Seiten

Freitag, 15. November 2013

BẢNG SO SÁNH TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI ĐỨC

                                                  Người VN năng động, sáng kiến

Tôi mạn phép làm hai phần so sánh giữa tính cách người Việt và người Đức chỉ với mong muốn chúng ta học được những đều tốt và cố gắng xóa bỏ những gì không hay để chúng ta có thể tự hào thực sự về dân tộc mình. Chứ không có ý chỉ trích, chê bai.
Sự so sánh này chỉ ứng với những người Việt Nam “chưa hội nhập” vào xã hội văn minh này và mới là phép so sánh mang tính “tương đối”.

Tính cách người Việt (chữ xanh)  Tính cách người Đức (chữ đỏ)

                                                       Một góc thành phố ở Đức

1/-    Người Việt hay có tính coi thời gian là “cao su”- khệnh khạng đến muộn mà không ngượng ngập, coi chuyện để người khác chờ đợi mình là bình thường, và chẳng cần xin lỗi.
-        Ngược lại, người Đức rất đúng giờ, họ quí thời gian như vàng. Coi việc đến muộn là đánh mất đi một nửa cơ hội và tự hạ phẩm cách của mình, nên rất xấu hổ khi để người khác phải chờ đợi. Nếu lỡ muộn, họ gọi điện thông báo lý do và xin lỗi ngay lập tức khi tới nơi.

2/-     Người Việt rất tùy tiện, bừa bãi, nhất là nếu việc đó là việc của chung, vì “cha chung không ai khóc”. Họ sẵn sàng xả rác bất cứ đâu và không phân loại, vì đã “trả tiền đổ rác!” và “có bẩn nhà mình đâu mà ngại”.
-         Người Đức vốn tính sạch sẽ, có ý thức giữ sạch cả ở nơi công cộng, phân rác ra từng loại và đổ rác đúng chỗ (mặc dù vẫn phải trả tiền), vì họ ý thức được rác tái chế, khác với rác thải và rác đồ ăn dùng làm phân bón an toàn cho cây cối rất tốt.

3/-     Người Việt có tính hoang phí, mặc dù đất nước còn nghèo nàn. Họ xả nước, dùng điện, gas cho nhu cầu gia đình thoải mái mà không biết xót. Đồ ăn nếu được lấy tự do (trong tiệc Buffet) thì cứ đắp thật đầy đĩa, bất kể ăn được hay không, bất kể có thể người đằng sau không có gì ăn nữa, để rồi sau đó ăn không hết vứt đi. Sau bữa tiệc, đồ ăn dư bỏ bừa bãi trên bàn, trên sàn vương vãi đầy rác rưởi, họ cứ mặc nhiên đứng dậy ra về.
-         Người Đức rất tiết kiệm! Họ ra khỏi phòng là tắt điện. Nước chỉ dùng vừa đủ, không bao giờ  mở nước mà bỏ nước chẩy không. Khi lấy đồ ăn tự chọn, họ chỉ lấy một chút để thử, sau đó thích món nào thì lấy thêm, nhưng hơi thiếu một chút, đề phòng người sau không còn. Khi tàn tiệc mà vẫn đói và thấy dư nhiều đồ ăn, họ mới lấy ăn thêm và ăn hết những gì mình đã lấy vào đĩa. Chẳng thế mà đi dự tiệc của người Đức, dù đông tới mấy trăm thực khách, nhưng không thấy có gì bỏ dư trên bàn riêng, và lúc nào trong suốt bữa tiệc, cũng có người đứng lên ra lấy thêm đồ ăn.

                                             Một cách tiếp thị tại VN?

