Seiten

Freitag, 4. September 2015

Vấn nạn người tỵ nạn Quốc tế



Hàng trăm nghìn người đã đổ tới châu Âu từ đầu năm đến nay.

Nước Đức và cả Châu Âu đang đứng trước vấn nạn người tỵ nạn tràn ngập nhanh chóng. Một vấn đề làm đau đầu những nhà lãnh đạo, gây bức xúc cho cộng đồng. 
Nhìn những người vượt biên vào Châu Âu bằng mọi phương tiện, tầu, xe ô tô chứa hàng đông lạnh và thuyền chết như ngả rạ, rất nhiều người động lòng trắc ẩn, kêu gọi chính phủ "Mở cửa đón người". Nhưng cũng chính vì quyết định này, khiến dòng người đổ vào các nước Châu Âu ngày một tăng nhanh khủng khiếp. 
Có nhiều người đến từ Syrien, Eritrea Afghanistan, Darfur, Iraq, Iran và Somalia là những nước đang có chiến tranh sắc tộc. Song có rất nhiều người đến từ các nước nghèo Châu Phi, Châu Á và cả Châu Âu. Họ cố gắng tìm mọi cách sang các nước giầu là để chạy trốn sự nghèo đói ở đất nước họ.
Song tất cả những người ra đi không bao giờ lường tới hồi kết đau lòng này. 
Những người kém hiểu biết thì trách các nhà lãnh đạo hàng đầu Châu Âu là "vô cảm", song tìm ra giải pháp cũng không dễ. Nếu chu cấp tốt cho người tỵ nạn, thì số người tỵ nạn sẽ tăng không ngừng. Ngược lại, thì lại bị chửi bới, chê trách. 
Trong khi người tỵ nạn đến từ các nước nghèo thường văn hóa thấp, và rất khó hội nhập để tìm việc làm. Đại đa số ăn bám, tạo gánh nặng XH, làm sụp đổ hệ thống XH hoàn thiện của Phương Tây bởi những phong tục tập quán quái dị mang tới từ đất nước họ và vi phạm luật pháp Đức như: đàn ông Thổ được lấy 4 vợ và họ sẵn sàng giết chết con, em gái của họ vì "danh dự" nếu dám lấy chồng là một người đàn ông da trắng. Còn mấy bà Islam thì trùm đầu kín mít, chỉ hở 2 con mắt, áo rộng lùng thùng đen sì rất khó coi. Hay mấy anh chàng Pakistan chỉ trực đánh nhau vì bất cứ điều gì.... Chưa kể nạn ăn cắp, làm chui, buôn lậu. hiếp dâm, cướp giật và ....làm xáo trộn tất cả nề nếp của người dân Đức vốn tiết kiệm, trật tự, và tôn trọng mọi người khi ở chỗ công cộng. Họ biến bất cứ sân chơi, bãi cỏ, công viên nào cũng thành nợi tụ hội, nướng thịt ầm ĩ, rác đổ lung tung, đái bậy, đánh nhau.... khiến trẻ em và dân Đức dạt hết.

Dù vậy, nhớ lại cảnh người Việt mình trôi dạt, chết rải rác khắp nơi trên thế giới những năm 70 sau chiến tranh lại thấy chạnh lòng. Nếu không có những tấm lòng nhân hậu của các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm, và lãnh đạo các nước đã cưu mang, thì làm gì có công đồng "Người Việt Hải ngoại" vững mạnh như ngày nay?



Những con thuyền mỏng manh chở nặng người VN vượt biên những năm 1975 đến 1980

Tội nghiệp em!


Thân bé bỏng em nào đâu có biết
Cuộc hành trình sẽ giết chết đời em
Những ngày băng rừng, vượt biển trong đêm
Khi nóng bức, lúc ướt mèm vì bão
Đói khát, sóng xô sụt chồi, chao đảo
Mẹ ghì con, mắt thao láo nhìn Trời
Thuyền mỏng mảnh trôi dạt giữa trùng khơi
Đêm thăm thẳm, ôi những lời ai hứa
Thiên đường giầu sang, em sẽ được che trở
Cơm ăn, áo mặc, được ở lại học hành
Thế giới tuổi thơ sẽ tràn ngập mầu xanh
Không tiếng súng, không chiến tranh chết chóc....


Cảnh trong lòng thuyền vượt biển của người VN sau 1975

Ôm chặt lấy con, nghe lòng thổn thức
Nỗi lo mất mạng chầu trực ngày đêm
Đẫm trên má dòng nước mắt mẹ hiền
Tương lai xám ngày một thêm rõ nét
Sóng thét gào, biển một mầu tang chết
Những thân người nằm lả mệt khắp nơi
Mặc cho trời đất đảo lộn, dập vùi
Ngọn sóng dữ vẫn không thôi dồn dập....
Giữa cơn thịnh nộ, biển trào tới tấp
Đợt sóng to vùi lấp....chiếc thuyền tan
Những tiếng la chợt tắt.... thật kinh hoàng
Thân bé nhỏ quáng quàng vùng lên hét....





















Aylan Kurdi 3 tuổi cùng anh trai 5 tuổi và mẹ em chết đuối khi chiếc thuyền của họ bị chìm sau khi rời Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp.

Người ta tìm thấy bé em đã chết
Co người úp sấp, trôi dạt vào bờ
Bỏ quê ra đi, tìm tới bến mơ
Hồn lìa xác vật vờ ven đầu sóng.


TSB

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen