghi phủ quyết bất cứ biện pháp chế tài nào của LHQ. Trong gần một thập niên nay, những nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết của Trung Quốc để mối lái một loạt các giao dịch "đổi máu lấy dầu" và "cưỡng đoạt lấy nguyên liệu". Dưới đây là các sự kiện:
- Để đổi lấy dầu của Sudan, những con buôn có quyền phủ quyết Trung Quốc đã ngăn LHQ can thiệp vào vụ diệt chủng ở Darfur - lực lượng dân quân Janjaweed tàn bạo lại còn sử dụng vũ khí Trung Quốc để cưỡng hiếp hàng ngàn phụ nữ và giết chết 300,000 người dân Sudan vô tội.
- Những con buôn có quyền phủ quyết Trung Quốc cũng ngăn LHQ trừng phạt Iran và tổng thống bài Do Thái, trúng cử nhờ gian lận, để được tiếp cận các mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Hành vi này đã mở toang cánh cửa cho việc phát tán vũ khí hạt nhân ở Trung Đông. Nó cũng làm tăng cao khả năng tấn công hạt nhân vào Israel và làm tăng đáng kể nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay các phần tử thánh chiến chống Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc lạm dụng sứ mạng gìn giữ hòa bình của LHQ không phải là những sự kiện riêng lẻ. Thay vào đó, chúng là một phần của chiến lược "tiến ra ngoài", biến Trung Quốc từ một quốc gia từng theo chủ nghĩa biệt lập thành một đế quốc thực dân bành trướng lớn nhất thế giới. Đây là điều mỉa mai không nhỏ cho một quốc gia ban đầu được xây dựng trên những nguyên lý Mác-xít chống thực dân và đã từng bị Đế quốc Anh dùng cuộc chiến tranh thuốc phiện biến thành nạn nhân đau khổ ngay trên đất họ.
Khắp châu Phi, châu Á, và Mỹ Latin sân sau của Hoa Kỳ, nhãn hiệu chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của Trung Quốc luôn bắt đầu với sự mặc cả hiểm độc như sau: chi xài hậu hĩnh, cho vay lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa.
Dĩ nhiên, một khi đất nước đó nuốt phải miếng mồi thực dân này, thay vì dùng nhân công địa phương, Trung Quốc sẽ mang đến đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ để xây xa lộ, đường rầy xe lửa, hải cảng và hệ thống viễn thông mới. Hạ tầng cơ sở này cả về nghĩa đen và nghĩa bóng lót đường cho việc bòn rút và vận chuyển nguyên liệu. Và như thế, gỗ của Cameroon, magnésium của Congo, thạch cao của Djibouti, mangan của Gabon, uranium của Malawi, titan của Mozambique, molybdenum của Niger, thiếc của Rwanda, và bạc của Zambia được chở về các công xưởng của Trung Quốc ở các thành phố như Trùng Khánh, Đông Quan, và Thẩm Quyến. Sau đó, như phát súng ân huệ cuối cùng của chủ nghĩa thực dân, Trung Quốc đổ thành phẩm của họ vào thị trường nội địa tại các nước này - và do đó triệt hạ các kỹ nghệ địa phương, đẩy cao tỉ lệ thất nghiệp, và nhận chìm các thuộc địa mới lún sâu hơn nữa vào tình trạng bần cùng, đói nghèo.
Vũ trang đến tận răng
Ngay khi Trung Quốc bùng phát bằng cái giá mà tất cả các nước còn lại trên thế giới phải trả, họ cũng dùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của mình tài trợ cho một trong những gia tăng quân sự nhanh chóng và toàn diện nhất mà thế giới chưa từng chứng kiến. Theo cách này, trong tinh thần phương châm của Lê-nin là kẻ tư bản sẽ bán dây thừng dùng để treo cổ chính hắn, mỗi "đô-la Walmart" người Mỹ chúng ta hiện nay chi tiêu vào những thứ nhập cảng rẻ tiền giả tạo của Trung Quốc vừa là khoản ký quỹ cho tình trạng thất nghiệp của chúng ta, vừa là khoản tài trợ bổ sung cho một Trung Quốc vũ trang nhanh chóng. Dưới đây là vài điểm mà bộ máy chiến tranh đó đang khoe khoang:
- Lực lượng hải quân và không quân mới được hiện đại hóa với tất cả mọi thứ từ tàu ngầm hạt nhân gần như tàng hình và máy bay phản lực chiến đấu dùng thiết kế mới nhất của Nga đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ngoài biển khơi.
- "Ngũ Giác Đài" kiểu Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến một cách tự tin - trong đó nhiều thứ do tin tặc và điệp viên đánh cắp của chúng ta - để bắn hạ vệ tinh và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của chúng ta và tấn công bằng đầu đạn hạt nhân vào sâu trung tâm Hoa Kỳ.
- Không giống như quân đội Hoa Kỳ đã mệt mỏi lại còn bị dàn mỏng do các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - lớn nhất thế giới - có cả số lượng vượt trội lẫn khả năng sẵn sàng chiến đấu để áp đảo các lực lượng của Ấn Độ, Đại Hàn, Đài Loan, hay Việt Nam mà vẫn còn đủ bộ binh để nghiền nát Taliban và giữ gìn hòa bình ở Baghdad, nếu họ quan tâm.