4/-    Người Việt mình khi ăn thì nhai nhồm nhoàm, chóp chép, húp sụp soạt  thoải mái, dù trong mồm đầy thức ăn vẫn nói chuyện bô bô, người đối diện có thể nhìn thấy cả thức ăn đang nhai trong mồm. Ra những chỗ đông người chúc tụng nhau lại cứ phải hét lên, cười nói oang oang, chẳng cần biết chương trình có gì và mọi người xung quanh có khó chịu không. Lấy thế làm « hãnh diện », vì mọi người phải chú ý tới mình, bất kể đó là do họ khó chịu.
-          Người Đức khi ăn thường nhai ngậm miệng, không để có tiếng chóp chép làm ảnh hưởng người bên cạnh. Họ ăn súp bằng thìa từ tốn nên không có tiếng sụt soạt. Khi nói, họ kiên nhẫn chờ nuốt hết mới nói, và chỉ thì thầm đủ cho 2 người nghe, ngoại trừ câu chuyện hấp dẫn chung cho tất cả mọi người trong nhà. Nhưng tuyệt đối khi đi ăn hay đi khám bệnh, muốn nói chuyện, họ đều nói rất khẽ, gần như thì thào như gió thoảng, không làm phiền người bên cạnh.
      Nếu là buổi công diễn hay dạ tiệc, họ đều tôn trọng người trình diễn nên im lặng theo dõi và vỗ tay đúng lúc. Tiết mục nào đặc sắc hay gây xúc động, họ đứng lên trân trọng vỗ tay rất lịch sự. 

5/-     Người Việt nam có tính cả nể, nên nhiều khi nhận lời để rồi thất hứa dễ dàng mà không thấy áy náy. Mặc kệ cho mọi người chờ đợi, mặc cho tiệc ế, mặc cho công việc đình trệ vì sự thất hứa của mình. Họ cứ thản nhiên như không có chuyện gì. Cùng lắm nói lời xin lỗi, coi như là xong chuyện.
-         Người Đức rất khó khăn, đắn đo khi nhận lời, họ thà trả lời muộn, nhưng chắc chắn. Đã hứa là đến, cho dù có khách (không hẹn trước) họ cũng để lại ở nhà hoặc từ chối, để thực hiện lời hứa của mình, vì biết người kia đang đợi. Khi đã nhận làm gì, họ làm tới nơi, tới chốn, còn xét thấy không làm được, họ cũng sẵn sàng nói lời từ chối ngay từ đầu. 

                                             Bữa ăn sáng thông thường ở 1 gia đình Đức

6/-     Người Việt mình quan tâm tới con cái, nhưng theo kiểu ép con học, ép con ăn, ép con phải làm theo những gì cha mẹ yêu cầu (như đàn, ca nhạc, họa, thể thao….) chủ yếu để có cái "tự hào" về con, bất kể năng lực con có hay không và không cần biết đó là sức ép tệ hại lên tuổi thơ của chúng. Họ sẵn sàng làm hết mọi việc cho con, để chúng học và “phải học giỏi” cho bố mẹ vừa lòng. Ép chúng làm theo mong muốn của bố mẹ, kể cả việc chọn ngành nghề, khiến nhiều cháu khả năng có hạn, bị cha mẹ gò ép, mắng mỏ (cả đánh chửi nữa) nên chán nản ngấm ngầm làm ngược lại những gì cha mẹ chúng muốn, hay tìm cách dối trá…..Và khi “thoát khỏi” sự kiểm soát của cha mẹ, chúng thả sức tung hoành nên dễ vô tình phạm tội ác hay sa ngã.
-         Người Đức nghiêm khắc với con hơn, đòi hỏi ở con sự tự lập từ nhỏ. Nhắc nhở con học và tạo điều kiện cho chúng, nhưng luôn tôn trọng ý kiến và sở thích cá nhân của chúng. Không ép buộc quá mức, dẫn tới mắng quá lời khi chúng không đạt được điểm tốt. Họ giải thích cho con hiểu : Học không phải vì cha mẹ, mà vì chính tương lai bản thân chúng. Tôn trọng sự lựa chọn về nghề nghiệp của con. Sau khi đã phân tích rõ thiệt hơn cho con, họ để con tự cân nhắc và chọn lấy nghề chúng thấy phù hợp với mình.

