Seiten

Sonntag, 15. Februar 2015

Liệu có đúng bác Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc không?

Câu hỏi đặt ra tới nay vẫn không có câu trả lời, khiến dư luận càng thêm nhiều đồn thổi. Sao chính phủ không cho điều tra xem thực hư thế nào nhỉ? Nếu trang CDQL đưa tin sai sự thật, thì cũng phải truy cho ra thủ phạm, kể cả phải nhờ Interpol, để trừng trị cho đích đáng, để thanh minh cho phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứ. Còn nếu đúng, thì thủ phạm giết bác Thanh cũng phải bị tiêm thốc độc cho nó hưởng cảm giác bị đầu độc thế nào.
Mình vốn trân trọng bác Thanh, nên nghe chuyện mà phẫn nộ quá.

VẤN ĐỀ ĐẦU ĐỘC BẰNG PHÓNG XẠ VÀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH (1953-2015)

Posted by admin on February 14th, 2015
TK Tran
14-02-2015
Theo những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thì bệnh mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy – pancytopenia – khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm trọng. Bệnh này là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp trong suốt cuộc đời hành nghề. Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh của ông được dư luận quan tâm đặc biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo hiếm hoi mà ông mắc phải, mà vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết là ông bị đầu độc bằng phóng xạ.
Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì bệnh rối loạn sinh tủy này cùng với suy gan nặng và nhiễm nấm.
Quan điểm của nhà nước về nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ:
Trong cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc Viện Huyết học nói rằng, hội chứng rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu tìm được thì đã phòng, chữa được.
Phát biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác. Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dung một số thuốc thuốc thông dụng như thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone, Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol… Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh tủy. Có nguyên nhân do di truyền (late onset hereditary bone marrow failure syndromes). Được lưu tâm hơn cả là nguyên nhân do nhiễm phóng xạ.
Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: căn cứ nào để ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó ban tuyên giáo trung ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: vậy căn cứ nào nói bị đầu độc? Ông Phạm Gia Khải, Phó Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ… chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể… Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.
Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác:
Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới.
Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.
Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.
Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ. Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính “ưu việt” của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.
Polonium 210
Chất độc phóng xạ Polonium210 phát ra tia alpha, không mầu sắc, không mùi vị, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2µg, nghĩa là 1-2 phần triệu gram) tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mạng người. Polonium210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ liễu dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma bình thường. Cách sử dụng lại rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ chủ mưu, bởi vì tia phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm ở ngoài không khí, có thể được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá hoạn của nó chỉ được phát huy khi chất độc này lọt vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa/hô hấp hay trực tiếp vào mạch máu.
Ở trong cơ thể, tia alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1mm, song đủ để phá nát các tế bào trên đường đi của nó. Khi Polonium210 còn nằm trong dạ dày, nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ. Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh, ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy, tối thiểu là lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên lương (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lương là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót.
Giả thuyết về việc ông Bá Thanh chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ
Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được “bạn” chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó, sức khỏe ông xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán “rối loạn sinh tủy”. Tháng 6 và tháng 7 điều trị tại Singapore và từ tháng 8 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm nay ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông đã mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày 13.2.2015 tại Đà Nẵng.
Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ đã định bệnh “Ngộ độc phóng xạ ARS” và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủyNay ông Thanh đã mất, vấn đề trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của CDQL có khả tín hay không là vấn đề được mổ xẻ ở đây.
Chỉ có 2 tình huống có thể đã xẩy ra:
Tình huống thứ nhất: Có âm mưu thực sự muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ:
Một chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc. Polonium 210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế giới. Việc cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được Polonium như vậy cũng hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông Thanh lại không “điển hình”, như tiên liệu của 1 cuộc đầu độc kinh điển bằng phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ sau khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn sinh tủy. Chậm lắm là 1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc phóng xạ điển hình như trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng 3 tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh tủy phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay, hơn 1 năm sau ngày bị “đầu độc” ông mới mất.
Nếu đặt tiền đề rằng chứng “rối loạn sinh tủy” của ông Thanh phải là do phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công bố, thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì “chỉ có” tủy xương bị tàn phá: Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn (như Yttrium90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium210). Dù sao chăng nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lương bệnh của ông cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác ông.
Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan gì tới phóng xạ:
Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã tung ra công luận một số thông tin vô cùng phong phú với những chứng cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối bỏ về tài sản bất chính của một số quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị nêu tên đích danh không thốt nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên. Song, trong trường hợp của ông Thanh thì lại khác. CDQL chỉ khẳng định, mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc, làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản coppy các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.
Kết quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm gia Khải cho báo chí biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa ra được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do phóng xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng xạ, sẽ bị phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất.
Lời kết
Cho tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ gì mới cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng định chung chung, không bằng chứng.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở những bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về nguyên nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới chắc chắn đã có, song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia.
Ngày 7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức khỏe trung ương, cho rằng việc không cung cấp thông tin bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong luật khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp thông tin bệnh tật của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính sách giấu kín thông tin trong lãnh vực sức khỏe của từng cá nhân là phổ thông và đúng ở khắp nơi. Ở phương Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt quan trọng là ở nơi có chế độ dân chủ, người bệnh nhân có quyền cho phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một người thứ ba mà không cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có người tố cáo là có kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì không những là có vấn đề sức khỏe của người bệnh mà còn có vấn đề hình sự đối với kẻ gian, còn vấn đề sử dụng pháp luật để ngăn đe trừng trị. Như vậy không thể có chuyện mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra được.
Trong trường hợp không có yếu tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được thông tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ Tướng truy tố kẻ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp  yếu tố phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có người chết. Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc, điều tra kỹ lưỡng để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này. Thủ phạm có phải là ông Nguyễn Xuân Phúc hay không, cũng là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm rõ.
Ngành công an Việt Nam, với số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người trong đồn công an hay đàn áp người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này.
TKT

