Seiten

Sonntag, 27. April 2014

Những lá thư yêu thương



Những dòng thư yêu thương như ngày cũ
Lại trở về ru ngủ trái tim ngoan
Cho dù cách xa, nước mắt ngập tràn
Em vẫn mỉm cười, miên man hạnh phúc

Những dòng thư anh, mang lời chân thực
Thông điệp tình yêu náo nức đáy lòng
Em vẫn biết, anh cũng nhớ, rất mong
Ngày Loan Phượng trùng phùng trong say đắm

Em sẽ cùng anh, giữ tình nồng ấm
Đem hương xuân trải đậm thi hồn
Xin bên anh tô thắm những hoàng hôn
Xua tan hết nỗi buồn trong chờ đợi

Ta cùng nhau tạo thêm niềm vui mới
Cùng sẻ chia, ngóng ngày tới ngọt ngào
Đôi mắt em in hình những vì sao
Đáy mắt anh dâng trào niềm kiêu hãnh

Chúng mình bên nhau, hòa vào tiên cảnh
Say đắm yêu thương, thanh thản mỉm cười
Mỗi đời người chỉ có một lần thôi

Xin hãy giữ cho tình ngời ánh sáng!

Tiếng Sóng Biển

Đừng buông tay em, anh nhé!



Đừng bỏ mặc em chèo chống một mình
Giữa bầu trời giông, sóng gió điêu linh
Đừng buông xuôi, mặc tình em chao đảo
Bỏ thuyền bơ vơ quay tròn trong bão
Đứt "néo" rồi, gió gào biết về đâu?
Nếu anh mặc em, trong nỗi u sầu
Rất có thể 
Niềm đau thêm úa nhầu cay đắng
Tâm hồn tả tơi, trái tim trĩu nặng
Chẳng muốn hồi sinh, không gắng tìm bờ
Em sẽ buông xuôi, mặc lái chỏng chơ
Thuyền có chìm, cũng ngẩn ngơ chẳng biết
Đừng thế nhé anh, nếu yêu em thiệt
Hãy giữ trái tim tha thiết mặn nồng
Hãy sẻ cùng em, mọi điều khát mong
Cùng đan tay, mở lòng vì nhau mãi.....


TSB

Đã xa

 Tình yêu dù có đẹp lung linh thì đôi khi cũng vương chút hiểu lầm, rồi buồn không đâu. Lúc đó mà bạn lại nghe được một câu hát day dứt của sự chia xa nào đó, trái tim bạn sẽ thêm thổn thức và..... thế là thơ cứ như một dòng chẩy buồn thiu, mặc dù trong thực tế, mọi điều chỉ là những giận hờn vu vơ. Những vần thơ này chỉ là chút kỷ niệm thoáng qua đã xa, nhưng dầu sao nó cũng là cảm xúc, dù nhất thời của TSB trong dĩ vãng.



“Anh và em bây giờ hai đứa 2 nơi”
Thân lạc loài, xa cách tận chân trời
Không cùng nhau chung đường, sánh bước có đôi
Xa thật xa, lòng chẳng muốn nói nên lời

Anh và em đâu còn ríu rít bên nhau?!
Sóng đại dương nhạt nhòa, ôm mối u sầu
Đêm lẻ loi tan tành, trăng khuyết thêm đau
Ôi, sương khuya chua xót, cỏ cây úa nhầu

Anh và em bây giờ, còn gì nữa đâu?
Tay chạm tay, lệ ứa, trái tim thêm rầu
Bên thềm trăng không còn mơ ước cùng nhau
Vần thơ yêu lạnh ngắt, xót xa nhạt mầu

Thôi, bây giờ anh chẳng cần em đâu
Rất vững vàng, tự lái lấy con tầu
Giữa sóng đời, anh dễ dàng quên mau
Bỏ em lại ngơ ngác trong mối u sầu

Thôi,
Lỡ rồi! Chỉ còn một trái tim đau
Và tình em chất nặng những úa nhầu
Cay đắng này xe thắt nghẹn đắng câu
Thơ nhỏ lệ phai phôi, chẳng sắc mầu

Thôi hết rồi, đời còn gì nữa đâu?
Mình đã xa
Tâm ứa lệ, đời tàn phai dãi dầu
Không còn anh, lưu luyến càng thêm đau!
Hồn quằn quại, mong thoát xác đớn sầu

Thôi, lỡ làng kiếp này mình chạm mặt nhau
Rồi xa cách, để trái tim chết rầu
Xin vĩnh biệt! tất cả nỗi niềm đau
Rời chốn cũ, đáy lòng xin vùi sâu …..

TSB


Một phút hiểu lầm



Tại sao anh lại giận em?
Không quay mặt lại, không thèm 1 câu?
Mưa rơi giăng kín nỗi sầu
Mắt ứa giọt lệ, tim đau nghẹn lời
Mình ơi, em gọi mình ơi!
Lẽ nào tình đã nhạt rồi từ đây?
Lẽ nào ta lại chia tay?
Lẽ nào nước mắt vơi đầy vì anh?
Mình ơi, anh nỡ sao đành
Dứt tình 2 đứa, tan tành ước mong?
Đâu rồi giây phút ấm nồng?
Đâu rồi ngày tháng mình không muốn rời?
Chua xót, em gọi Mình ơi!
Sao không cầm máy, không lời trao em?


TSB

Hẹn anh!


Em sẽ chờ đợi anh
Cơn mưa chờ ngọn gió
Như đêm chờ trăng tỏ
Như biển vẫn chờ thuyền
Chúng mình thật có duyên
Xa nguyên vòng trái đất
Hai trái tim chân thật
Vẫn chất ngất tình đời
Em thầm gọi "Mình ơi!"
Trong mỗi lần xa vắng
Mắt buồn, đêm thức trắng
Hồn im lặng bên Chàng
Nụ hôn tình miên man
Đáy lòng mang trao gửi
Mong chờ ngày vui mới
Ta sẽ lại trùng phùng
Đời thôi hết lạnh lùng,
Mưa không giăng lối ngõ
Đêm về vầng Nguyệt tỏ
Biển lại có tình thuyền
Anh hùng với Thuyền quyên
Lại gắn liền khao khát…..



TSB

Samstag, 26. April 2014

Đêm hoang đường



Đêm mơ màng ru hồn trong tiếng nhạc
Ánh nến chập chờn huyễn hoặc gợi tình
Ngạt ngào dịu nhẹ hương đóa hồng trinh
Niềm khao khát vô hình - tiếng sóng biển

Dạt dào trong em đắm say trìu mếm
Ta bên nhau, tình yêu đến ngọt ngào
Đêm huyền diệu lấp lánh ánh trăng sao
Môi anh chạm vào môi em – run rẩy…

Khép mắt chao hồn, đất trời bừng dậy
Xoay ngược vòng quay, tan chẩy trong tình
Giữa hư ảo thấp thoáng bóng lung linh
Hai ảnh hình quấn chặt nhau …âu yếm…


Vườn Thiên Đàng dưới ánh trăng hiển hiện
Quyến rũ ngất ngây thơm ngát diễm tình
Vẻ ngà ngọc còn vương nét thơ trinh
Thân kiều diễm, cong mình trong đắm đuối.

Thú địa đàng từ nơi anh trao gửi
Giọt đắm say đọng lại giữa suối ngàn
Ru hồn nghiêng ngả trôi giữa miên man
Yêu dấu đến dịu dàng ….cháy bỏng…

Nửa vầng trăng anh, qua rèm lồng lộng
Nửa mảnh trăng em, giấc mộng thi tình
Xao xuyến giao hòa muôn sắc lung linh
Đất trời bỗng cùng mình say chếnh choáng…..


Tiếng Sóng Biển – Thơ hồn

Đôi khi ước được một lần....



Đôi khi….
Biển buồn chang nắng đơn côi
Gió ngàn vi vút những lời xót xa
Đôi khi lặng ngắm người ta
Bên nhau đầm ấm mặn mà yêu thương,
Đôi khi lạc giữa đại dương
Con thuyền chao sóng tìm đường gặp anh
Đôi khi đêm vắng cũng đành
Ôm trăng làm bạn, nhớ anh vô cùng
Xa xôi mơ phút trùng phùng
Một vòng tay ấm nhớ nhung ngàn đời
Một lần gặp gỡ anh thôi
Hoa hồn bỗng nở ngát trời trong thơ
Một lần thỏa nguyện ước mơ
Giao duyên như thể đợi chờ trăm năm….
Ngóng anh, mong được ghé thăm
Gắn môi duyên nợ, đêm đằm thắm hơn
Một lần biển cạn, mòn non
Cho vơi nỗi nhớ, cho tròn vầng trăng
Một lần thỏa ước mộng chàng
Bên nhau sánh bước dịu dàng đắm say
Một lần tay được nắm tay
Mắt chìm trong mắt, tình say trong tình
Một lần chỉ có chúng mình
Cháy trong hạnh phúc, giữa thinh lặng…..đời!
Một lần…. chỉ một lần thôi…..
Ngàn năm gửi gắm…. ước lời….nhớ nhung


Tiếng Sóng Biển

Sonntag, 20. April 2014

Thuyền Nhân được cứu giúp và sự hấp tấp mà 2 Biên phòng VN mất mạng cùng tội ác giết chết 5 người Tỵ nạn Tân Cương

Tiếng Sóng Biển vô tình xem được đoạn băng Video cảnh người Đức cứu trợ đồng bào mình di tản sau ngày 30.04 bằng thuyền, biết được số người đến được bến bờ hạnh phúc trên toàn thế giới chỉ là 1 nửa số ra đi mà thấy xót xa. Nhớ lại cảnh những người Việt Tỵ nạn vượt biên chui rừng, lội suối ngập trong tuyết lạnh, vượt qua những biên giới các nước Đông Âu để tới Đức, những đứa trẻ sợ hãi khóc trong đêm bị chính mẹ mình bịt miệng vì sợ cảnh sát bắt, tới lúc thoát nạn, mẹ buông tay thì con tắt thở tự bao giờ. Rồi lại liên tưởng tới những bức hình về người Tỵ nạn Trung Quốc tới từ Tân Cương bị bắn chết chất lên xe bò như xác thú vật, tôi bỗng thấy ớn lạnh xương sống.
Nếu ngày xưa, chính phủ các nước đẩy người Tỵ nạn VN trở ra biển cho cá mập xơi, cho cướp biển hiếp, giết, cho giông tố dìm chết họ hay đơn giản là hết xăng, dầu và lương thực để họ bị chết đói, chết khát trên biển, hay trả lại ngay lập tức cho VN để chịu cảnh tù đầy vì tội "vượt biên trái phép", thì hôm nay đâu có "Khúc ruột ngàn dặm VN" gửi tiền về giúp gia đình và góp phần xây dựng đất nước? Những đứa trẻ vô tội kia chắc chắn đã không còn có tương lai.
Nếu những năm 1990 trở lại đây, Biên phòng các nước cũng bắt dân Tỵ nạn vượt rừng trả lại VN ngay mà không cần cứu xét nguyên nhân, có lẽ cũng đã có những cuộc đổ máu như với những người Tỵ nạn đến VN từ Tân Cương này.

Những người Tỵ nạn bị phía VN trao trả ngay lập tức cho phía TQ mà không hề cứu xét nguyên nhân

Giá mà Biên phòng VN không trả họ lại ngay mà cứu xét nguyên nhân và mục đích họ trốn vào VN với cả vợ con là như thế nào, để rồi có cách xử lý xác đáng đúng như một nước có Chủ quyền và có Chính phủ, có Luật pháp riêng. Giá mà ta có thời gian để kịp thông cảm với hoàn cảnh của họ, và thăm dò phản ứng của TQ xem, liệu họ có gặp nguy hiểm gì khi phải trở về TQ không? Nếu tất cả được thực hiện một cách có trình tự, cẩn trọng và Nhân đạo và tình người thì đã không có vụ cướp súng để VN mất 2 quân nhân (mà còn 4 chiến sĩ bị thương nữa) và không đến nỗi phạm tội giết liền một lúc 5 người Tỵ nạn (mà có thể sẽ là 9, vì tính mạnh những người bị thương không được cứu chữa kịp thời chưa biết ra sao). Chỉ vì hấp tấp trong xử sự hay là tuân lệnh một ai đó mà VN đã phạm sai lầm nghiêm trọng, lại tự bôi xấu tư cách "Chủ quyền" của VN với toàn thế giới. Thật kinh khủng khi ai đó bị đẩy vào bước đường cùng. Và đáng lẽ, VN nên giữ lại những người còn sống để tìm cho rõ nguyên nhân nào khiến họ cướp súng dẫn tới những cái chết thảm này, để mà xử lý, đằng này lại trao trả ngay cho phía TQ. Liệu tính mạng họ có được đảm bảo hay không? Liệu VN có bị coi là "đồng phạm", nếu phía TQ dùng nhục hình hành hạ hay giết nốt những người còn lại không? Liệu tội ác có dừng lại không?

Những xác chết chất đống lên nhau như xúc vật
Đây có thể là 2 người bị thương nhưng không được cứu chữa kịp thời


Dienstag, 15. April 2014

Lê Anh Hùng | Blog : Tâm Huyết Thư tố cáo lý lịch mờ ám của PTT Hoàng T...

Lê Anh Hùng | Blog : Tâm Huyết Thư tố cáo lý lịch mờ ám của PTT Hoàng T...: Tâm Huyết Thư tố cáo Hoàng Trung Hải

Cám cảnh "Túi vận tải người qua suối"


Giá mà họ nghĩ đến dân
Giá Quan chức biết việc cần phải lo
Giá mà Lễ hội bớt to
Giá tiệc bớt rượu, tiền cho dân nghèo
Làm thật nhiều những cầu treo
Để dân qua lại vượt đèo, suối sâu
Giá Quan chức bớt tham giầu
Rút ruột ngân sách, thì đâu thế này?
Bốn mươi năm, vẫn đu dây
Vẫn leo "cầu khỉ" như ngày xa xưa
Quan sống vật chất dư thừa
Dân thì chật vật, nắng mưa nhờ Trời
"Ơn Chính quyền" dân "được bơi"
“Kỷ lục Guinet”- một đời dễ chi?
"Túi Vận Tải", mở đường đi
Nối hai bờ suối - còn gì hơn không?
"Cám ơn Đảng" phất cờ hồng
Để dân sáng kiến, những mong hơn Người
Hỡi ôi, khổ quá dân tôi!
Nhìn ứa nước mắt, thương đời dân đen.

 Tiếng Sóng Biển

Cách làm nhục trẻ gây phẫn nộ

Hãy chìa cho trẻ bàn tay nhân ái!
Tiếng Sóng Biển:Lỗi lầm ai cũng có. Nếu ai đó nói rằng: từ nhỏ tới lớn và suốt cuộc đời, tôi chưa từng phạm sai lầm, chưa từng một lần "ăn cắp" là nói láo! Họ có thể không thò tay ăn cắp trong siêu thị, hay cướp giật trên tay người khác đồ vật, nhưng họ bớt xén giờ làm, đi muộn về sớm, hay làm việc riêng, đi nhậu trong giờ làm việc, đó là "ăn cắp thời gian". Lừa lọc người khác giới để lợi dụng là "ăn cắp tình cảm". Buôn bán tìm cách bớt xén, cân điêu, làm hàng giả....là "ăn cắp lòng tin". Sản xuất kinh doanh mà khai lậu, bới xén, trốn thuế là "ăn cắp thuế dân". Lợi dụng công cán mà hành hạ, đánh đập dân, nâng đỡ kẻ này, dìm chết kẻ khác là "ăn cắp quyền lực". Dựa vào ghế quan mà tham nhũng là "ăn cắp ngân sách". 
Khi nhìn lại chính mình, chúng ta phải đối xử với trẻ thế nào đây? Hạ nhục để chúng xấu hổ ư? Làm như vậy là đẩy chúng vào bước đường cùng, đành trơ mặt chịu trận, để sau đó, khi bị bạn bè bêu riếu, nhà trường phê phán, những cháu nhát sẽ tìm con đường tự vận để kết thúc nỗi nhục. Còn những cháu có cá tính mạnh, sẽ trở nên bất cần đời và ....đi ăn cắp tiếp, bạo hơn và có thể còn dã man hơn để trả thù đời. Biện pháp đánh đập chúng cũng chỉ tạo lên mầm phản kháng và làm dầy thêm tính trơ lì của trẻ mà thôi.
Tôi biết các cháu thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, thân xác phát triển tương đối hoàn thiện như người lớn, nhưng tính cách và tâm lý đều chưa trưởng thành thực sự, nhưng lại muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành. Nếu cha mẹ lúc này không gần gũi, thông cảm, hiểu biết để "làm bạn với con", chia sẻ tâm sự, giúp đỡ, góp ý với con đúng lúc, mà chỉ dùng quyền làm cha, mẹ để mắng mỏ, cấm đoán, đánh đập hay hạ nhục con mỗi khi chúng sai, hay có điều gì đó làm mình không hài lòng, chỉ càng kích thích đứa trẻ làm ngược lại, để chứng minh cho người lớn thấy: Chúng tự biết mình phải làm gì và không sợ. Chính điều đó càng làm cho bố, mẹ "gai mắt" càng mắng mỏ, càng cấm đoán. Cứ như thế, đám thanh niên dần căm ghét cha mẹ, càng ngang ngược trêu tức. Cha mẹ thì càng cho rằng con mình không dậy nổi, nên phó mặc, hoặc là đánh đập tàn nhẫn, có trường hợp còn "từ con". Hãy nhìn lại mình thời còn tuổi trẻ: Nếu bạn cũng đã từng trải qua thời bị cha mẹ hiểu lầm, gò ép, cấm đoán, chửi bới.... Thì hãy mở lòng nhân ra, tìm hiểu xem con mình muốn gì? cần gì? và suy nghĩ gì ở lứa tuổi "dở người lớn, dở trẻ con" đó. Còn nếu bạn may mắn lớn lên trong một gia đình hoàn hảo, bố mẹ luôn cảm thông, gần gũi, chỉ bảo cho bạn từng chút một, thì hãy phát huy những điều tối đẹp đó với thế hệ sau.
Không ai trong xã hội có quyền hạ nhục trẻ bng bất cứ lý do gì khi chúng chưa đủ tuổi vị thành niên. Chỉ có giáo dục chúng với lòng yêu thương, chúng sẽ nhớ suốt đời và sẽ tự cố gắng chứng minh mình xứng đáng với tình yêu thương đó. Kẻ nào hạ nhục trẻ phải bắt phạt thật nặng, kể cả đó là cha mẹ hay người thân của trẻ. Nếu không, chính họ dìm chết tương lai đất nước trong bạo lực hay nhu nhược và dễ đầu hàng trước kẻ thù.