7/-     Người Việt thích sự khoa trương chỗ đông người, thích khoe xe đẹp, nhà cao cửa rộng, bằng cấp, con cái, địa vị, việc làm….nhưng  lại chưa biết cách khu sử lịch sự và giữ phong cách cho phù hợp với những gì mình sở hữu, nên dễ trở thành kệch cỡm.
-         Người Đức được học cách qua đường đúng luật, đi nhẹ, nói khẽ chỗ đông người, ăn uống giữ gìn ý tứ, hắt hơi phải che chắn, sỉ mũi vào khăn riêng, biết lễ phép cám ơn từ nhỏ. Và khi đến nhà ai đó thăm, bao giờ cũng có 1 bó hoa tươi hay một chút gì đó làm quà để cám ơn khéo lời mời của chủ nhà, không phô trương những gì mình có, vì coi vật chất chỉ là "phương tiện" sống, còn bản chất con người mới là chân giá trị thực đáng trân trọng.
                                                       Xe máy trên đường làng ở VN


8/-     Người Việt rất thông minh, nhưng lại bị hạn chế vì tính ích kỷ. Họ không muốn chia sẻ với những người khác những gì mình biết, vì sợ người ta hơn mình. Vì vậy cũng chẳng học được gì thêm trong cuộc sống, ngoài những gì họ đã biết.
-         Người Đức không “khôn lỏi” như người Việt, họ sẵn sàng chia sẻ những gì họ biết với bạn bè một cách nhã nhặn, không khoa trương. Nếu bạn hỏi họ điều gì, họ sẽ chỉ bảo cho bạn cặn kẽ tất cả những gì họ biết. Kể cả đó là “nghề kiếm ăn của họ”.

9/-     Người Việt rất dễ tự ái và không muốn nhận lỗi về mình, cho dù rõ ràng mình sai, họ tìm cách đổ tội lung tung hay là đổ “tại hoàn cảnh”. Càng leo lên cao, càng không bao giờ chịu nhận sự sai lầm của mình, vì sợ xấu mặt, nhưng riêng tính cách đó đã đủ bôi đen “danh dự” (nếu có) của họ rồi, vì chẳng ai không có lỗi.
-         Người Đức mà sai, họ xấu hổ và xin lỗi ngay, dù đó là lời xin lỗi với một đứa trẻ. Khi lỡ chạm phải ai, họ đều nói lời xin lỗi, mặc dù có khi lỗi do người đối diện vội vã mà ra. Càng là quan chức cao cấp, càng thấy có trách nhiệm phải xin lỗi dân khi quân dưới quyền làm sai. Và khi cảm thấy cái sai đó là lỗi lầm thực sự, làm tổn hại tới uy tín của ngành, của  một tổ chức, cơ quan, hay nhà nước, người lãnh đạo sẽ đứng ra xin lỗi và xin từ chức vì tự cảm thấy không xứng đáng. Chính cung cách đó đã nâng họ lên 1 tầm cao hơn trong lòng kính trọng của dân chúng.

                                             Văn hóa "khiêu dâm" của người Việt?

10/-   Người Việt luôn cười trong mọi hoàn cảnh, nhưng không thực lòng. Có thể trước mặt người đó cười nói đon đả, nhưng sau lưng người ta lại có thể nói xấu về họ một cách thậm tệ.
-         Người Đức ít khi cười, nhưng thích thì nói rằng thích, và ghét thì bày tỏ ra mặt và nói thẳng luôn. Họ mà quí ai thì rất thực lòng chia sẻ, và rất quan tâm. Giữ mối quan hệ bền chặt, lâu dài. Nhưng mọi cái đều rất sòng phẳng!

11/-   Người Việt rất bảo thủ và gia trưởng, không thích (hay không biết) biểu lộ tình cảm.
-         Người Đức tôn trọng mọi ý kiến và quan niệm sống của mỗi người, ngay cả khi đó là con cái trong nhà hay vợ chồng. Không có sự áp đặt nào và biểu lộ tình cảm rất rõ ràng.