- Phe "diều hâu" của quân đội Trung Quốc thậm chí chuẩn bị khả năng ném bom hạt nhân từ vũ trụ mà gần như không thể phát hiện được. Những vũ khí hạt nhân vũ trụ này lặng lẽ và chớp nhoáng phóng đến mục tiêu làm cho đối phương không kịp chống trả.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất nên e ngại sự nổi lên của kẻ gây hấn châu Á mới và hùng mạnh này. Những nước láng giềng ngày càng lo âu giờ đây đối mặt với nguy cơ tăng nhanh từ một kẻ bá quyền châu Á đang lên với chính sách đe dọa chiến tranh và bắt nạt trong mọi vấn đề từ tiếp cận các lộ trình thủy vận đến tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài.
Đại ca diện kiến tiết Xuân thầm lặng (*)
Hàng trăm triệu công dân Trung Quốc vô tội cũng đang lâm nguy. Họ là những người phải đối mặt với nguy cơ cực kỳ lớn "Chết dưới tay Trung Quốc ngay tại Trung Quốc" nảy sinh từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chế độ thần quyền cứng nhắc dựa trên giai cấp của Đảng Cộng sản, và một chủ nghĩa toàn trị cực đoan như George Orwell mô tả trong tác phẩm "1984".
Về mặt ô nhiễm, một nền kinh tế nặng về chế xuất chú trọng quá mức vào xuất cảng đã biến bầu khí quyển trên những trung tâm kỹ nghệ của Trung Quốc thành đám mây che phủ độc hại lớn nhất thế giới. Hơn 70% suối, sông, hồ chính của Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí một chuyến du lịch xuôi dòng sông Dương Tử, phía trên đập Tam Hiệp, cho thấy kho báu quốc gia nguyên sơ trước đây của Trung Quốc, nơi Mao đã từng bơi qua giờ đây hầu như vắng bóng các loài chim và dấu hiệu của các loài thủy sinh.
Trong khi đó, "Những gì xảy ra ở Trung Quốc không ở lại Trung Quốc". Trong khi các nhà máy Trung Quốc tạo ra cơn lũ sản phẩm để chất lên kệ các cửa hàng của Target và Walmart, thì các loại tro bụi ô nhiễm không khí cực kỳ độc hại của Trung Quốc cũng bay hơn 6,000 dặm theo các dòng khí đối lưu tầng trên khí quyển đến California, thả các chất thải độc hại xuống dọc đường đi. Ngày nay, phần lớn mưa a-xit ở Nhật và Đại Hàn là "Made in China", trong khi tỉ lệ ngày càng tăng các hạt bụi mịn phát hiện trong không khí tại các thành phố bờ biển phía Tây như Los Angeles cũng xuất phát từ các nhà máy Trung Quốc.
Về nguy cơ từ xã hội cứng nhắc, dựa trên giai cấp của Trung Quốc, sự thật mỉa mai, cay đắng ở đây là Đảng Cộng sản cầm quyền cai trị không phải là một đảng "Cộng hòa Nhân dân" chân chính mà là một chế độ thần quyền thế tục. Trong khi Mác trở mình trong ngôi mộ và xác ướp Mao từ chiếc hòm pha lê của mình hướng cặp mắt đờ đẫn vào quảng trường Thiên An Môn, một tỷ lệ nhỏ dân số Trung Quốc trở nên giàu có cực kỳ cho dù cho một tỉ công dân Trung Quốc tiếp tục sống đói nghèo trong một chế độ chuyên chế như chủ trương của triết gia Thomas Hobbes, không được chăm sóc y tế đầy đủ và chỉ một căn bệnh nhỏ cũng thành án tử hình.
Nền chính trị toàn trị của Trung Quốc cũng kinh hoàng không kém. Để dập tắt bất đồng quan điểm, Đảng Cộng sản dựa vào công an và lực lượng bán quân sự trên một triệu người. Mạng lưới theo dõi kiểu Orwell cũng có khoảng 50,000 công an mạng. Các công an thực và ảo này không ngừng cùng nhau trấn áp và đàn áp.
- Thử lập ra tổ chức nghiệp đoàn độc lập ở nơi làm việc của mình, bạn sẽ bị đánh đập và đuổi việc.
- Đứng lên vì quyền con người hay quyền phụ nữ, bạn sẽ bị săn lùng tàn nhẫn, quản thúc trong nhà, hay đơn thuần "biến dạng".
- Bị phát hiện là người theo Pháp Luân Công hay "người theo Thiên chúa giáo một cách kín đáo", thì hãy sẵn sàng để được tẩy não cho hết "tư tưởng lệch lạc".
Cái chốt khóa bắt mọi người vào khuôn phép của chính sách trấn áp đó của Trung Quốc là quần đảo ngục tù của các trại cưỡng bách lao động, nơi hàng triệu công dân Trung Quốc bị lưu đầy - thường không được xét xử. Bị giam ở trại tù Lao Cải thì vẫn còn được coi là “may mắn”; theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, hàng năm nước Cộng hòa Nhân dân này xử tử dân chúng của mình nhiều hơn mấy lần các nước còn lại trên thế giới gom lại.