Theo nhà văn Quang Vinh:
Làm nhục người khác là hành vi phạm tội, đặc biệt, đây lại là cháu gái học sinh trung học cơ sở thì tính chất phạm tội càng nghiêm trọng.
Chuyện vừa xảy ra ngày 10/4 vừa qua thôi.


Đây là siêu thị sách tại thị trấn Chư Sê ( siêu thị Vĩ Yên), huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Đề nghị công an tỉnh Gia Lai chỉ đạo công an huyện Chư Sê vào cuộc ngay, điều tra, khởi tố vụ án, làm nghiêm.
Không thể để chậm phút giây nào nữa.
Giận run người.
Thế mới biết sức mạnh của mạng xã hội.
Báo Dân Trí, Tuổi Trẻ đã thông tin:
Em S. đang học một trường THCS ở huyện Chư Sê. Khoảng gần 13h chiều ngày 10/4, em S. và một bạn học đi vào một siêu thị ở thị Trấn Chư Sê (siêu thị V.Y.). Em S. có vài nghìn đồng để trong cặp nhưng cặp được gửi tại quầy nhân viên. Khi S. thấy 2 quyển truyện mình yêu thích là “Trạng Quỳnh- Sư Bảo Mẫu” và “Trạng Quỳnh- Ngọc Người” (mỗi cuốn giá 10 nghìn đồng) nên đã cầm lên với ý định sau khi ra quầy lấy cặp sẽ trả tiền.
Khi S. chuẩn bị đi xuống phía cầu thang siêu thị thì bị bảo vệ của siêu thị chạy lại chặn và hô trộm. Sau đó, nhiều người xúm lại, bảo vệ dùng băng keo trói 2 tay cô bé ở lan can cầu thang rồi đi in một tấm biển có dòng chữ “Tôi là người ăn trộm”.
Siêu thị đã yêu cầu người thân nộp phạt 200 nghìn đồng rồi mới "tha".



Cách họ "giáo dục" cháu như thế này đây. Họ trói tay cô bé bằng băng dính vào thành lan can, lối người mua hàng qua lại và bêu xấu nhân cách, sỉ nhục cháu. Không cho cháu còn có cơ hội sửa chữa lỗi lầm (nếu thực có). Thật xấu hổ cho chính những kẻ hành hạ cháu thế này.


Tấm hình này được cho là của Facebooker Tử Dạ tự chụp tại nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh hôm nay.
Facebooker này viết: "Hơn 10 năm trước tôi từng ăn cắp sách tại đây và bị bắt.
Nhưng không ai trói tôi và treo tấm biển: "Tôi là người ăn cắp". Họ răn đe và khuyên nhủ tôi như dạy dỗ con trai mình.
Hãy vị tha và đối xử nhân văn với những lỗi lầm của trẻ nhỏ".