12/-   Người Việt vốn thiếu hiểu biết, nhưng lại ngại học hỏi (dấu dốt) và không biết cách lắng nghe.
-         Người Đức không biết thì hỏi, tôn trọng khi người khác nói, im lặng lắng nghe, mặc dù có thể họ giỏi hơn người đang nói. Khi buộc phải ngắt lời ai đó, họ nói lời xin lỗi trước.

1     13/-   Người Việt thích chê bai, moi móc, bàn tán chuyện người khác hơn là nhìn lại chính mình. Và rất tiết kiệm lời khen ngợi ai đó một cách chân thực. Luôn chỉ sợ người khác hơn mình.                                                                                       
-      -         Người Đức không thích nói chuyện về người khác khi họ vắng mặt, chỉ thích kể chuyện về mình, và khi thấy ai đó có gì đẹp hay giỏi hơn, họ sẵn lòng trầm trồ, khen ngợi một cách chân thành.

14/-   Trong mọi hoàn cảnh, người Việt luôn muốn “TÔI” phải là trên hết.
Càng “độc” bao nhiêu, càng kiêu hãnh bấy nhiêu, nên nhà cửa ở Việt nam cũng mang đậm chữ “TÔI” cao ngạo, bất kể nó phá vỡ hết cảnh quan chung quanh. Chữ TÔI ích kỷ làm cho người Việt khó lòng đoàn kết để tập hợp sức mạnh tổng hợp làm được việc gì lớn lao, vì người nào cũng tự cho mình giỏi hơn người kia, nên hay tìm cách “chọc gậy bánh xe”.
-         Người Đức ngại khoe chữ TÔI ra vì sợ trách nhiệm vượt quá sức mình. Ngại sự “lạc lõng” trong xã hội trở thành kệck cỡm. Họ sẵn sàng đấu khẩu nhau đối diện, nhưng khi biết mình không bằng người thì lại “tâm phục, khẩu phục” chung tay góp sức vì mục đích chung.

                     Hè phố sạch tới nỗi có thể nằm phơi nắng (hình minh họa)

15/-   Người Việt đánh giá mọi việc theo vẻ bề ngoài, không sâu sắc, và khi phát biểu, chỉ dám nói chung chung, vòng vo, không dám đi thẳng vào vụ việc, nên khó rút được kinh nghiệm thực sự.
-         Người Đức dám nhìn nhận những thiếu xót, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Nếu không làm được, họ cũng sẵn sàng rút lui. Và coi đó là một cách bảo toàn danh dự duy nhất.

16/-   Mặc dù người Việt sợ đánh nhau, thích sự yên ổn, nhưng đôi khi do tính ích kỷ, không lịch sự hay tự ái quá cao, không biết nhường nhịn nên dễ đẩy mọi việc tới chỗ tồi tệ hơn.
-         Người Đức cũng sợ đánh nhau, không thích to tiếng chỗ đông người. Nhưng khi thấy mình hơn thế, ỉ đông, đôi khi cũng dám liều lĩnh đến chỗ giết người.

                                                     Vườn hoa nhỏ tại Hà Ni

17/-   Người Việt rất chăm chỉ, chịu khó, sáng ý, khéo tay nhưng khôn lỏi, chỉ làm gì có lợi cho bản thân mình, vừa xin tiền xã hội, vừa “làm chui” để không phải nộp các loại thuế. Còn nếu làm không công cho xã hội thì không được bền, dễ thoái chí. Chỉ có một số rất ít thực sự có tâm, thì lại không đủ mạnh để lôi kéo những người khác.
-         Người Đức chia làm 2 loại rõ rệt, một loại lười biếng trong xã hội, chẳng muốn làm gì, chỉ ngửa tay xin tiền xã hội, không quan tâm tới mọi việc ngoài đồng tiền xin được cao hay thấp. Loại người thứ 2 không th ngồi yên hưởng tiền xã hội, vì lòng tự trọng. Nếu thất nghiệp, họ hăng hái lao vào các công việc xã hội, dù có khi tiền hỗ trợ, không đủ để chi cho tiền xăng, điện thoại. Họ làm bằng tất cả tấm lòng chân thành với ước muốn làm nhẹ bớt đi gánh nặng xã hội, tạo niềm vui cho người khác.