Ít ra thì xử tử bằng tiêm thuốc độc giờ đây được ưa chuộng hơn viên đạn bắn vào đầu như trước vẫn làm. Tuy nhiên, đó không phải do lòng từ bi dẫn đến "sự cải cách" hình thức tử hình này. Đơn giản là vì tiêm thuốc độc dễ dọn hơn, ít nguy cơ người thi hành án bị nhiểm HIV, và dễ dàng hơn nhiều cho việc thu hoạch các bộ phận cơ thể của nạn nhân để bán ra chợ đen.
Phản bội nghiêm trọng nhưng tránh né còn nghiêm trọng hơn
Ngay cả khi vô số cái Chết dưới tay Trung Quốc diễn ra cả bên trong nước Cộng hòa Nhân dân này và ở những xưởng máy chết chóc trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo thương nghiệp, nhà báo, và nhà chính trị Hoa Kỳ có quá ít điều để nói về nguy cơ lớn nhất duy nhất đối mặt với Hoa Kỳ và thế giới.
Trong phạm vi lãnh đạo cao cấp, một số công ty lớn nhất của Hoa Kỳ - từ Caterpillar và Cisco đến General Motors và Microsoft - đã hoàn toàn đồng lõa với chính sách "chia rẽ" Hoa Kỳ "để trị" của Trung Quốc. Bi kịch ở đây là khi chủ nghĩa con buôn Trung Quốc bắt đầu tấn kỹ nghệ Hoa Kỳ vào cuối những năm 1990 - những kỹ nghệ như tủ giường bàn ghế, dệt và may mặc bắt đầu sụp đổ hết ngành này đến ngành khác - cộng đồng và các cơ quan thương mại như Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã gắn bó với nhau.
Tuy nhiên, trong thập niên qua, khi mỗi việc làm của Hoa Kỳ và mỗi nhà máy mới của Hoa Kỳ chuyển sang Trung Quốc, vì mối quan tâm thiển cận nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều lãnh đạo công ty Hoa Kỳ đã điều chỉnh theo đối tác Trung Quốc. Thật vậy, khi bánh mì của họ được phết bơ ở nước ngoài, các tổ chức được gọi là 'Hoa Kỳ" như Thảo luận Kinh doanh Bàn tròn và Hiệp hội các Nhà Sản xuất Quốc gia đã chuyển biến từ phê phán gay gắt chủ nghĩa con buôn Trung Quốc thành những chiến sĩ cởi mở, và thường rất xông xáo trong những cuộc vận động hành lang ủng hộ Trung Quốc.
Trong khi nhiều Tổng giám đốc Điều hành công ty Hoa Kỳ trở thành những chiến sĩ vận động hành lang cho Trung Quốc, các nhà báo Hoa Kỳ phần lớn đã mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ. Sự cắt giảm nhân sự của các tờ báo và hệ thống tin tức truyền hình trong thời đại Internet dẫn đến việc đóng cửa hay thu hẹp nhiều văn phòng tin tức ở nước ngoài. Kết quả là các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã phải ngày càng dựa vào nguồn tin từ báo chí của chính quyền Trung Quốc - một trong những bộ máy tuyên truyền không khoan nhượng và hiệu quả nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Trong khi đó, tinh hoa của báo chí tài chính Hoa Kỳ - đáng chú ý nhất là tờ Wall Street Journal - bám chặt trung với tư tưởng thị trường tự do và thương mại tự do, dường như không biết đến một thực tế là "thương mại tự do một chiều" của Trung Quốc hoàn toàn là sự đầu hàng đơn phương của Hoa Kỳ trong thời đại chủ nghĩa tư bản quốc doanh của Trung Quốc. Điều nghịch lý ở đây là thay vì xem cải cách thương mại là một hình thức tự vệ chính đáng chống lại sự công kích không thương tiếc của hành động "lợi mình, hại người" của Trung Quốc, báo chí như tờ Wall Street Journal lại liên tục xỉ vả nguy cơ "chủ nghĩa bảo hộ" của Hoa Kỳ. Tất cả đều quá vô nghĩa, nhưng tiếng trống ý thức hệ vẫn tiếp tục vang lên.
Không một nhóm cá nhân riêng lẻ nào xứng đáng bị lên án hơn các chính trị gia Hoa Kỳ vì tội đã nhu nhược, thụ động, và dốt nát khi để Trung Quốc mặc sức lũng đoạn nền tảng sản xuất Hoa Kỳ và tiến hành tăng cường quân sự trên qui mô lớn. Không phải vì Quốc hội Hoa Kỳ đã không được cảnh báo đầy đủ về những hiểm nguy của một Trung Quốc đang nổi lên. Mỗi năm Ủy ban Hoa Kỳ - Trung Quốc, được Quốc hội cung cấp ngân khoản, vẫn xuất bản phúc trình hàng năm và nhiều tài liệu về mối nguy cơ đang nổi lên này.