Vấn đề Bauxit Viet Nam: Sự dối trá trong báo cáo thống kê?

TSB đọc được bài này trên trang Bauxit VN mà thấy buồn cho đất nước mình. Cứ tiếp tục dối trá dân, làm li cho doanh nghiệp TQ thế này đến bao giờ nữa đây? Biết lỗ mà cứ lao đầu vào, rồi tìm cách thống kê lươn lẹo để đánh lừa dư luận, nhưng không đánh lừa được các chuyên gia. Đọc bài này mình cứ tự hỏi: Tại sao VN biết khai thác Bauxit hủy hoại môi trường, đầu độc dân sinh, lỗ chỏng gọng, lại cho TQ, kẻ "hàng xóm" ngàn đời lăm le xâm lược VN, hiện đang xây cất căn cứ trên nhng hòn đảo chiếm được của VN nhằm nuốt trọn Biển Đông..... vậy mà chính phủ lại cứ để tình trạng này kéo dài? Sợ TQ hay vì tiền mua đứt rồi?

15/02/2015

ĐỪNG TƯỞNG KHOAI LÀ BỞ!

Tô Văn Trường
Tây Nguyên không những nổi tiếng về tài nguyên khoáng sản, còn được coi là vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.

Nhân chuyến đi thị sát thực tế ở Tây Nguyên ngày 10/2 vừa qua, những người có trách nhiệm đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin rất đáng khích lệ rằng tính đến nay, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký hợp đồng bán alumina (nhôm oxit) với 11 khách hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumina (nhôm oxit) và nhôm hydroxit, sản phẩm trung gian của nhà máy alumin với gần 20 khách hàng trong nước.

Thông tin trên báo chí theo TKV cho biết đầu năm 2014, giá bán (FOB cảng Gò Dầu) alumina (nhôm oxit) ở mức 300-310 USD. Cuối năm, giá đã tăng lên mức 350-360 USD/tấn. Giá bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn.

clip_image001
Sản phẩm alumina (Ảnh chụp lấy trên mạng)

Tổng sản lượng tiêu thụ luỹ kết hết năm 2014 đã đạt xấp xỉ 663 ngàn tấn trong nước, trong đó, năm 2014 tiêu thụ 492 ngàn tấn. Trong số này, TKV đã xuất khẩu 490 triệu tấn, đạt 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và thu về hơn 90 tỷ đồng cho các hợp đồng trong nước.

Đọc các con số này, theo tôi hiểu, một cái phải là tổng sản lượng sản xuất, một cái là tổng tiêu thụ, có nghĩa là TKV không xuất khẩu hết, còn tồn kho 173 ngàn tấn bẳng 26% sản lượng.

Trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, thì thông tin hiệu quả và an toàn của dự án bô xít Tây Nguyên rất đáng khích lệ, có tác dụng trấn an người dân. Tuy nhiên, ngẫm suy thì không phải như chúng ta hy vọng.

Theo lẽ thông thường khi tính hiệu quả của phương án thường xảy ra hai xu hướng chủ yếu:
Thứ nhất là cố tình tìm cách tính  để giảm nhu cầu về vốn đầu tư, để vừa dễ được thông qua, vừa tạo khả năng tăng hiệu quả kinh tế trong tính toán. Về phương diện này, phổ biến nhất là không đưa nhu cầu đầu tư vào các ngành phù trợ như đầu tư vào giao thông vận tải, đầu tư về nguồn điện, nước. Ngoài ra, còn đầu tư vào hệ thống công trình hạ tầng xã hội để đảm bảo đời sống của người lao động đến từ tứ phương. Cố tình tính giá thành thấp (có liên quan đến mức khấu hao thấp vì vốn đầu tư đã hạ thấp), tính giá bán theo phương thức nhu cầu cao nên giá bán cao.

Thứ hai là nhân tố thời cơ tức thời điểm đầu tư có hiệu quả nhất. Có thể lấy cầu Chương Dương để minh họa khi hoàn thành đã phát huy ngay hiệu quả và vẫn đang tiếp tục phát huy dầu có thêm cầu Thanh Trì và Cầu Thăng Long. Thế nhưng khi hoàn thành cầu Thăng Long thì phải một thời gian dài sau đó mới phát huy được hiệu quả chứ không phát huy ngay được như cầu Chương Dương.

Đối với dự án bô xít Tây Nguyên, giá xuất khẩu bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn, nghĩa là mỗi tấn cao hơn dự trù là 1,5 USD. Mới nghe, dễ ngộ nhận là hiệu quả, nhưng thực tế người ta cố tình lờ tịt, né tránh, không dám báo cáo với Thủ tướng về thực chất giá thành để so sánh với giá xuất khẩu mới thấy lỗ chỏng gọng!

Giá bán cao hơn dự tính 1,5 USD/ tấn thì nhấn mạnh, thế còn chi phí môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu mà TKV xin giảm hàng chục USD/ tấn so với quy định của nhà nước thì vì sao chẳng ai nhắc tới!? Phương Tây có câu ngạn ngữ rất chí lý: ”Một nửa cái bánh mì là bánh mì nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật”. Theo các tính toán trước đây, so sánh giá xuất khẩu với giá thành thì mỗi tấn alumina bán ra lỗ khoảng 70 USD/tấn, nếu ngày nay thời cơ được giá cao hơn dự tính mỗi tấn 1,5 USD có nghĩa là bán ra 1 tấn vẫn lỗ 68,5 USD!

Xin lưu ý, trong cách tính giá thành của Việt Nam chưa kể đến khấu hao mà theo thông lệ khấu hao sản phẩm công nghiệp khoảng 30% giá thành. Có 2 loại khấu hao: (1) Khấu hao giá trị trữ lượng của mỏ có nghĩa là lấy thì sẽ hết. Nếu mỏ thuộc nhà nước thì nhà nước lấy được bao nhiêu cũng có thể gọi là rent. (2) Khấu hao máy móc, nhà xưởng dùng để khai thác mỏ. Khi bắt buộc phải tính khấu hao để trả nợ thì hiệu quả của dự án càng thảm hại.

Dự án mới thực hiện trong 2 năm, đạt 75% công suất đã phải tính đến xây thêm khoang chứa bùn đỏ thứ ba. Chưa nói đến độ an toàn, và tác động đến môi trường xã hội, chỉ riêng cái tốc độ chiếm diện tích đất để làm hồ bùn đỏ đã như lưỡi gươm treo trên cổ người dân trong khu vực. Đã có nhiều phản biện khách quan và khoa học về các bất cập chế biến bùn đỏ thành sắt, tôi không nhắc lại trong khuôn khổ bài viết này.