Bài Thao Thức Tiếng Sóng Biển đối với bạn

THAO THỨC    
(Bài họa của Tiếng Sóng Biển, CHLB Đức)

Đêm vàng thao thức ngó triền sông
Lặng tiếng chèo khua nước ngược dòng
Văng vẳng câu hò xa xót ngóng
Bóng người yêu dấu vẫn hằng trông
Trăng tròn vành vạnh trong trời lộng
Sóng nước nhạt nhòa dạt bãi nông
Đoạn khúc tự tình như cất bổng
Hồn thơ vương vấn trút tơ lòng

TIếng Sóng Biển
20.03.2014


Nguyễn Kim Tuyến
TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
(Họa VỌNG NGUYỆT của Drcami Ta)

Câu hò vọng mãi ở ngoài sông
Tiếng nhặt lời khoan thả mấy dòng
Dạo khúc du dương bao kẻ ngóng
Buông chèo để đứng lặng nhìn trông
Trên thuyền gió mát tung lồng lộng
Dưới nước từng đàn lội chỗ nông
Lắng lả nghe ai ca vút bỗng
Thanh âm choáng ngợp cả tâm lòng
Kim Tuyến 16-03-2014



VỌNG NGUYỆT
Tác giả: CamiTa

Trăng tròn quạnh quẽ phía rìa sông
Dõi bóng thuyền nan khoả ngược dòng
Nghiệt ngã đưa sầu ai mỏi ngóng
Âm thầm quyện nhớ kẻ hoài trông
Trời say ảo não mơ tình lộng
Gió lặng bơ thờ tưởng nghĩa nông
Dẫu biết duyên hời đâu được bổng
Mà nghe giọt đắng ngẩn ngơ lòng
Drcami Ta. 16/3/2014



                                                      

Xuân đang đến



Xuân đang đến ấm từng cơn gió
Nắng trong veo, sương trên cỏ sáng ngời
Từng lọn mây thoáng nhẹ nhàng trôi
Những cánh hoa bung đầy trời khoe sắc
Cây cựa mình, không còn trầm mặc
Những mầm xanh đang rải rác đâm chồi
Đóa xuân tình hé nụ thật tươi
Tiếng chim ca vang trời chào nắng ấm
Xuân đang đến mỗi ngày chầm chậm
Gợi nhớ nhung, tô đậm những dấu yêu
Giây phút gặp nhau run rẩy hoàng chiều

Trao cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa.


Việt Nam dưới mắt một du học sinh Nhật

Tôi đọc được trong trang nguoivietdiendan.com bài viết của một bạn Du học sinh Nhật đang ở Việt Nam viết về Việt Nam gây xôn xao dư luận trên cộng đồng mạng xã hội và bài đáp lời của một bạn trẻ Việt Nam tại Hà nội thấy hay quá nên cop về cho các bạn đọc cùng ngẫm nghĩ.



http://nguoivietdiendan.com/vi/news/Giao-Duc/La-thu-cua-mot-du-hoc-sinh-Nhat-viet-ve-Viet-Nam-va-thu-tra-loi-cua-mot-ban-tre-Viet-Nam-nghe-day-chua-xot-1838/

(nguoivietdiendan.com): Việt Nam có gì để tự hào với bạn bè Quốc tế, ngoài những dĩ vãng đã qua của cha ông xưa? Biết nói gì về VN khi kinh tế đang dần phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc? Lãnh đạo như nhược, tham lam, tàn ác với dân? Đạo đức xuống cấp, xã hội suy đồi? Giáo dục bất cập, Y tế quá tải vì ngộ độc tràn lan, bệnh tật không thể kiểm soát, nền an sinh cho trẻ em và người già không được đảm bảo. Khắp nơi là nạn bạo hành. Ở đâu có Quan tham thì ở đó xã hội không thể trong sạch và phát triển. Vậy có gì để đáng tự hào cho Dân tộc này không?
Dưới đây là toàn bộ nội dung bức thư của một du học sinh Nhật Bản từng có bốn năm sinh sống tại Việt Nam bàn về “văn hóa Việt” đã lan truyền trên facebook và thu hút rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng.
“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Đỉnh Phú sỹ nổi tiếng của Nhật
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”
 
Tiểu My
(
Thư trả lời một bạn Du Học Sinh người Nhật)
Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.
Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
Nghèo đói vn còn đeo đng và ám nh dân Vit Nam - Mt lp hc ti tàn  mt vùng quê VN

Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc. Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.
Đó là Tự Do, Dân Chủ.
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng gày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”
Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc. Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
Tại sao người Việt tham vặt.
Vì họ đã từng đói kinh khủng. Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn, năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiều phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy. Nhưng Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
Ngày trước nước Việt là của Vua, có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giữ.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV, trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt, bẻ nát cả hoa lẩn cành, chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương, đau khổ.
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc, ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẫn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.
Thân ái.
Tiểu My