Chẳng hạn, Ủy ban Hoa Kỳ - Trung Quốc đã cảnh báo "hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Hoa Kỳ rộng đến nỗi chúng trở thành nguy cơ lớn nhất duy nhất về an ninh về khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ". Thực tế, đến nay, mạng lưới gián điệp rộng lớn của Trung Quốc đã đánh cắp những bí mật trọng yếu liên quan đến tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường hệ Aegis, máy bay ném bom B1-B, hỏa tiễn Delta IV, hệ thống dẫn đường cho tên lửa đạn đạo ICBM, máy bay ném bom tàng hình Stealth, và phi thuyền Con Thoi. Tin tặc và điệp viên Trung Quốc có hiệu quả như nhau trong việc cung cấp chi tiết hệ thống phóng máy bay của hàng không mẫu hạm, máy bay không người lái drone, thiết kế lò phản ứng tàu thủy, hệ thống động cơ đẩy của tàu ngầm, cơ chế hoạt động bên trong bom neutron, và thậm chí quy trình hoạt động rất chi tiết của tàu chiến hải quân Hoa Kỳ.
Tương tự, về nguy cơ kinh tế, Ủy ban đã yêu cầu Quốc hội thừa nhận rằng các thương nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ "đương đầu với toàn bộ sức mạnh của các thủ đoạn thương mại bất công, thao túng tiền tệ, và trợ cấp bất hợp pháp của Trung Quốc cho các hoạt động xuất cảng của họ". Bất chấp những cảnh báo này, Quốc hội tiếp tục đã làm ngơ những khuyến cáo của ủy ban độc lập của chính Quốc hội và từ chối thức tỉnh trước nguy cơ kinh tế và quân sự ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.
Dĩ nhiên, Tòa Bạch Ốc phải chịu trách nhiệm tương tự. Cả hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama đã nói chuyện nhẹ nhàng và mang gậy rất nhỏ khi đến Trung Quốc. Lý do của tổng thống Bush là sự lưu tâm đến cuộc chiến ở Iraq và an ninh nội địa kèm với niềm tin mù quáng vào đủ mọi thứ, trừ thị trường tự do. Chỉ trong nhiệm kỳ của Bush, Hoa Kỳ đã từ bỏ hàng triệu việc làm cho Trung Quốc.
Về phần mình, Ứng cử viên Obama trong chiến dịch vận động bầu cử vào năm 2008 đã hứa hẹn nhiều lần kiên quyết chấm dứt hoạt động thương mại bất công của Trung Quốc, nhất là tại các tiểu bang công nghiệp chủ yếu như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania. Thế nhưng, từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhiều lần cúi đầu trước Trung Quốc về những vấn đề thương mại then chốt, chủ yếu vì ông muốn Trung Quốc tiếp tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách khổng lồ của Hoa Kỳ. Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung Quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước Hoa Kỳ là cải cách thương mại toàn diện với Trung Quốc.
Lộ trình phía trước: Mọi con đường đều đổ dồn đến Bắc Kinh
Trong quyển sách này, chúng tôi sẽ trình bày một cách hệ thống các dạng Chết dưới tay Trung Quốc chính - từ những thành tích kinh hoàng về an toàn sản phẩm và sự hủy diệt nền kinh tế Hoa Kỳ đến sự nổi dậy của chủ nghĩa thực dân Trung Quốc, sự tăng cường sức mạnh quân sự nhanh chóng, và các hoạt động gián điệp táo bạo và trắng trợn của Trung Quốc.
Khi làm điều đó, mục tiêu tổng quát của chúng tôi không chỉ cung cấp cho độc giả một sự thật rành mạch và danh mục những sự lạm dụng của Trung Quốc. Cuốn sách này cũng được dùng như một tài liệu hướng dẫn sống còn và kêu gọi hành động tại một thời khắc quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. Trừ khi tất cả chúng ta cùng nhau đứng lên đương đầu với con Rồng này, phần còn lại của cuộc đời chúng ta và cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ kém thịnh vượng hơn nhiều - và lại nguy hiểm hơn nhiều - so với Thời đại Vàng son mà nhiều người trong chúng ta đã lớn lên.
(*) Silent Spring - tác phẩm nổi tiếng của Rachel Carson xuất bản lần đầu năm 1962, viết về sự hủy diệt môi trường của hóa chất, làm cho mùa Xuân trở nên yên lặng vì không có tiếng chim muông thánh thót, tiếng vạn vật rộn rã. Tựa đề "Big Brother Meets Silent Spring" tác giả ám chỉ đại ca Trung Quốc giờ đây cũng phải đối diện mùa Xuân thầm lặng của sự chết chóc.