  Một góc phố với tiệm ăn nhanh tại Đức


                         Khoảng tĩnh lặng xanh bên 1 dòng suối (không phải công viên)

 18/ - Người Việt ít có sáng kiến và “ngại” đột phá vào những lĩnh vực mới mẻ, mặc dù có khả năng “bắt chước” tuyệt vời. Họ luôn sợ đủ thứ…. nên chỉ làm những gì họ biết, hoặc theo đuôi mọi người. Đặc biệt họ ít có chính kiến độc lập và hay a dua, vào hùa. Thấy ai nói gì, chẳng biết đúng sai cũng bàn ra tán vào bóp méo sự thật, và coi đó là chuyện “đương nhiên” mà không thấy sượng sùng.
-         Người Đức thích những điều mới mẻ, thích tìm tòi nên có nhiều phát minh đáng giá. Họ dám “thử” những điều mà họ chưa biết, mặc dù có thể nó làm cho họ “sạt nghiệp”. Họ được huấn luyện tính độc lập từ nhỏ, nên thường bảo lưu ý kiến của mình mà không chịu ảnh hưởng từ người bên cạnh (kể cả đó là vợ, chồng hay bố, mẹ).

19/ - Người Việt luôn chỉ sợ mình phải “làm nhiều” hơn người khác, nên hay tìm cách “dừa việc”, họ cứ thấy “có lợi” (dù chỉ tí tẹo) cho họ là họ thỏa mãn. Họ có rất nhiều lý do để đi muộn và cuối giờ chỉ muốn nhanh để về sớm. Họ luôn thấy lương chưa “phù hợp” với khả năng của mình, mặc dù làm thì cố “bôi ra” và mong cho chóng hết giờ. Luôn chỉ mong có ít việc và việc nhẹ, để đỡ nhọc thân và để có thì giờ “buôn dưa lê”. Nếu cơ sở làm ăn không tốt, họ dè bỉu chủ nhân. Nếu tốt, họ ghen lồng lên tức tối, “ thêu dệt” đủ thứ chuyện về chủ của họ và tìm cách phá hoại vì ghen.
-     Ngược lại với người Việt, người Đức rất nghiêm túc trong công việc. Họ đến rất đúng giờ, làm hết mình, luôn tay lau dọn chỗ làm cho sạch sẽ, không “buôn chuyện” tại nơi làm việc, không dừa việc hay ỉ lại vào bạn đồng nghiệp. Cái gì có thể làm tốt hơn cho chủ, họ sẵn sàng làm mà chẳng lo thiệt hơn. Lương được thỏa thuận rõ ràng từ lúc bắt đầu, nên họ làm mà không so bì, không mè nheo chuyện lương cao hay thấp, vì cho đó là “danh dự”. Do vậy, họ hay nhận được tiền thưởng thêm ngoài lương từ người chủ hơn người Việt Nam. 

       Đây chính là minh chứng về tính "nhiều chuyện" của người Việt Nam


Thêm cái 20 . 
+++Người Việt : Rất ngại thay đổi mà khi thay đổi là thay đổi hết 
*****Người Đức : Không ngại thay đổi và họ thay đổi có chọn lọc

31 Kommentare:

  1. Anh nhận mình là người Đức sống ở Việt
    ...
    Còn em?

    ...

    Hê hê khéo thành người việt sống ...

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Em gái anh là sự trộn lẫn những điều đáng quí của cả 2 dân tộc Đức - Việt vì em sống ở đây từ khi mới lớn mà anh. Nhưng có lẽ tính cách Đức là tính trội hiiiiiiiiiiiiiiiiii như vậy cũng là "tương đối" rồi, phải không anh? Chỉ cần mình luôn cố gắng hết mình để tự hoàn thiện là tạm ổn.

      Löschen
    2. Bài này có chút kỳ thị, nó không hợp với nhiều người nhưng với anh thì anh thích, nay đọc lại thấy hay lám!

      Löschen
    3. Vậy có nghĩa là anh đã hiểu phần nào ngụ ý của em. Anh có biết có cuốn sách nói về "Người Trung Quốc xấu xí không"? Và mới đây nhất có cuốn cẩm nang du lịch dậy người TQ phép lịch sự khi du lịch sang các nước Châu Âu nữa. Mặc dù họ nói lên những "thói xấu của người TQ" nhưng như vậy không có nghĩa là họ "bêu người của họ tồi tệ", chỉ là sự "thoát xác" thôi anh ạ. Nếu quá khứ và hiện tại có xấu, nhưng biết xóa bỏ để vươn tới tương lai, thì lại là điều tốt đẹp. Chỉ sợ ta cứ ngủ mê với vết nhọ trên mặt và nhâng nháo đi ra ngoài đường mặt vênh ngược với vết nhọ đó, thì người ta mới coi thường và nghĩ mình là kẻ ngu đần thôi. Còn nếu có cái gương soi trước khi ra ngoài để sửa sang lại cho chỉnh tể, thì tốt quá rồi. Đằng này chiếc gương của em không chỉ soi bề ngoài, nên nó sẽ làm rạng danh dân Việt mình nếu ai hiểu được nó. Chú em không có ý "Kỳ thị" đâu Sỏi ạ

      Löschen
  2. Rất đúng và rất đầy đủ bạn ạ. Có dịp đi ra nước ngoài nên càng thấy bài viết của bạn hay và chuẩn quá. Phusa nhất trí hai tay

    AntwortenLöschen
  3. Khoe mẽ, phô trương, ích kỷ, hiềm khích, ganh tỵ, thủ đoạn, bon chen, vô ý thức, thiếu lịch sự.....là bản chất cơ bản của đa số người Việt. Chúng ta phải tự nhìn. nhận để rút kinh nghiệm cho bản thân để sống tốt hơn và đối xử với nhau thân thiện hơn

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Bạn thật tuyệt vời! Mình nghĩ là chúng ta phải biết cám ơn những người đã chỉ cho chúng ta thấy vết nhọ trên trán của mình để mình đừng đem mặt dơ ra đường.

      Löschen
  4. tính cách hay dân tộc nào cũng có tính 2 mặt. Đáng tiếc là bạn mới chỉ nhìn thấy mặt xấu của dân toccj này và mặt tốt của dân tộc kia mà thôi. thật đáng tiếc cho bạn!

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Tôi lại thấy tiếc thay cho bạn, vì là người đọc được cả những câu đối thoại trên, mà vẫn còn tự ái dân tộc. Vậy bạn cho mình biết VN có gì hơn vượt trội người Đức, để mình bổ xung nhé.
      Có lẽ VN hơn họ ở tính lươn lẹo, dối trá? Hay là hèn hạ trước kẻ thù và những kẻ hung ác, nhưng sẵn sàng tàn bạo với người yếu kém hơn mình? Sống vô cảm và thiếu trách nhiệm với xã hội? Hay là "đoàn kết" vùng miền hơn? Tự ái (chứ không phải tự trọng) cao hơn và giỏi ăn cắp hơn họ?
      Mình sẽ rất vui, nếu bạn chỉ cho mình "điều đáng tiếc" mà mình không nhìn thấy ở người VN để có thể học hỏi, vì có lẽ mình bị "lai căng" chăng?

      Löschen
    2. Der Kommentar wurde von einem Blog-Administrator entfernt.

      Löschen
    3. Der Kommentar wurde von einem Blog-Administrator entfernt.

      Löschen
    4. manh vu, nếu bạn đưa ra được BẰNG CHỨNG CỤ THỂ thì hãy nói, còn cứ vu vơ chung chung, không đưa ra được cái gì cụ thể thì tự mình đã là một minh chứng cho những gì tôi viết về người VN là ĐÚNG rồi.
      Còn Nặc danh 02.11.2018, bạn đang tự phỉ ph
      i bày sự vô học, khốn nạn của một kẻ NGU NGỐC nhất thời đại, khi thấy người khác nói có lý mà mình không phản biện nổi là vu khống ngay người ta là "phản động" y như lũ bò đỏ hay Dơ lợn viên do đảng đào tạo vậy. Thật xấu hổ khi chính mình lại nhổ nước bọt ngược gió để nó toẹt luôn vào chính mặt mình. Ngu vừa thôi nhé.

      Löschen
  5. Bạn nói cũng đúng, người vn cũng như bạn nói nh cũng không nên vơ nắm cả đũa, người vn cũm có người tốt mà, mình sống bên mỹ nhưng cũng nhận thức ra rằng ai cũng có tốt xấu không ai hoàn hảo cả, nên bạn cũng coi lại bài viết của bạn, kẻo không khéo sé có những người ghét bạn đó

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Mình chỉ nói lên tính cách chung của người Việt chứ không "vơ đũa cả nắm" như bạn nghĩ. Đúng là dân tộc nào cũng có ngừi tốt, kẻ xấu. Nhưng tính cách người Việt mình đúng với những gì tôi viết ra đây. Nói đúng ra còn nhiều cái tồi tệ hơn mà người Đức không có ví dụ như tính ăn cắp của công về làm của riêng hay rình chập ăn cắp vặt trong siêu thị....
      Tôi chỉ muốn chỉ cho mọi người thấy vết nhọ trên trán mà lau đi trước khi bước chân ra ngoài đường. Ai thông minh sẽ hiểu, còn loại ngu đền thì có ghét, tôi cũng chỉ thấy muốn phì cười thôi. Chấp gì kẻ ngu hả bạn?

      Löschen
    2. Thật sự là tôi đang phì phì cười bạn đó

      Löschen
    3. manh vu đúng là kẻ ngu thì chấp làm gì phải không? Có những kẻ ngớ ngẩn thấy người khác cười mặt mình nhọ, lại tưởng người ta "ngưỡng mộ" mình nên cũng cười theo ngơ ngẩn .....giống hệt bạn lúc này

      Löschen
  6. Mình nghĩ tiêu đề bài viết này không nên để là "so sánh" . Vì nội dung bài viết chỉ đơn giản là nói cái xấu người Việt và tôn thờ cái tốt người Đức . Mình vẫn chưa thấy cái nào người Việt tốt mà người Đức xấu ?????? Kì lạ nhỉ ??? "So sánh" ????

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Bạn thấy lạ? Rõ ràng là sự so sánh rõ nét và chi tiết đến vậy, vẫn ko nhận ra, thì có lẽ.... bạn nên xem lại trí não hay học vấn của mình chút đi. Cái gì tốt thì phải bảo tốt, cái gì xấu thì tôi bảo là xấu. Ai khôn sẽ rút được kinh nghiệm. Ai cao ngạo thì sẽ thấy sao mình ko được khen?
      Muốn ngợi ca tính cách người Việt có gì hơn họ thì nên lấy dẫn chứng cụ thể, đừng ú ớ vu vơ kiểu nhà nước XHCN chung chung nhé bạn. Nếu bạn nêu ra được tính tốt của người VN mà tôi ko biết thì ta có thể học hỏi thêm.

      Löschen
    2. Người việt sống có tình người hơn. Tình cảm bạn bè, xóm làng, mẫu tử. Đôi khi cha mẹ việt nam sống và cố gắng chỉ để thằng con lai căng nó ném đá ^^

      Löschen
    3. hahahaha chưa biết người Đức họ sống thế nào thì đừng cao ngạo vội. Đúng là CÓC NGỒI ĐÁY GIẾNG TƯỞNG MÌNH LÀ CẬU ÔNG TRỜI.
      Chỉ có người Việt XƯA thôi nhé, chứ người Việt nay thì....có thằng còn giết cha, chửi mẹ kìa. Báo đăng đầy đó.