Thông tin về Công ty TNHH Trần Hồng Quân, là doanh nghiệp tư nhân 100% vốn trong nước duy nhất có mặt trong tổ hợp bauxite nhôm Tây Nguyên và được coi là một mắt xích quan trọng kết nối đầu ra cho chuỗi sản xuất alumina ở Nhân Cơ, Đắc Nông và Tân Rai, Lâm Đồng của TKV, v.v. rất đáng khích lệ về chủ trương xã hội hóa, nhưng họ yêu cầu EVN bán điện chỉ với giá 5 cen/KWh so với giá thị trường là 7 cent, mà muốn phát triển điện phân nhôm càng “bấu véo” vào nguồn điện hạn chế của dân!?

Đừng quên rằng dự án điện phân nhôm triển khai ở Nhân Cơ được ưu đãi giá mua điện 10 năm đầu với giá rẻ hơn giá thị trường thì ngân sách nhà nước phải chi ra (qua EVN) hoặc móc túi người dùng điện tức là người dân, chứ lấy đâu ra để mà cân đối?

Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đầu tư khoảng hơn 7000 tỷ đồng vào 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ (lấy nguồn vốn từ than) mỗi năm lỗ khoảng 1000 tỷ đồng nên vẫn đang loay hoay chưa tìm được lời giải!

Vấn đề xã hội quan tâm là hiệu quả và đóng góp của dự án bô xít Tây Nguyên thực chất cho ngân sách được bao nhiêu? Xuất khẩu hàng triệu tấn mà chẳng mang lại lợi ích thì sao cứ phải tiếp tục và mở rộng làm gì?

Theo Thông báo số 245-TB/TW ngày 24/4/2009 của Bộ Chính trị có đoạn nêu rõ : ”Phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, chế biến alumi, nhôm, có bước đi thích hợp từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng”…

Người đọc hiểu tinh thần của Thông báo nói trên là làm thí điểm dự án bô xít Tây Nguyên. Nếu ngày nay, Nhà nước muốn chủ trương xã hội hóa phải rõ ràng, minh bạch, bởi vì Trung Quốc sẽ không ngần ngại, hỗ trợ “cánh hẩu” người Việt đứng ra để hợp thức hóa việc đặt chân chính thức vào Tây Nguyên thì hậu quả khôn lường. Lúc đó, cái hại nhất là người ta không chỉ thất vọng mà còn có thể suy diễn xa hơn. Không gì chán hơn là hy vọng mới nhen nhóm đã tan vỡ.
Đừng tưởng khoai là bở!
Chúng ta có thể tham khảo thông tin phân tích nhìn vào buôn bán tương laihttp://online.wsj.com/mdc/public/page/2_3021-londMetal.html?mod=mdc_cmd_pglnk. Điều đó có nghĩa là thị trường mua trước, thì giá nhôm kim loại (aluminum) sẽ hạ, như vậy giá nhôm oxit (alumina) cũng phải hạ theo.
Xin mượn lời “Sớ táo quân 2015” để kết luận cho bài viết này:
“Hàng nghìn tỷ đầu tư bô xít
Kiểu mần ăn lời ít lỗ nhiều
Dân kêu thì mặc dân kêu
Đã leo lưng cọp cứ liều xông pha”
T.V.T.
Tác giả gửi BVN

Samstag, 14. Februar 2015

Valentin dấu yêu



Chữ tình hai đứa chia nhau
Trái tim sẻ nửa, mái đầu ghép chung
Dẫu tạm xa cách ngàn trùng
Mà hồn ấm áp tim rung ngọt ngào
Trăng vàng nơi đó thanh tao
Biển luôn cuộn sóng nôn nao đợi chờ
Tình mình ngàn kiếp hằng mơ
Kết hoa bung nhụy đến giờ giao duyên
Bến mở lòng đón tình thuyền
Dập dìu ngân khúc du tiên tuyệt vời
Đòng đưa những nhịp đầy vơi
Ngả nghiêng cho ánh trăng rơi đáy lòng
Hẹn nhé, trọn vẹn nhớ mong
Em sẽ lại được trong vòng tay anh
Biển đêm ngợp ánh trăng thanh
Tình yêu bất tử hóa thành thi ca.
Tình em con sóng mặn mà
Tình anh sáng ánh trăng ngà lung linh.

