Seiten

Freitag, 10. Oktober 2014

TSB đối lại câu đối của ông Vũ Khiêu, một vị tự coi mình như "Quốc sư" thân Tầu

Đọc bài này (chỉ lược trích), TSB nổi hứng (mặc dù không thạo mấy về thể loại này) có 3 câu đối để đối lại 2 câu của ông Vũ Khiêu dành cho cô Nhã Kỳ theo ý một bạn đọc là:
Trang Mac11:07 Ngày 09 tháng 10 năm 2014 Dân gian có câu: "Một già một trẻ bằng nhau", nghĩa là người già đến chừng nào đó thì tâm tính lại giống trẻ con, mà nét nổi bật là thích được chiều chuộng, khen, nịnh. Rồi được khen, nịnh nhiều quá, vống lên, những giá trị ảo bên ngoài được nhập tâm thành ảo mộng bên trong, làm cho đứa trẻ không còn biết mình là ai, mình như thế nào! Có phải cụ VK cũng được nghe quá nhiều những lời ca tụng: GS đầu ngành, Nhà văn hóa lớn, Triết gia, Giải thưởng quốc gia, hai lần anh hùng và cơ man nào là những bằng khen, câu đối, quà tặng với những lời lẽ trên mây của các vị lãnh đạo cao cấp... đã khiến cụ luôn mơ mộng "Vĩ cuồng", không còn biết mình là ai? Thật đáng thương thay!"

Câu đối của ông Vũ Khiêu:
Tâm tràn thiện hạnh cao thanh nhã
Tài vượt minh tinh đẹp diệu kỳ

Câu đối lại của TSB: nói về cả 2 người

Tâm loạn Đặng gia cuồng vĩ mộng
Tài khoe Kỳ nữ bất thanh cao

Có nghĩa, nhà ông Vũ Khiêu không bình thường mới ôm mộng cuồng là Đương đại Quốc sư
Còn cô Nhã Kỳ dẫu có tài sắc vẹn toàn mà thích khoe mẽ thì cũng chẳng có giá trị gì.

Hoặc nói về riêng sự cao ngạo của ông Khiêu: (Sửa lại 18.10.2014)

Tâm ỷ quyền cao thành t phụ
Tài thi họa phóng bất hoàng quang

Có nghĩa, Bản tính ông ta cao ngạo quá thành ra khoe mẽ. Tài thơ ca bình thường mà tô vẽ lên mây xanh thì cũng chẳng để đời.

Hoặc đơn giản và dễ hiểu hơn (Sửa lại 18.10.2014)

Tâm chưa thoát tục nên cao ngạo
Tài chẳng hơn người đã vội khoe 

Không biết có được chuẩn không? Rất mong những bậc anh tài trong thiên hạ cho ý kiến để có dịp học hỏi! Xin cám ơn!

Tiếng Sóng Biển

Cụ VŨ KHIÊU ngày càng KỆCH CỠM, LỐ BỊCH
Trích đoạn bài đâng trên trang Tễu Blog
.......
Ôi thôi! Giáo sư, Anh hùng lao động, học giả uyên bác, triết gia, nhà văn hóa lớn, nhà nghệ sĩ Vũ Khiêu.






.........

Lại nhớ đôi câu đối của bác Đào Thái Văn kính tặng Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu:

.......
Đào Thái Văn 21:07 Ngày 07 tháng 04 năm 2014
Xin kính tặng GS.AHLĐ đôi câu đối mà nhà con đã viết cách đây hơn chục năm nhân dịp cụ có bài thơ "con cóc" được "ẵm" giải cao của Đài Tiếng nói Việt Nam:

假教師滿劫筆奴玷辱先賢武族
偽英雄終身犬馬羞慚列祖鄧家

Phiên âm:

Giả giáo sư, mãn kiếp bút nô, điếm nhục tiên hiền Vũ tộc
Ngụy anh hùng, chung thân khuyển mã, tu tàm liệt tổ Đặng gia.

Diễn viên điện ảnh Lý Nhã Kỳ trong câu đối Vũ Khiêu

Gs Hoàng Chương
........
Từ khi biết tiếng GS Vũ Khiêu là một học giả uyên bác của đất nước, diễn viên điện ảnh Lý Nhã Kỳ ngỏ ý với ông Trần Đức Trung – Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam là cô mong được đến thăm GS Vũ Khiêu.

Ngày 2 tháng 3 (2012) vừa qua, thể theo nguyện vọng của nghệ sĩ và được GS đồng ý, nhà báo Trần Đức Trung đã đưa nghệ sĩ Lý Nhã Kỳ đến nhà GS Vũ Khiêu và được GS vui vẻ tiếp đón.