      Löschen
  7. Mình cảm thấy tiếc và tởm tởm thế nào ấy khi bạn dùng chính Tiếng Việt để nói về người Việt như thế :)))))) .

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Người Việt thực như thế, có khi còn nhiều cái tởm hơn. Ví dụ cách góp ý của bạn suýt khiến mình bị nôn vì tính cao ngạo vớ vẩn. Ko nêu được ra cái gì người Việt tốt, lại chỉ nói kiểu lợm giọng như vậy, đủ biết trình độ học vấn của bạn tỡi đâu rồi.
      Bạn có biết cái tởm của người Việt mình là gì không? Tham nhũng, ăn cắp, lươn lẹo, dối trá, dã man, tàn độc và .... đĩ nữa đó. Song tôi chưa nhắc đến đó thôi.
      Khuyên bạn trước khi viết nhận xét, hãy đọc kỹ những lời đối thoại mà học hỏi trước đi nhé, kẻo nói hớ thì ai cũng biết bạn là người bị.... sao sao đó.

      Löschen
  8. Antworten
    1. Cám ơn bạn đã ghé thăm trang mình trúng ngày đầu năm mà mình quá ận,nên đã không nghênh tiếp chu đáo. Ngàn làn xin lỗi. Chúc bạn cùng gia đình một năm mới mạnh khỏe, ăn nên làm ra, phát tài thịnh lộc, nhiều niềm vui và hạnh phúc.

      Löschen
    2. Thêm cái 20 .
      +++Người Việt : Rất ngại thay đổi mà khi thay đổi là thay đổi hết
      *****Người Đức : Không ngại thay đổi và họ thay đổi có chọn lọc
      Mình mới đọc được. Hay quá bạn ơi . Rất vinh dự được biết bạn

      Löschen
    3. Cám ơn bạn Toan Le đã đóng góp. Mình đưa thêm vào bài nhé. Có lẽ bạn cũng đang ở Đức hay sao mà biết về tính cách người Đức rõ thế?

      Löschen
  9. Cảm ơn bài viết của bạn nhé. Mình chưa tới Đức, nhưng qua tìm hiểu, mình rất ngưỡng mộ con người xứ này. Hôm bữa, mình có đi xe đò từ Phnompenh về Sài Gòn, nằm ghế giường nằm với một bạn sn 1994, người Đức. Măc dù tiếng Anh của mình bập bẹ, nói được vài câu nhưng cách chuyện của họ mình thấy rất rõ ràng, tự nhiên và hòa đồng. Và đặc biệt, bạn đó đi du lịch kiểu backpacking, bạn đó có hỏi mình ở HCM có bảo tàng nào khồng? mới thấy người Đức họ sống thực tế, và trong suốt tuyến, mình thấy họ không sử dụng điện thoại :)

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Cám ơn bạn đã ghé thăm trang của mình và lưu bút lại. Người Đức nói chung là tốt, sống có trách nhiệm, chân thật, cởi mở và thực tế. Họ cũng tự hào về dân tộc họ lắm đó. Và ... mình đi khắp thế giới, thì ở những nước văn mình Âu, Mỹ trẻ con và thanh niên không lúc nào cũng cắm cổ vào điện thoại như ở VN và các nước Châu Á đâu. Họ coi đó là phương tiện, chứ không bị lệ thuộc vào nó.

      Löschen
  10. chuẩn luôn bạn ơi, rất hay và đáng suy ngẫm.

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Oh, cám ơn bạn đã ghé thăm trang của mình trúng những ngày đầu năm. Nhưng đáng tiếc bạn không để lại tên, chỉ là một "Nặc danh" nên mình cũng không biết chúc gì. Nhưng dù sao cũng cám ơn lời khen của bạn dành cho bài viết này của mình

      Löschen