Sonntag, 21. April 2013
Em sẽ về bên anh
Em
cũng mong sớm được về bên anh
Đóa hoa tình xuân, kết thành vương miện
Quấn trái tim yêu bằng tình thương mến
Và khát vọng đời dâng hiến cho nhau
Về bên anh, em sẽ hết u sầu
Hết đơn côi, úa nhầu trong cay đắng
Về bên anh, hạnh phúc tràn ánh nắng
Sóng lòng dịu dàng chứa nặng yêu thương
Sánh vai anh trên khắp mọi nẻo đường
Tay trong tay, môi hường say đắm đuối
Về bên anh, thi hồn cao vời vợi
Mình cùng nhau đi tới những chân trời
Nơi anh qua, in dấu cả cuộc đời
Đóa hoa tình xuân, kết thành vương miện
Quấn trái tim yêu bằng tình thương mến
Và khát vọng đời dâng hiến cho nhau
Về bên anh, em sẽ hết u sầu
Hết đơn côi, úa nhầu trong cay đắng
Về bên anh, hạnh phúc tràn ánh nắng
Sóng lòng dịu dàng chứa nặng yêu thương
Sánh vai anh trên khắp mọi nẻo đường
Tay trong tay, môi hường say đắm đuối
Về bên anh, thi hồn cao vời vợi
Mình cùng nhau đi tới những chân trời
Nơi anh qua, in dấu cả cuộc đời
Những bước chân còn đơn côi, ngơ ngác
Con đường anh đi thăng trầm, hoan lạc
Em muốn gọi tên, viết nhạc ghi lòng
Yêu anh thật nhiều, nên cứ ước mong
Ngày mình gặp gỡ, loan phòng sẽ ấm
Dù thời gian có trôi qua chầm chậm
Trái tim yêu thương gửi gấm ý tình
Qua trang ngỏ, khúc thi vần lung linh
Tô thêm thắm phút giây mình chung bước
Yêu lắm anh ơi, những gì có được
Từng ngày qua, mong ước sẽ thành đôi
Ngắn lại từng chặng, duyên số đặt rồi
Em tin lắm những lối về anh tính
Tựa vào vai anh, tin lẽ trời định
Một ngày mai em chính thức bên Chàng!
TSB
Mẹ
Mẹ
Mẹ là bóng mát đời con
Là dòng suối ngọt giữa tròn bóng trưa
Mẹ là ngọn gió nhẹ lùa
Quạt cho con ngủ giấc trưa oi nồng
Mẹ là nắng giữa trời đông
Xua tan băng giá ấm lòng con xa
Tiếng mẹ dịu ngọt thiết tha
Lòng mẹ bát ngát, mặn mà vì con
Suốt đời tần tảo mỏi mòn
Vắt kiệt tâm sức, nuôi con nên người
Con yêu mẹ- yêu bầu trời
Yêu ngàn tia nắng rơi rơi trong chiều
Yêu làn gió nhẹ hiu hiu
Yêu bờ cát trắng- liêu xiêu rặng dừa
Yêu từ cánh võng mẹ đưa
Yêu ngay cả lúc trời mưa sầm sì
Đời có mẹ- chẳng thiếu chi
Con sẽ giầu có nhất nhì thế gian....
Mẹ ơi! Hồn thác non ngàn
Có nghe con gọi miên man lời buồn
Ước có mẹ, ở bên con
Để cho con được đền ơn mỗi ngày......
Thiên An Môn hay Dresden?
Theo nguồn Người Việt
16-4-2013
Ngô Nhân Dụng
Bài trước trong mục này đã đặt một câu hỏi về sự tan rã nhanh chóng của các chế độ cộng sản Ðông Âu: “Chế độ vững như bàn thạch, cho đến ngày nó sụp đổ. Tại sao người ta không thấy được những nhược điểm nằm bên dưới các chế độ tưởng như muôn năm trường trị như vậy?”
Một người đã nghiên cứu về trường hợp Ðông Ðức, còn gọi là Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, là Daniel V. Friedheim, đã thấy rằng nguyên nhân chính khiến chế độ sụp đổ không phải chỉ vì áp lực của người dân từ bên dưới; cũng không phải vì giới lãnh đạo cao cấp đã chấp nhận chịu thua. Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là vì chính hàng ngũ cán bộ cấp trung đã chán ngán hệ thống xã hội và chính trị mà họ đang góp công duy trì.
Trong một bài đăng trên tạp chí Chính Trị Ðức (German Politics) vào Tháng Tư năm 1993, Friedheim trình bày trình tự sụp đổ của Cộng sản Ðông Ðức. Ông ghi nhận ý kiến của nhà xã hội học nổi danh Max Weber, thấy rằng bất cứ một chế độ nào cũng phải dùng một “hệ thống thuộc lại.” Một chế độ sụp đổ từ bên trên nếu nhóm người lãnh đạo hết tin vào khả năng kềm hãm dân chúng, như chúng ta thấy ở Tiệp Khắc, Bulgaria, Nga. Nhưng ở Ðông Ðức, sự sụp đổ diễn ra ngay ở trong hệ thống cai trị, tức là những người cán bộ trung cấp không còn thấy mình có thể tuân lệnh đảng Cộng sản mà đàn áp người dân nữa.
Bài luận văn trên dựa trên luận án tiến sĩ của Daniel Friedheim tại Ðại Học Yale, sau khi tác giả đã thực hiện một cuộc phỏng vấn 119 quan chức và cán bộ thuộc chế độ cộng sản Ðông Ðức ngay sau khi nước Ðức thống nhất.
Những người được chọn để phỏng vấn đều thuộc thành phần bộ máy bí mật có nhiệm vụ trấn áp khủng hoảng (Eisatzleitungen), ở trung ương và địa phương. Họ đứng đầu những ban bí thư đảng bộ, chỉ huy mật vụ, chính quyền, cảnh sát và quân đội; chính họ phải quyết định có sử dụng vũ lực đàn áp dân biểu tình hay không; khi dân Ðông Ðức biểu tình đòi dân chủ vào mùa Thu năm 1989. Chúng ta cần nhớ lại là vào Tháng Sáu năm đó, Cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội tàn sát các công nhân và sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn. Tổng bí thư đảng Cộng sản Ðông Ðức Erich Honecker cũng dọa sẽ dạy bài học Thiên An Môn cho dân chúng. Từ Tháng Ba năm 1989 cảnh sát công an đã dùng lựu đạn cay và dùi cui đàn áp biểu tình. Ðến Tháng Chín, người đứng đầu mật vụ (Stasi) là Erich Mielke đã báo động “tình hình vô cùng nghiêm trọng” và giải pháp duy nhất là phải “dùng bạo lực, chỉ có bạo lực thôi.” Trong Tháng Mười, dân đi biểu tình ngày càng đông ở Leipzig, Dresden, rồi Berlin.