Trong lúc trò chuyện, ông Trần Đức Trung đã giới thiệu đôi nét về cô Nhã Kỳ. Cô là một doanh nhân luôn luôn làm những việc từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Cô còn là một nghệ sĩ điện ảnh có tài năng thông minh và sắc sảo. Cuối cùng ông Trung nói lên nguyện vọng của nghệ sĩ Nhã Kỳ là muốn xin GS viết cho mấy chữ để làm kỷ niệm.

GS hỏi Trần Đức Dung là “Theo ý ông, tôi nên viết những gì”. Ông Trung trả lời “Xin GS cho cô ấy mấy chữ có tên Nhã Kỳ lại vừa nói lên được một người vừa có tâm vừa có tài”.

GS Vũ Khiêu vui vẻ nhận lời và gọi cô thư ký mang giấy bút ra để GS viết. GS viêt 4 chữ:

Tâm… Nhã
Tài… Kỳ

Ông suy nghĩ một phút rồi viết tiếp:


Tâm tràn thiện hạnh cao thanh nhã
Tài vượt minh tinh đẹp diệu kỳ



GS AHLĐ Vũ Khiêu chụp ảnh với diễn viên điện ảnh Lý Nhã Kỳ.


GS Vũ Khiêu tặng cô Lý Nhã Kỳ đôi câu đối như trên và chúc cô cả cuộc đời sẽ thể hiện được ý nghĩa của 2 câu đó.


Hôm nay, ngồi cùng các bạn, được xem câu đối này của GS Vũ Khiêu mọi người rất kinh ngạc về sự sắc sảo và trình độ uyên bác của GS. Có thể chúng ta chưa nắm hết được lời hay ý đẹp của đôi câu đối, nhưng cũng có thể tạm hiểu như sau:


Câu 1: Lòng đầy những phẩm chất từ thiện nên sẽ sống một cuộc đời thanh cao và tao nhã.


Câu 2: Chúc cho tài năng của cô sẽ ngày một vươn cao, đứng trong hàng ngũ những minh tinh màn bạc. Minh tinh còn có nghĩa là tên gọi của sao Kim tức là sao Venus (sao của thần Vệ Nữ) nên cô sẽ mang mãi trong cuộc đời mình một vẻ đẹp diệu kỳ của ngôi sao minh tinh.


Về mặt nghệ thuật câu đối, chúng ta thấy sự trong sáng từ âm thanh của ngôn từ, tính hoàn chỉnh và sự đối xứng giữa từng chữ của câu trên với từng chữ của câu dưới:


Trên là chữ “tâm” đối với chữ “tài”, dưới là chữ “nhã” đối với chữ “kỳ”


“Tâm tràn thiện hạnh”, đối với “tài vượt minh tinh”


“Cao” đối với “đẹp”
“Cao thanh nhã” đối với “đẹp diệu kỳ”


Chỉ có hai câu song thất, mỗi câu bảy chữ nhưng tác giả đã vẽ đầy đủ chân dung của một mỹ nữ, một minh tinh màn bạc, một doanh nhân, một người còn gái tài hoa có tâm, có tài và có đức hạnh đang làm nên sự nghiệp lớn cho mình và cho đất nước. Hình dung ra được trong hai câu đối ngắn mà đọc ngang cũng thấy hay, đọc dọc cũng thấy đúng. Ta thử đọc ngang theo cách đọc quốc ngữ thì thấy rõ một người con gái trẻ, có đầy đủ các tố chất của một mỹ nhân, của một nghệ sĩ tài năng, một nhà kinh doanh và làm từ thiện nổi tiếng: Tâm tài, tràn vượt, thiện minh, Hạnh tinh, cao đẹp, thanh diệu, Nhã Kỳ. Và khi đọc dọc theo cách đọc chữ Hán thì những nét đẹp của cô gái Lý Nhã Kỳ vẫn hiện ra đầy đủ từ hình thức đến tâm hồn, từ lời ăn tiếng nói đến tài năng, hành động hiện tại và tương lai.
Tâm Tài
Tràn Vượt
Thiện Minh
Hạnh Tinh
Cao Đẹp
Thanh Diệu
Nhã Kỳ
Chỉ có bút pháp cao cường với tư duy triết học thì mới có thể kết bằng hai chữ Nhã Kỳ.

Vài nét trên đây để chứng minh tài năng bút pháp của nhà thơ triết gia Vũ Khiêu trong nghệ thuật thơ phú và câu đối mà cho đến nay chưa có ai sánh kịp.

Tôi được biết cô Lý Nhã Kỳ cảm thấy rất hạnh phúc được hai câu đối này và nguyện sẽ suốt đời phấn đấu để xứng đáng với 14 chữ vàng của GS Vũ Khiêu.

Theo Văn Chương +

1 Kommentar: