Seiten

Dienstag, 23. September 2014

Xuân về bên khung cửa



Xuân bỗng trở về khi mình gặp nhau
Nụ hôn nồng mang dấu yêu nhung nhớ
Đường phố đứng im, nôn nao nhịp thở
Cho những đắm say, nức nở tuôn trào
Khung cửa sổ bên góc phố cao cao
Hình đôi lứa, sắc xuân đào tươi thắm!
Chụm đầu vào nhau, hương say nồng đậm
Trái ngọt đầu môi, ướt đẫm thi tình
Ánh nến dập dìu tỏa sáng lung linh
Tình yêu đến ru mình trong đắm đuối
Ngắm khung trời cao trăng thanh vời vợi
Gió ngát hương đêm đem tới tình nồng
Xuân đang tràn trề, gieo nỗi ước mong
Khung cửa sổ tô hồng cuộc sống mới


TSB

Chúng mình



Hai đưa chúng mình, hai vầng Nhật Nguyệt
Như bóng trăng thanh, hết khuyết lại đầy
Như vì Sao Hôm lặn xuống phía tây
Để Sao Mai báo một ngày đang đến
Tia nắng mặt trời tỏa thành vương miện
Tình của anh dâng hiến xây đời
Tạo cuộc sống nẩy nở sinh sôi
Cho tương lai thảnh thơi, sung mãn

Vầng trăng em trong lành, lãng mạn
Dịu ngọt ru anh lãng đãng trong tình
Phản chiếu ánh dương, tỏa sáng lung linh
Vần thi phú trải lòng mình âu yếm
Trái ngọt trăm năm, tình như ngọc hiếm
Chạm mặt nhau, ta quyện lại bóng hình
Anh rất thương em, cô gái nhỏ xinh
Giang vòng tay, đưa vai mình em tựa
Hai đứa thương nhau đâu cần lời hứa
Nợ tiền duyên, chất chứa đã ngàn đời
Luôn thủy chung, chỉ nhớ về nhau thôi
Dành quan tâm cho người mình yêu dấu.

TSB


Bên nhau



Giờ đây, anh chẳng cô đơn
Đã quen ríu rít chiều buồn có em
Mong chờ hạnh phúc êm đềm
Mình bên nhau mãi, trăng đêm sẽ tình
Thương anh phương đó một mình
Biết anh rong ruổi đăng trình vì em
Bữa ăn chệch choạc, thương thêm
Giấc khuya chỉ ước chăn êm, gối nồng
Yêu anh, thương lắm biết không?
Xót xa đáy dạ, chỉ mong gần Chàng
Chăm anh chu đáo, dịu dàng
Cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng vì anh
„Anh quen rồi!“ – Nghe chẳng đành
Con tim ứa lệ, muốn nhanh bên Chàng
Tình đầu đôi lứa dở dang
Cách nhau biển cả, lại càng thương thêm
Bên nhau đời sẽ dịu êm
Bên nhau ta sẽ bình yên cõi lòng
Bên nhau thỏa mọi ước mong
Bên nhau mãi mãi sẽ không đổi rời
Bên nhau lại rộn tiếng cười

Bên nhau đời sẽ thảnh thơi, an bình.

TSB

Samstag, 20. September 2014

"Tướng" thời nay

TSB nhìn những thành quả mà các quan, tướng VN "tiết kiệm" được phô trương ra ngoài, chưa kể của chìm bên trong hay cất giấu đâu đó, rồi nhìn đám dân lành lốc nhốc kéo nhau đi kiện cáo, kêu oan khắp nơi ngày một động, không khỏi chạnh lòng, mà không suy nghĩ và không thể cứ im lặng mãi.
TSB cứ trăn trở với những câu hỏi: Tại sao chính quyền "từ dân, cho dân, tất cả vì dân" mà sự khác biệt giầu , nghèo càng ngày càng lớn thế này? Tại so chính quyền nói làm "dự án phục vụ dân sinh" mà dân lại phản đối? Tại sao chính quyền lại phải dùng quân đội, CA để cưỡng bức thu hồi đất của dân và coi dân như kẻ thù khi đánh đập, bắt bớ họ? Thay vì bồi thường thoả đáng, tạo điều kiện cho họ chỗ ở và việc làm ổn định, vì dù sao đó cũng là trách nhiệm của nhà cầm quyền cơ mà. Tại sao "dự án" vì dân mà lại không ưu tiên bố trí tái định cư cho dân ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó bao đời? Tại sao giá bán nền trong các khu "dự án" cao ngất ngưởng mà tiền bồi thường cho dân lại quá rẻ mạt? Liệu có chuyện các "Quan Tướng" dùng chiêu "nâng cấp bộ mặt thành phố" để cướp đất vàng của dân bằng giá rẻ bèo để bán lại làm giầu hay không? Tại sao Lãnh đạo các cấp lại cố tình im lặng, không giải quyết dứt điểm cho dân? Hay bàn tay họ đều lỡ "dính chàm" cả dây nên khó ăn khó nói chăng? 
Chắc chắn với cung cách sống, tiêu pha của các"Quan Tướng" và thân nhân gia đình họ, thì đồng lương chỉ đủ chi tiêu. Không thể có tiền "tiết kiệm" nào xây nổi dinh thự đồ sộ thế này.
Vậy tiền ở đâu ra? Nếu từ con cái, thân nhân góp lại thì phải có bằng chứng  cụ thể: họ kinh doanh gì? Tiền thu nhập có đóng thuế không? Tài sản bản thân họ có những gì? Có cân xứng với số thu nhập và số dư để dành của họ không? Và số tiền những người thân góp vào đó xây nhà có bằng chứng rút ra hay chuyển khoản ở ngân hàng không? Ngay cả số tiền của "em kết nghĩa tặng" cũng phải giải trình lấy từ đâu? có bằng chứng không? Đã đóng thuế chưa? Nếu không có mà chỉ nói miệng, đều không có giá trị pháp lý, đều phải bị tịch thu và phạt nặng.
Nếu Nhà nước mình diệt được tham nhũng, công khai minh bạch được mọi chuyện, giải quyết thấu đáo cho dân oan, công bằng trong xét xử, các Quan Tướng trong sạch làm gương cho dân, thì ngại gì dân phản đối? Lo gì mất lòng tin? Sợ gì "các thế lực phản động thù địch"???

Căn nhà "bình thường" của ông Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính Phủ

Chỉ vì nhà „Tướng“ vung vinh
Nên đường phải đổi hành trình cong queo
„Tướng“ giầu, dân chúng thì nghèo
Bữa no bữa đói, cổ treo nhiều tròng
“Tướng” trông no đủ, thong dong
Mặt mũi phì nộn, mà lòng thối tha
Dân chúng bị “Tướng” đập nhà
Cướp hết ruộng đất đẩy ra ngoài đường
Nhà “Tướng” hoành tráng phô trương
Nhà dân xiêu vẹo, vách tường tan hoang
“Tướng” khen: “xã hội địa đàng”
Dân thường chua xót, Nước đang mất dần
“Tướng” trên trời, vực dành dân
Giầu – Nghèo phân cấp, cấm dân phàn nàn
Học Trung Quốc, dở trò gian
Đất thuộc nhà nước, dễ dàng tịch thu
Dân chống lại, tống vào tù
“Tướng” thành tư bản, dân “ngu” chịu nghèo
Kháng chiến, dụ khị dân theo
Hứa cho ruộng đất mà gieo, cấy, trồng
Cướp đất từ địa chủ xong
Vào “hợp tác xã”, dân không còn gì
Suốt đời nghe “Tướng” mà chi?
Khổ nhục, dân chịu, sướng thì “Tướng” ôm.


Tiếng Sóng Biển

Cũng "căn nhà" đó bên cạnh "biệt điện" của dân

Mittwoch, 10. September 2014

Đêm nhớ em



Chỉ có anh với màn đêm lạnh lẽo
Tiếng máy ầm vang khắp rẻo rừng già
Ngắm nhìn trăng, chênh chếch cuối trời xa
Lại nhớ lúc chìm mặn mà lòng biển

Điếu thuốc trên môi, khói vương vấn quyện
Mang hình bóng em âu yếm mỉm cười
Biết rằng xa nhau chỉ tạm thời thôi
Sao thương nhớ cứ bồi hồi day dứt

Hai đầu nhân gian, cách vòng Nhật - Nguyệt
Quấn quýt bên nhau quyến luyến tự tình
Tim mãi thầm gọi hai tiếng "Ơi mình!"
Hẹn em nhé, bước đăng trình hạnh phúc!

Em hiểu lời thương anh trao là thực
Ấp ủ trong tim, háo hức đợi chờ
Lời ước nguyền sẽ trọn vẹn như mơ
Bõ năm tháng ngẩn ngơ Trăng xa Biển.

Thay lời anh V.T.


Người đàn bà



“Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc,
Em tìm gì khi thất vọng về tôi?”

Từng sợi phai sương trút xuống tả tơi
Trên khóe mắt đọng lệ rơi chua xót
Em chẳng tìm lại những lời mật ngọt
Đã dụ em vào đắng đót cuộc đời
Đành lặng câm, hóa đá trái tim côi
Trong đêm vắng một mình ngồi xõa tóc
Xuân trôi đi với bao điều khó nhọc
Tủi phận đành quên hạnh phúc ngày nào
Em lỡ chọn lầm cuộc tình chênh chao
Giọt lệ đắng thầm tuôn trào day dứt….

Xa rồi xa, những điều không chân thật
Lời dối gian người cứ khất lần hoài
Tiếc cuộc tình theo gió dần phôi phai
Người Đàn bà lạc loài không thân phận
Nuối tiếc làm chi, một thời hương phấn
Trao cho người, mãi ân hận về sau

Người đàn bà im lặng gìm nỗi đau
Nuốt uất ức, nén sầu vì con cái
Đôi mắt mở to, ngỡ như ngây dại
Ánh chiều rơi, hoang oải cả thân hình
Giấu đêm trong tóc, ngậm tủi làm thinh
Ôm đau đớn chỉ riêng mình quằn quại…..

Tiếng Sóng Biển


Tình chờ



Ngẩn ngơ
Đêm vắng hững hờ
Thu đi lá trút
Tình mơ
Xa rồi!

Trăng vàng
Sao quá xa xôi?
Để tôi đơn lạnh
Giữa đời
Bơ vơ

Nhớ thầm
Nên mới thẫn thờ
Thơ như khúc nhạc
Tình chờ
Trăm năm


Câu chuyện tình chung thủy và cảm động

Tôi đọc bên trang anh Hoang Do thấy câu chuyện về một tình yêu thật tuyệt vời giữa 2 ông bà già. Họ đã sống bên nhau từ năm lớp 3 và sau này yêu nhau 65 năm cho tới lúc lìđời trong cùng 1 ngày ở độ tuổi 91
Suốt đời ông luôn dịu dàng nâng niu làm điểm tựa cho bà, nên khi ông ốm nặng, bà chăm sóc, quanh quẩn bên ông và lo lắng đến buồn rầu sợ cuộc sống thiếu ông, nếu ông phải ra đi trước. Và thế là điều kỳ diệu xảy ra, bà trút hơi thở trước ông mấy giờ đng hồ. Họ đã về bên nhau trong sự bình yên hạnh phúc
Giá tất cả mọi người trên thế gian này ai cũng biết trân trọng, nâng niu gìn giữ tình yêu như thế nhỉ! Thì sẽ không có ai phải khổ đau nữa.