Cuối cùng, chính một người trong hàng ngũ công an mật vụ đã mở cửa cho ngọn gió tự do dân chủ trỗi lên, trong một hành động bất ngờ, “đột hứng.” Ngày 8 Tháng Mười năm 1989, dân chúng tại thành phố Dresden đi biểu tình cùng với giới trí thức, nghệ sĩ, sinh viên, công nhân. Ðoàn người biểu tình đứng đối diện với đoàn công an võ trang hằm hè. Bỗng đoàn công an ngạc nhiên khi thấy một người dân tách ra, đi từ từ tiến dần về phía họ; rồi hỏi có ai ra để nói chuyện hay không. Một viên sĩ quan công an đã tiến tới. Hai người nói chuyện “giữa trận tiền” một hồi; và đi tới hai quyết định: Ðoàn biểu tình sẽ giải tán, và cử ra ngay 20 người đại diện. Họ sẽ họp bàn với phía công an; tối hôm đó sẽ công bố kết quả buổi họp tại bốn nhà thờ. Thế là 20 người bất ngờ được đề cử làm “đại biểu” của đoàn biểu tình. Trong đó có đủ thành phần: sinh viên, công nhân, thầy giáo, thợ mộc, thợ máy, y tá, vân vân, có cả một đảng viên cộng sản. Người nhỏ nhất là một thợ máy tập sự 17 tuổi, già nhất là một giáo sư về tôn giáo, 58 tuổi; đa số trong lứa tuổi 20, 30.
Biến cố được gọi là “Mô hình Dresden” sau đó đã được đem ra làm mẫu ở các thành phố khác khi công an mật vụ đứng trước đoàn biểu tình. Nhưng tại sao chính quyền Dresden sau đó lại chịu nhượng bộ, phải chấp nhận 20 công dân tình cờ thành những người đối thoại với họ? Friedheim đã tìm thấy chính các quan chức trung cấp trong guồng máy an ninh đã chán ngán vai trò đàn áp dân mà họ phải đóng. Người chỉ huy công an bỗng nghĩ ra đề nghị phái đoàn 20 người để thương thuyết, mặc dù không cấp trên nào cho phép anh ta làm như vậy. Lệnh trên là dùng vũ lực, chỉ dùng vũ lực! Sau này được phỏng vấn, anh nói rằng thực ra anh đã không đồng ý với lệnh trên bảo phải dùng vũ lực. Anh vẫn được lệnh đàn áp, nhưng bỗng nhiên nghĩ ra một cách trì hoãn lệnh. Khi anh ra lệnh các công an mật vụ buông cái khiên sắt họ ôm trước ngực, đặt tất cả xuống đất để bày tỏ thiện chí, tiếng vỗ tay hoan hô reo ầm lên trong đoàn biểu tình. Anh ta kể: Vai tôi bỗng nhẹ hẳn đi, trút được một gánh nặng! Tối hôm đó tôi về báo cáo, ông sếp tôi bảo: Bây giờ tao báo cáo lên trên chắc họ không tin có chuyện này!
Tại sao viên chỉ huy công an ở Dresden lại hành động như vậy; rồi các nơi khác cũng làm theo? Lý do chính là họ đã bớt tin vào chế độ cộng sản. Friedheim phỏng vấn các viên chức trung cấp trong guồng máy đàn áp cho thấy điều này. Một câu hỏi về chủ nghĩa cộng sản nói chung, viết: “Không có chế độ nào có thể đạt được những thành tựu về xã hội như chế độ cộng sản.” Với câu này, có 97% nói khi gia nhập đảng Cộng sản họ đã tin vào điều đó. Nhưng, tới mùa Thu năm 1989 thì chỉ có 65% nói họ còn nghĩ chế độ Cộng sản Ðông Ðức là tốt nhất thôi. Thật ra, tỷ lệ giảm từ 97% xuống 65% cũng không mất mát nhiều lắm, vì vẫn còn gần 2 phần 3 các quan chức trung cấp tin tưởng chế độ Cộng sản là con đường tốt nhất cho xã hội của họ.
Nhưng mặc dù đa số 65% vẫn tin ở chủ nghĩa cộng sản, đối với biện pháp đàn áp dân bằng bạo lực thì thái độ của các viên chức công an trung cấp lại thay đổi rất nhiều. Trong cuộc phỏng vấn trên, Friedheim hỏi họ: “Khi mới bước vào đảng, anh có tin rằng chính phủ có quyền dùng công an đàn áp các đám dân biểu tình hay không? Có 78% nói họ đã tin chính phủ có quyền đó. Tiếp theo là câu hỏi: “Sau khi đã chứng kiến các biến cố vào mùa Thu năm 1989, lúc đó anh còn tin chính phủ có quyền đàn áp hay không?” Số người vẫn tin tụt xuống, chỉ còn 8%. Chính các người công an trung cấp đã trưởng thành nên thay đổi thái độ.