Tiếng Sóng Biển 

14.02.2015


ÔNG NGUYỄN BÁ THANH ĐƯỢC DÂN LẬP ĐỀN THỜ TRONG TRÁI TIM

Tiếc thương ông Nguyễn Bá Thanh

Có lẽ sẽ chẳng có một nhà lãnh đạo thứ hai nào của VN khi về với tổ tiên lại được nhiều người tiếc thương và trân trọng như ông Nguyễn Bá Thanh


Miền Trung nắng khát, gió cuồng
Đất thành cát trắng, nhầu gương mặt người
Dân nghèo lang bạt khắp nơi
Đi tìm no ấm cuối trời thẳm xa….

Nhờ ông tìm được lối ra
Xây dựng thành phố đang đà tiến lên
Lòng dân mãi mãi chẳng quên
Tính cách giản dị cầm quyền lợi dân

Nay ông đã hóa thành Thần
Để lại đau xót cho dân khắp miền
Ông về trong chốn bình yên
Tiếc thương để lại còn nguyên tim người.

Tiếng Sóng Biển

Nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Thị Thùy Vinh
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm) viết trên FB:
.

Ông ấy đã được dân lập đền thờ trong trái tim
ngay cả khi ông còn sống

.



Tháng 3 năm 2014 tôi và cô em út có dịp ghé chơi Đà Nẵng mấy ngày. Một tối hai chị em quyết định đi thăm thành phố bằng xích lô cho thõa mãn sự tìm hiểu.

Lái xe xích lô là một cậu khoảng 40 tuổi khá vui tính và hay chuyện. Thấy cậu nói giong lơ lớ bắc nên tôi hỏi: Hình như em không phải ngươi ở thành phố này phải không? Cậu ấy nói luôn: Vâng cháu quê Thái Bình mới vào sống ở thành phố này khoảng 15 năm. Tôi hỏi: Thế ở thành phố này có nhiều xe xích lô không và các cậu chạy thế này có phải nộp tiền lệ phí gì không? Cậu bảo không có đâu cô và cũng không phải ai cũng được đạp xe xích lô trong thành phố này đâu. Tôi hỏi cậu thế đối tượng nào được làm công việc này? Cậu hào hứng trả lời, đại ý là người được lựa chọn nghề xich lô phai được tổ dân phố đề cử là hộ khó khăn không có công ăn việc làm, gia đình không vi phạm và gây mất trật tự với lối xóm, phải có văn hóa hết cấp 2 trở lên, là người khỏe mạnh...sau đó nộp hồ sơ lên thành phố để lựa chọn ra được đâu khoảng trên 70 người. Những người này sau đó được gọi lên và được cấp cho một xe xích lô không phải trả tiền xe. Họ sẽ được sử dụng đên khi nào không còn sức lao động thì trả lại cho thành phố hoặc bị khách hàng phàn nàn 3 lần về thái độ phục vụkhông tốt, gây phiền hà, đòi tiền cao hơn giá quy định thì sẽ bị thu hồi xe. Lái xe phải mặc đồng phục, một người được phát một bộ. Cuối năm được bác Thanh và thành phố gọi đến cho quà Tết trị giá khoảng 500.000đ. Cậu bảo chúng cháu ơn bác Thanh lắm, khi có quà Tết ai cũng cảm động cô à. Nhờ bác Thanh mà cháu vốn là dân nơi khác đến nhưng vẫn đươc bố trí tạo công ăn việc làm. Tôi vô cùng xúc động, ngỡ ngàng khi nghe câu chuyện của cậu bởi tôi biết cậu là người có vị trí gần như thấp nhất trong xã hội nhưng cậu ca ngợi ông Thanh một cách nhiệt thành với sự hàm ơn hiện rõ trong từng lời nói.Và tôi bỗng ao ước giá như các quan đầu tinh nào cũng thương dân và chăm lo cho dân như thế thì đất nước này sẽ thái bình.

Tối nay tôi mới biết tin ông Nguyễn Bá Thanh mất nên viết lại một chút để tỏ lòng tiệc thương một con người,một quan chức đã làm được nhiều điều hay điều tốt cho dân. Ông ấy đã được dân lập đền thờ trong trái tim ngay cả khi ông còn sống.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
(Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) viết trên FB:
.

MỘT VÀ SÁU HAI

Sáu mươi ba tỉnh thành có sáu mươi ba quan đầu tỉnh
Sao chỉ có ông Thanh làm bật nổi được tỉnh mình?
Nếu các quan đầu tỉnh khác dám làm được như ông Thanh
Thì đất nước đâu chỉ có Đà Nẵng là nơi đáng sống nhất!
__________


Lâm Khang chủ nhân: Có lẽ ở Việt Nam này, từ khi có cái chức Bí thư tỉnh ủy, thì đến nay chưa ai chết mà được dân thương và trọng như Ông Nguyễn Bá Thanh.

Sau Ông Thanh cũng sẽ chẳng có ông bí thư tỉnh ủy nào nữa được dân khóc thương như thế, kể cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Cầu chúc linh hồn Ông thanh thản yên nghỉ cõi vĩnh hằng...
và thành kính gửi lời chia buồn cùng tang quyến trước mất mát lớn lao này!


Freitag, 13. Februar 2015

Khóc ông Nguyễn Bá Thanh

TSB vốn rất quí trọng tính cách thẳng thắn, cương trực và gần gụi, chân thành với dân của ông Nguyễn Bá Thanh. Rất nể cách làm việc của ông. Nhờ có ông mà thành phố Đà Nẵng vươn lên hàng đầu VN và được đánh giá là thành phố đáng sống nhất VN. 
Mình nghe nhiều bạn bè người Đà Nẵng ca ngợi ông, mặc dù cũng có nghe những sai lầm của ông trong chuyện đất đai, nhưng mình vẫn tin, trong số lãnh đạo VN hiện nay, ông Nguyễn Bá Thanh là người đáng trọng nhất. 
Giá ông được vào Bộ chính trị, có lẽ con đường thăng tiến của ông còn dài và biết đâu, bộ mặt VN sẽ thay đổi. Nạn tham nhũng, côn đồ, hà hiếp dân lành sẽ được dẹp yên như Đà Nẵng thời có ông trị vì.
Khi nghe tin ông bị đầu độc qua trang Chân dung quyền lực, rồi thấy một số trang mạng cố tìm cách chứng minh người nằm trên giường bệnh không phải ông Thanh, bằng cách lật ngược tấm hình để lấy tai phải ông Thanh trong các bức ảnh thường so với tai bên trái trên giường bệnh, để khẳng định ông Thanh không ốm nặng. 
Rồi tin ông Thanh về Đà Nẵng bấy nhiêu ngày tiếp tục trị bệnh, tin ông đỡ nhiều, đi lại, tự xúc ăn và nói chuyện được với mọi người đến thăm..... liên tiếp được các báo VN đưa tin, nhưng không có bất cứ bức ảnh nào để chứng minh. Mình đã hoàn toàn mất lòng tin vào độ trung thực của báo chí VN, và còn nghi là ông Thanh đã chết rồi.
Tại sao họ phải đánh lừa dư luận thế nhỉ? Không lẽ những nhà lãnh đạo VN chỉ coi dân mình là một lũ ngu ngốc, muốn lèo lái thế nào cũng được hay sao? Trong chuyện ông Thanh ốm này, nếu không có chuyện ông bị đầu độc như báo chí khẳng định, thì việc gì phải dối trá, giấu diếm? Họ không hiểu rằng, dù ra lệnh bưng bít đến đâu, cứ người thứ hai biết thì cả thiên hạ đều biết hay sao? Có gì giấu được mắt dân đâu? Càng bóp méo sự thật, càng đánh mất đi lòng tin trong nhân dân mà thôi.
Thật đau cho ông Thanh, cả đời tận tụy, cống hiến, để nhận lãnh một cái chết thảm khốc thế này đây ư? Trực tiếp xuống tay hại ông là TQ thì không ai còn nghi ngờ nữa rồi. Nhưng kẻ nào đứng phía sau, mình tin là không bao lâu nữa sẽ lộ diện. 
Giá đảng đừng bưng bít thì có lẽ hồn ông Thanh mới thanh thản nơi suối vàng. Kẻ hại ông phải đền tội, dù nó là ai. Cầu cho ông được siêu thoát và phù hộ, độ trì cho Quốc Thái Dân An!
Tiểu sử cuộc đời ông Nguyễn Bá Thanh