Hình minh họa

65 năm vợ chồng dung hòa trân quí
Biết yêu thương, dung dị một mối tình
Đơn giản, chân thành, tâm sáng lung linh
Chăm sóc lẫn nhau, hết mình vui sống
65 năm qua, tình đẹp như mộng
Ông thương bà gắng gồng gánh cuộc đời
Làm điểm tựa, cùng bà sẻ thảnh thơi
Luôn bao bọc, nhẹ lời yêu nhau mãi...
Suốt con đường tình, thăng trầm cùng trải
Chờ đợi nhau, nối chung dải khăn mềm
Ông dắt bà cùng một ngày "qui tiên"
Thế giới mới giang tay liền chào đón
Cặp uyên ương gắn một vòng thật trọn
Từ năm lớp 3 đến 91 tuổi đời
Ông nâng niu bà, tình yêu rộng biển khơi
Tấm gương ấy sáng ngời đầy quyến rũ....

Tiếng Sóng Biển

Montag, 8. September 2014

Chính quyền Do Dân, Vì Dân thế này đây các bạn

XÃ HỘI THỐI NÁT

Trên đường đi làm về, 3:00 AM ngày 30/8/2014.

Chạy tới Lăng Cha Cả - Hoàng Văn Thụ, tôi thấy giữa đường có 1 người đang nằm dưới đất, xung quanh chỉ có 2 người dân đứng kêu mọi người giúp đỡ.Tôi đã dừng xe lại để xem tình hình và hỏi chuyện gì vậy?
- "Ông già qua đường bị xe đụng, tụi nó bỏ chạy rồi, chú cứu ông ấy đi, ổng chảy máu nhiều quá kìa chú ơi!"

Cụ già năm trên vũng máu, trời thì mưa. Ko có người thân nào bên cạnh, lấy cái mưa đấp cho ông và gọi điện cho cấp cứu...Mọi chuyện "khốn nạn" bắt đầu từ lúc này...

Gọi cho 115, thì nhận đc câu "Phải gọi cho CA trước để lập biên bản rồi mới tới chúng tôi" (điên tập 1)

Gọi cho 113 nhận đc câu "Anh là ai, ông già tên gì, bị xe gì đụng, có bị gì nặng ko, gọi cứu thương chưa?"(điên tập 2)

Tôi nói "Gọi cấp cứu thì kêu gọi CA, gọi CA thì kêu gọi cấp cứu.Ông già đáng tuôi cha tụi mày đang mất máu nặng nằm dưới mưa; vậy bây giờ tụi bây ngồi đó giỡn với tao hả?"
113 trả lời "Vậy a chạy tới CA q.Tân Bình gần đó liên hệ phòng sử lý tai nạn báo đi"

Tôi chạy đi lập tức, đến CA.Tân Bình chạy lên lầu 1, thấy chúng nó nằm ngủ trùm mền kín mít( phòng máy lạnh mà!).Tôi gõ cửa báo có tai nạn cần các đồng chí giúp đỡ gấp vì nạn nhân đang mất máu nằm giữa đường.

Nó mở cửa hỏi "ở đâu, chạy ra đó trước đi chúng tôi ra sau".Tôi vừa quay lưng đi thì thằg khốn đó chui vô mền ngủ tiếp.Xin lỗi cả nhà cho tôi đc chửi thề..."ĐM, tụi bay ăn tiền dân, giờ dân cần giúp tui mày làm lơ, tao sẽ thưa từng thằng, thà tụi mày từ chối ta đỡ tức, đằng này tui mày nhận lời rồi quay vô ngủ tiếp!"(Điên tập 3 -máu dồn lên não!)

Tôi quay lại với nạn nhân nhờ mọi người đỡ lên xe dùm chở vô đa khoa Tân Bình cầm máu và rửa vết thương trước, ko thể nằm đây đợi cơ quan chức năng tới, nạn nhân sẽ chết chắc.