Chúng ta càng thấy rõ điều này, khi họ được hỏi về vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn. Yêu cầu họ chọn một câu đúng nhất để mô tả vụ đổ máu ở Thiên An Môn, Friedheim thấy: Chỉ có 1% các quan chức công an trung cấp nghĩ rằng vụ này “có thể diễn ra ở nước Ðức” của họ. Có 26% số người được phỏng vấn thấy “bảo vệ chủ nghĩa xã hội mà phải đổ máu như vậy là không đáng.” Trong khi đó có 42% phần trăm đồng ý với nhận định rằng “một vụ đổ máu như thế chỉ có thể diễn ra tại Trung Quốc hay một nước Á Châu thôi.” Trong nhận định này, chúng ta thấy ẩn tàng một thái độ khinh miệt, cho là người Châu Á thì khát máu, dễ giết nhau, hơn người Ðức.
Chúng ta càng thấy rõ điều này, khi họ được hỏi về vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn. Yêu cầu họ chọn một câu đúng nhất để mô tả vụ đổ máu ở Thiên An Môn, Friedheim thấy: Chỉ có 1% các quan chức công an trung cấp nghĩ rằng vụ này “có thể diễn ra ở nước Ðức” của họ. Có 26% số người được phỏng vấn thấy “bảo vệ chủ nghĩa xã hội mà phải đổ máu như vậy là không đáng.” Trong khi đó có 42% phần trăm đồng ý với nhận định rằng “một vụ đổ máu như thế chỉ có thể diễn ra tại Trung Quốc hay một nước Á Châu thôi.” Trong nhận định này, chúng ta thấy ẩn tàng một thái độ khinh miệt, cho là người Châu Á thì khát máu, dễ giết nhau, hơn người Ðức.
Trong lịch sử vụ sụp đổ của chế độ Cộng sản ở Ðông Âu, chúng ta biết có nhiều nguyên nhân cùng họp lại gây ra; nhưng riêng tại Ðông Ðức thì có lẽ yếu tố quan trọng nhất là sự sụp đổ của cây cột trụ chống đỡ cho đảng Cộng sản: Giới chỉ huy trung cấp trong guồng máy đàn áp. Tại thành phố Dresden, chính viên sĩ quan chỉ huy mật vụ Stasi và cấp trên của anh ta đứng đầu về nội an, cả hai đã bí mật liên lạc với vị giám mục địa phương để cùng tìm cách tránh đổ máu.
Chúng ta không thể đoán hiện nay tâm trạng những người trong guồng máy công an mật vụ của cộng sản Việt Nam có còn tin tưởng ở chủ nghĩa cộng sản và chế độ đến mức nào. Nhưng họ cũng là người, là người Việt cả. Họ cũng biết chuyện gì đang diễn ra trong xã hội, họ còn biết nhiều hơn về sự thật đằng sau cuộc tranh chấp giữa các người lãnh đạo đảng. Khi phải chọn lựa, liệu họ sẽ theo “Mô hình Thiên An Môn” hay “Mô hình Dresden?”
Có một cách để giới chỉ huy công an ở Việt Nam tránh không phải lựa chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden. Là họ từ chối không tham dự vào bất cứ một hành động đàn áp nào, nếu những người đi biểu tình có lý do chính đáng. Nông dân biểu tình đòi bồi thường đất, chống cướp đất là chính đáng. Dân chúng biểu tình chống ngoại bang xâm chiếm biển đảo, đất đai và cướp phá thuyền của ngư dân Việt Nam, đó cũng là một lý do chính đáng. Các người chỉ huy công an ở Việt Nam phải từ chối không tham dự các cuộc đàn áp biểu tình chính đáng, chắc chắn họ sẽ thành công.
Công an cũng có quyền từ chối không tham dự vào những vụ trục xuất người dân để chiếm đất trao lại cho các nhà thầu xây dựng. Họ có thể đến hiện trường, có mặt đúng giờ, với đồng phục tề chỉnh; họ cứ đứng đó chứng kiến cảnh các quan chức đưa giấy tờ trục xuất dân ra khỏi ngôi nhà họ ở, hay thửa ruộng họ đang cày. Cứ đứng yên chứng kiến hai bên cãi cọ nhưng nhất quyết không can thiệp vào các cuộc tranh chấp đó. Cam đoan đồng bào sẽ vỗ tay hoan hô! Mà sẽ không phải thắc mắc chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden nữa!
N.N.D.
Samstag, 13. April 2013
Bộ phim về chiến tranh Việt Nam bị giấu kín bao nhiêu năm
BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN
Theo Blog Thùy Linh
Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency) sản xuất, trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.
Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?
Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.
Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lở nói sa lầy rồi...
Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ CS.
Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phủ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan: "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned."
Tài Liệu
TL: Nhân quyển sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức ra đời, đón nhận nhiều sự khen chê đa chiều. Cảm hứng nhìn nhận lại lịch sử ở nhiều người Việt Nam như được khích lệ. AnhPhú Hòa, một bạn đọc của TL gửi cho TL những dòng tâm sự như thế này:
Ảnh internet |
“Một thời gian dài sau cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, nhất là sau khi có điều kiện được tiếp xúc với thế giới, được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa chiều thì tôi bắt đầu đặt cho mình một câu hỏi là có cần thiết để xảy ra một cuộc chiến tranh cực kỳ dã man, khốc liệt mà dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng không? Càng ngày tôi càng thiên về câu trả lời là KHÔNG.