Khóc ông Nguyễn Bá Thanh

Hỡi ôi!...
Một đấng anh hùng
Suốt đời vì nước thủy chung hết mình
Kiên quyết chống bọn bất minh
Vì dân tận tụy trọn tình thẳng ngay
Đà Nẵng lột xác mỗi ngày
Lòng dân kiêu hãnh đất này nổi danh
Thành phố sạch, đẹp, lại xanh
An sinh đảm bảo, dân làn ấm no
Hỡi ôi!....
Vì đám quan to
Tranh quyền, đoạt chức dở trò hại nhau
Đưa ông ra đứng tuyến đầu
Truy diệt tham nhũng, giết sâu ác, hèn
Hòng mong giữ ghế được yên
Mượn tay ông để thâu quyền độc tôn
Quá trung thực
Lại thẳng ngôn
Ông đâu hay biết họ dồn hại ông
Sai nha Tầu Khựa lộn sòng
Háo danh, tham lợi chúng không chịu lùi
Ra sức ngăn cản, dập vùi
Tố ông sai phạm đất nơi quê nhà
Cố bới móc, đòi thanh tra
Hòng tung tiếng xấu, nhằm chà đạp ông
Khá khen!
Ông vững như đồng
Quyết chống tham nhũng mà không ươn hèn
Cùng đường, chúng dở thói điên
Mượn tay Tầu Khựa độc liền hại ông
Nhiễm xạ máu, hại tủy trong
Vội vàng sang Mỹ những mong phục hồi....
Suốt đời theo đảng
Hỡi ôi!.....
Chỉ còn xác héo, tàn đời đắng cay
Cùng đồng chí
Còn xuống tay
Nữa là dân chúng, bị đầy chết thôi
Nếu tin đảng, khổ muôn đời
Lừa dân, phản bạn, làm tôi cho Tầu
Vơ vét lợi nhuận chia nhau
Thương gì dân tộc, chỉ cầu lợi vinh
Hỡi ôi!....
Ông Nguyễn Bá Thanh
Một đời trung tín để thành xác khô
Hôm nay hồn phải xuống mồ
Chớ quên rửa hận giúp cho dân nghèo.

Tiếng Sóng Biển 13.02.2015

Chúng lật ngược tấm hình chụp tai trái ông Thanh trên giường bệnh, để so với tai phải của ông trong các bức hình nhỏ theo phương pháp xoay chiều.

Bạn nhìn 2 hình trên sẽ thấy vị trí vật dụng trong phòng bị đảo từ bên phải sang bên trái ông Thanh, mặc dù từ nét mặt, nếp gối, chân, cho tới ngón tay, vị trí giường so với bàn, tủ không thay đổi. Tại sao lại phải giấu diếm sự thật? Tôi dành cho các bạn tự trả lời.

Tiểu sử cuộc đời ông Nguyễn Bá Thanh

Thứ sáu, 13/02/2015 
Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Bá Thanh.
Họ và tên thường gọi: Nguyễn Bá Thanh.
Giới tính: Nam.
Ngày sinh: 8/4/1953.
Dân tộc: Kinh.
Tôn giáo: Không.
Quê quán: Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ nhà riêng: Số 189 đường Cách mạng Tháng Tám, tổ 45, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Trình độ học vấn: Tiến sĩ Quản lý kinh tế nông nghiệp.
Lý luận chính trị: Cao cấp Lý luận chính trị.
Nghề nghiệp, chức vụ từng giữ: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà nẵng, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng; Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Ngày vào Đảng: 13/2/1980.
Kỷ luật: Không.
Ông Nguyễn Bá Thanh học đại học tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Sau khi ra trường, ông được phân công về địa phương làm cán bộ nông nghiệp, rồi được đề bạt lên Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng.
Năm 1996, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và giữ chức vụ này trong 7 năm.
Năm 2003, ông Nguyễn Bá Thanh được bầu vào chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Không lâu sau đó, ông cũng được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Ông Nguyễn Bá Thanh được phát hiện mắc bệnh rối loạn sinh tủy khoảng tháng 5/2014.
Sau đó ông được đưa vào Bệnh viện Quân đội 108 rồi sang Singapore và Mỹ điều trị.
Ngày 9/1/2015, ông được đưa trở về Bệnh viện Đà Nẵng theo nguyện vọng cá nhân và gia đình.
Ông từ trần tại nhà riêng lúc 13h10 ngày 12/2/2015 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Giáp Ngọ), hưởng thọ 62 tuổi.