Rất may bs.Nhựt trực ca trưởng nhận ra tôi bên Thanks Life hay vô đây hỗ trợ chị Thúy nên đã tích cực sơ cứu và cho xe chuyển qua bv.115 liền.(trong cái rũi có cái may).
Tôi kính mong ai biết thân nhân của cụ Hưng ở Gò Vấp (nạn nhân) xin chỉ vô bv 115 khoa cấp cứu dùm.Tôi đã đóng tiền tạm ứng rồi giờ phải về đi làm ko thể ở lại đc...

Ps:Tôi vô cùng thất vọng về cách làm việc của phòng sử lý tai nạn Q.Tân Bình và những qui tắc giết người khi người dân cần sự giúp đỡ...Điên toàn tập!!!”

FB Tan Dat Nguyen
 
Foto: XÃ HỘI THỐI NÁT
Trên đường đi làm về, 3:00 AM ngày 30/8/2014.

Chạy tới Lăng Cha Cả - Hoàng Văn Thụ, tôi thấy giữa đường có 1 người đang nằm dưới đất, xung quanh chỉ có 2 người dân đứng kêu mọi người giúp đỡ.Tôi đã dừng xe lại để xem tình hình và hỏi chuyện gì vậy?
- "Ông già qua đường bị xe đụng, tụi nó bỏ chạy rồi, chú cứu ông ấy đi, ổng chảy máu nhiều quá kìa chú ơi!"

Cụ già năm trên vũng máu, trời thì mưa. Ko có người thân nào bên cạnh, lấy cái mưa đấp cho ông và gọi điện cho cấp cứu...Mọi chuyện "khốn nạn" bắt đầu từ lúc này...

Gọi cho 115, thì nhận đc câu "Phải gọi cho CA trước để lập biên bản rồi mới tới chúng tôi" (điên tập 1)

Gọi cho 113 nhận đc câu "Anh là ai, ông già tên gì, bị xe gì đụng, có bị gì nặng ko, gọi cứu thương chưa?"(điên tập 2)

Tôi nói "Gọi cấp cứu thì kêu gọi CA, gọi CA thì kêu gọi cấp cứu.Ông già đáng tuôi cha tụi mày đang mất máu nặng nằm dưới mưa; vậy bây giờ tụi bây ngồi đó giỡn với tao hả?"
113 trả lời "Vậy a chạy tới CA q.Tân Bình gần đó liên hệ phòng sử lý tai nạn báo đi"

Tôi chạy đi lập tức, đến CA.Tân Bình chạy lên lầu 1, thấy chúng nó nằm ngủ trùm mền kín mít( phòng máy lạnh mà!).Tôi gõ cửa báo có tai nạn cần các đồng chí giúp đỡ gấp vì nạn nhân đang mất máu nằm giữa đường.

Nó mở cửa hỏi "ở đâu, chạy ra đó trước đi chúng tôi ra sau".Tôi vừa quay lưng đi thì thằg khốn đó chui vô mền ngủ tiếp.Xin lỗi cả nhà cho tôi đc chửi thề..."ĐM, tụi bay ăn tiền dân, giờ dân cần giúp tui mày làm lơ, tao sẽ thưa từng thằng, thà tụi mày từ chối ta đỡ tức, đằng này tui mày nhận lời rồi quay vô ngủ tiếp!"(Điên tập 3 -máu dồn lên não!)

Tôi quay lại với nạn nhân nhờ mọi người đỡ lên xe dùm chở vô đa khoa Tân Bình cầm máu và rửa vết thương trước, ko thể nằm đây đợi cơ quan chức năng tới, nạn nhân sẽ chết chắc.

Rất may bs.Nhựt trực ca trưởng nhận ra tôi bên Thanks Life hay vô đây hỗ trợ chị Thúy nên đã tích cực sơ cứu và cho xe chuyển qua bv.115 liền.(trong cái rũi có cái may).
Tôi kính mong ai biết thân nhân của cụ Hưng ở Gò Vấp (nạn nhân) xin chỉ vô bv 115 khoa cấp cứu dùm.Tôi đã đóng tiền tạm ứng rồi giờ phải về đi làm ko thể ở lại đc...

Ps:Tôi vô cùng thất vọng về cách làm việc của phòng sử lý tai nạn Q.Tân Bình và những qui tắc giết người khi người dân cần sự giúp đỡ...Điên toàn tập!!!”

FB Tan Dat Nguyen

Hai mươi nguyên tướng tá Quân đội lên tiếng

Các bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao 72 trí thức hàng đầu VN, 61 đảng viên kỳ cựu VN và 20 nguyên tướng tá trong QĐNDVN là những người luôn nguyện trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc lại phải viết Kiến nghị lên Chính phủ không? Có phải họ "phản động", tự "diễn biến hòa bình" hay nghe các "thế lực phản động xúi bẩy" hay được Việt Tân hỗ trợ tài chính để "hoạt động nhằm lật đổ chình quyền nhân dân" không? Tôi dám khẳng định là KHÔNG!
Chưa kể bao nhiêu Trí thức, Luật Sư, Nhà văn, Nhà báo, Nhà thơ, Cựu binh, Hưu trí..... và các tầng lớp nhân dân lên tiếng đòi Minh bạch mọi ký kết với Trung, đòi kiên quyết bảo vệ chủ quyền Đất nước, đòi kiện TQ ra tòa án Quốc tế để con cháu mai sau có cớ đòi lại biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Đòi kiên quyết chống và bỏ tù dài hạn, thu hồi tài sản của các quan tham nhũng bổ xung vào công quĩ để xây dựng Quân đội vững mạnh và cải thiện An sinh xã hội. Đòi phế bỏ những quan không thanh liêm và lộng quyền khắp các cấp từ trung ương tới địa phương, để làm trong sạch giới chức cán bộ, làm gương sáng cho dân noi theo. Đòi Đa đảng cho dân có thực quyền lựa chon chính đảng xứng đáng lãnh đạo mình. Đòi tự do báo chí, ngôn luận để có thể tố cáo những việc làm sai trái của những người khoác áo công vụ của chính quyền mà hành hạ dân, đòi quyền được xét xử bình đẳng trước pháp luật, được tôn trọng nhân phẩm..v.v.. 
Đó là những điều sai trái ư? Tại sao chính quyền lại đàn áp họ? Nếu chính quyền vì dân, của dân và cho dân, sẽ thấy ngay đó là những đòi hỏi chính đáng! Và phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để thực hiện nó. Sẽ không ai đòi thay đổi thể chế hay chính quyền, nếu họ chỉ làm những điều tốt đẹp cho Dân cho Nước của họ, chứ không phải theo chỉ thị và yêu cầu của nước "láng giềng anh em" tráo trở như TQ.
Chúng ta không thể thay đổi láng giềng, không buộc họ theo chính sách của ta, nhưng chủ quyền phải giữ! Tôn trọng họ, nhưng không theo đuôi họ, mà phải duy trì và phát huy tính Độc lập Tự chủ của Dân tộc mình: "Lành cho sạch, rách cho thơm" và "Thà làm Ma Nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc!" Đó mới là truyền thống Dân tộc Việt mà chúng ta phải noi theo.
Nếu chính quyền không vì Dân, thì dân có quyền lên tiếng phản đối những việc làm sai trái của chính quyền và không có tội! Mà chính quyền mới là những người có tội với lịch sử, với tiền Nhân, với Tổ Quốc và với tương lai con cháu sau này!
TSB không theo bất cứ đảng phái nào, không bị ai mua chuộc, chỉ với một tấm lòng mong cho nhân dân VN được thụ hưởng một cuộc sống sung sướng, thanh bình và được hưởng mọi quyền lợi của CON NGƯỜI trong một Đất nước hoàn toàn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, nên mới lên tiếng.