Nếu chính quyền Miền Bắc không đặt ra quyết tâm phải giải phóng Miền Nam bằng mọi giá dưới mục tiêu đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược thì tôi tin rằng chính quyền Mỹ qua tất cả các thời kỳ sẽ không bao giờ đổ ngần ấy tiền bạc, vũ khí và quân lính vào Miền Nam như đã thực hiện. Đồng thời tôi cũng tin rằng sẽ không có cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc dã man và khủng khiếp, những trận mưa bom B52 trên dãy Trường Sơn, trận chiến Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm ở Hà Nội,... cũng như những cuộc tàn sát đẫm máutrên toàn Miền Nam.
Tôi căm thù tất cả những gì mà người Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam nhưng dần dần tôi đã hiểu ra một sự thật rằng Mỹ không phải là người khởi sự cuộc chiến đó. Người khởi sự cuộc chiến đó chính lại là chính quyền mà chúng ta đã bỏ mồ hôi, xương máu dựng nên.
Mỹ hoàn toàn không xâm lược Việt Nam, cũng như Nga hoàn toàn không xâm lược các nước Đông Âu trong suốt cả thời kỳ từ 1945 - 1989. Ngay người dân Đức (cả Đông Đức và Tây Đức) không hề có khái niệm rằng Mỹ là kẻ xâm lược của họ. Xâm lược phải là quân đội Pháp, Nhật, Tưởng Giới Thạch và cuối cùng là quân đội của chính quyền Trung Quốc hiện hành. Vì ý thức hệ nên cả hai nước lớn trong hai phe đã phải làm như vậy để cân bằng trạng thái cho phe của mình. Những gì quân đội Xô Viết đã làm tại các nước Đông Âu cũng giống như những gì quân đội Mỹ đã làm ở Miền Nam Việt Nam ở thời kỳ đầu nhưng không hề bị coi là kẻ xâm lược.
Nếu chính quyền Miền Bắc, chính quyền của chúng ta không bị sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh để gây ra cuộc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam đỡ được bao đau khổ, mất mát. Việc thống nhất đất nước hoàn toàn có thể giải quyết bằng con đường khác, có thể dài hơn nhưng chắc chắn hàng triệu con người sẽ không phải hy sinh thân mình, dù trên chiến trường hay ở hậu phương và đất nước sẽ không bị tàn phá hàng ngày bằng chính những người tiếp nhận nó. Chính vì cái gọi là Ý Thức Hệ, phải giữ bằng được quyền lực của mình nên từ một chế độ dân chủ, nhà nước Việt Nam ngày nay đã trở thành một nhà nước độc tài, đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân tộc, có bản chất hoàn toàn khác hẳn nhà nước được thành lập ban đầu.
Suy nghĩ của tôi là như vậy. Vì tôn trọng người gửi nên tôi giữ nguyên văn nội dung bức thư mà người đó viết cho tôi và vì vậy có thể không thuận tai lắm cho chúng ta, những người của BTC. Cái mà tôi quan tâm là nội dung của những thước phim tài liệu đó”.
Và anh Phú Hòa gửi lời giới thiệu cùng đường link một phim tài liệu nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hy vọng bạn bè xem với tâm không phê phán, căm hận. Bình tĩnh nhìn lại lịch sử để có bài học bao giờ cũng khôn ngoan hơn là né tránh, phê phán, đả kích, phủ nhận, thậm qui kết cho tội lỗi nào đó…Say đây là lời giới thiệu về bộ phim “Việt Nam, Việt Nam” đã gửi cho anh Phú Hòa. TL xin xóa bỏ vài nhận xét của người gửi bộ phim vì muốn người xem có tâm trạng khách quan khi xem phim chứ không vì lý do nào khác. Xin thông cảm.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết về một cuốn phim Đã Bị Dấu Kín Suốt 38 Năm Qua.
*Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.
*Người chuyển đã tìm lại được cuốn phim này trên Youtube.
-Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn):
-Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn):
==> http://www.youtube/. com/results? search_query= vietnam+vietnam+john+ford&search_type=&aq=5
Phim “Việt Nam, Việt Nam” được công bố sau 38 năm bị dấu kín!
Phim “Việt Nam, Việt Nam” được công bố sau 38 năm bị dấu kín!
Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).
Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.
Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.
Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.
Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency) sản xuất, trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.
Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.
Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?
Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.
Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.
Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lở nói sa lầy rồi...
Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ CS.
Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phủ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan: "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned."
Tạm dịch: "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."
Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật. !!!
Tài Liệu
(14.02.09) cuốn phim VietNam! VietNam! gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973) . "Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971." Vì một lý do thầm kín nao đó mà Phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube .
1-Vietnam! Vietnam! Tập 1:http://www.youtube.com/watch? v=G1RCvvpb8ss
7-Vietnam! Vietnam! Tập 7:http://www.youtube.com/watch? v=OIKFIF3LpKI
Abonnieren
Posts (Atom)