http://nguoivietdiendan.com/vi/news/Chinh-Tri/20-tuong-ta-len-tieng-3077/

20 tướng tá lên tiếng

Đăng lúc: Thứ bảy - 06/09/2014 06:55 - Người đăng bài viết: nguoivietdiendan
Đừng biến quân đội thành lực lượng trấn áp nhân dân!
Đừng biến quân đội thành lực lượng trấn áp nhân dân!
"Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. "

Dân QuyềnĐúng ngày 2-9-2014, một số sĩ quan cao cấp của Quân Đội và Công An (6 tướng và 14 tá và tương đương) đã lên tiếng: Các lực lượng vũ trang phải trung với nước, hiếu với dân chứ không phải với bất cứ ai khác; quân đội chống ngoại xâm không chống người dân; công an chống tội phạm không chống người dân; xác định kẻ thù phải là đối tượng có thể gây tổn nguy đến sự độc lập của đất nước chứ không theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác.


KIẾN NGHỊ
của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo 
Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam
Ngày 2 tháng 9 năm 2014
Kính gửi: – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
-Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau.
1- Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang chỉ có được khi dựa vào Nhân dân, nên không được đánh mất tín nhiệm đối với Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín của Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”, tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.
2- Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm. Để khắc phục hậu quả, phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía bắc và ngoài biển đảo, gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị bỏ bê hơn hai chục năm qua.
3- Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của của chúng ta, tuy nay đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm Biển Đông. Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững, ví dụ như mối quan hệ giữa CHLB Đức và ba nước Mỹ, Anh, Pháp, giữa Nhật Bản và Mỹ, giữa Việt Nam và hai nước Pháp, Nhật Bản. Do đó, không thể vì những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
4- Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt - Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990. Chuyến đi thăm Trung Quốc gần đây của đặc phái viên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận với phía Trung Quốc về ba nguyên tắc chỉ đạo phát triển quan hệ Việt-Trung mà nội dung chỉ nhắc lại những câu sáo ngữ, không nói gì tới thực trạng và các biện pháp chấm dứt các hành động ngang ngược của thế lực bành trướng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trong mưu đồ bá chiếm Biển Đông. Chưa biết bên trong còn có những thỏa thuận cụ thể gì, nhưng toàn dân và toàn quân yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng Trung Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên.
Trên đây là mấy đòi hỏi cấp bách, nhằm khôi phục uy tín của Quân đội và Công an trong Nhân dân, đồng thời tăng cường sức chiến đấu của Lực lượng vũ trang, để có thể đáp ứng được những thách thức to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ
Lê Hữu Đức, Trung tướng – nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
Trần Minh Đức, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về hậu cần Mặt trận Trị Thiên – Huế.
Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.
Lê Duy Mật, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về chính trị bộ đội Tăng–Thiết giáp.
Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng – nguyên Chính ủy Quân khu 4.
Bùi Văn Bồng, Đại tá – nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm Quế Dương, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự.
Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội.
Lê Hồng Hà – nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an.
Phạm Hiện, Đại tá – nguyên Chánh Văn phòng B 68 đoàn chuyên gia giúp Campuchia.
Xuân Phương, Đại tá – nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục Chính trị.
Nguyễn Đăng Quang, Đại tá – nguyên cán bộ thuộc Bộ Công an.
Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội – nguyên chủ nhiệm khoa Quản lý kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tạ Cao Sơn, Đại tá – nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
Đoàn Sự, Đại tá– nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính trị.
Lê Văn Trọng, Đại tá – nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham Mưu.
Nguyễn Thế Trường, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung bộ.
Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá cán bộ tiền khởi nghĩa – nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự.
Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Đại tá lão thành cách mạng – nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
( Nguồn: Tễu blogDân Quyền)