Seiten

Sonntag, 16. Februar 2014

Người Việt

TSB đọc được bài này thấy quá tâm đắc nên kopie về cho các bạn tự ngẫm xem nhé!
Ở trong nước, chỉ nghe và đọc những bài "Tự ca" của chính quyền, đôi lúc cũng cảm thấy xấu hổ! Đi đâu cũng thấy khẩu hiệu, chạm vào đâu cũng "thành tích chói sáng, vượt bậc". Xem chương trình nào cũng thấy toàn ngợi ca "công ơn", hoàn thành xuất sắc, nhất nọ, nhì kia......Mà trong thực tại thì mọi thứ đều phủ mầu xám ngoét. Họ lừa nhau đủ thứ, nhỏ lừa nhỏ, lớn lừa lớn, vơ vét chẳng từ một thứ gì, cốt làm lợi cho chính mình và gia đình mình. Vì vậy, VN cần tới 40 năm sau Thống nhất để xây dựng XHCN nhằm mục đích "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" và "xã hội bình đẳng, bình quyền, không có kẻ giầu, người nghèo, không có cảnh người bóc lột người"....nhưng....... hiện trạng thế nào?......



Còn  Đức thấy họ chẳng cần ca ngợi "thành tích" gì, chẳng cần cờ quạt phô trương mà chỉ sau 10 năm thống nhất, lòng dân 2 miền Đông, Tây đã hòa làm một. Tự do, Dân chủ, luật pháp được cả người dân lẫn quan chức tôn trọng và nhất loạt thực thi, bởi đảng nào cầm quyền cũng muốn làm được những điều tốt nhất cho dân, để còn giành được phiếu bầu cho kỳ bầu cử sau. Vì vậy nhìn đâu cũng thy những ưu điểm của họ và nước Đức  xứng đáng dẫn đầu khối cộng đồng chung Châu Âu mà không cần nhiều lời
Trẻ em khi còn nhỏ (bất kể mầu da, quốc tịch và có giấy phép cư trú hay không) đều được tới nhà trẻ và được chăm sóc, ăn uống đúng bữa, ngủ đúng giờ, được yêu thương và được vui chơi, được dẫn đi tham quan từng phần nơi mình sinh ra, học cách Làm Người Tự Chủ từ bé. Bố mẹ chỉ phải đóng tiền ăn cho con, nếu nghèo làm đơn xin, xã hội sẽ cho. Nhà trẻ nhận từ 6 giờ sáng tới 16 giờ chiều, trường hợp cá biệt có thể gửi con từ 5 giờ sáng tới 17 giờ chiều.
Tới tuổi đi học, phi có "trách nhiệm" tới trường nào gần và thuận tiện nhất. Nhà nước hỗ trợ một phần tiền tầu xe tới trường. Nếu không tiện giao thông, có thể xin tiền hỗ trợ Taxi đón đưa và không phải đóng tiền học phí, chỉ phải trả tiền ăn trưa và có thể ở lại khu chăm sóc của trường buổi chiều, để cô phụ giáo hướng dẫn làm bài tập hay có thể tham gia học các môn ngoại khóa của trường không mất tiền, kể cả học bổ túc thêm văn hóa. Gia đình nghèo, làm đơn đều có hỗ trợ của địa phương. Các cháu có kiếm khuyết về sức khỏe hay trí não có trường chăm sóc đặc biệt dành riêng hoàn toàn miễn phí. 
Thầy cô giáo các cấp đều là những Trí thức với tấm lòng nhân hậu, yêu thương cao cả, thực sự vì học sinh. (Con trai tôi mắt kém mà không biết nên chê thầy chữ viết xấu, khó đọc, thầy giáo nhận lỗi và cố gắng viết rõ ràng, rành mạch hơn, sau mới biết cháu bị cận thị 2,5 diop, phải xin lỗi, thầy chỉ cười nói: Nhờ cháu mà tôi viết đẹp hơn đó chứ)
Các cháu được giáo dục đồng bộ, chậm nhất hết lp 3 phải biết bơi (có kiểm tra và giấy chứng nhận), hết lớp 4 phải biết đi xe đạp và hiểu luật giao thông, hết lớp 7 phải biết trượt băng và giao tiếp được bng tiếng Anh, hết lớp 9 thì biết nhẩy đầm giao tiếp, biết trượt tuyết và giao tiếp được thêm 1 ngoại ngữ thứ 2 nữa (Pháp, Tân ban nha, Nga, Latinh, Trung hay Nhật). Tất cả đều không mất tiền và học tại trường vào buổi chiều, sau khi học văn hóa.
Đến tuổi thanh niên, được tư vn chọn ngành học tiếp hay chọn nghề trực tiếp từ Sở lao động, tùy theo khả năng từng cháu. Được ưu tiên giới thiệu việc làm và khám sức khỏe định kỳ.

Mi mầu da, quốc tịch đều bình đẳng

Lên đại học được tặng tiền tầu xe hay giảm 2/3 (tùy theo ngân sách nhà trường), được giảm tiền ăn, chỉ phải trả tiền mua sách vở và 1 phần nhỏ tiền học phí (Ví dụ cho 1 năm học chỉ phải đóng từ 245,00 EURO tới 650,00 EURO/ học sinh. Tất nhiên có những trường tư thục phải đóng từ 20 nghìn tới 35 nghìn Euro /năm nhưng trong đó bao gồm hoàn toàn tiền ăn, ở ký túc xá, tiền học phí, sách vở). Những gia đình nghèo, các cháu được nhà nước cho vay 1 khoản hỗ trợ không lãi xuất (từ 400 tới 650 €/ tháng). Sau này khi nào có lương cao hơn mức "đủ sống" thì phải trả lại 1 nửa. Nếu không có việc hay lương thấp, không phải hoàn lại.
Dân thất nghiệp, già cả, ốm đau dài hạn đểu có lương của các quĩ bảo hiểm thất nghiệp,  hưu trí hay ốm đau trả. Ai lương quá thấp đều được nhà nước hỗ trợ cho để đủ điều kiện sống tối thiểu như: Tiền ăn, tiền thuê nhà (hay tiền lãi xuất vay mua nhà), tiền điện, tiền lò sưởi, tiền ăn, tiền học, tiền đi các phương tiện công cộng, tiền sinh hoạt ngoại khóa, tiền điện thoại, tiền quần áo ấm, tiền chuyển nhà (nếu cần) tiền mua sắm vật dụng trong nhà 1 lần..... Dân nghèo ở các nước phát triển, an sinh xã hội tốt như Đức còn sướng hơn người đi làm. Vậy nhưng người Đức vẫn thích đi làm và tự hào về điều đó, họ không muốn nhờ xã hội vì lòng tự hào. Chỉ số ít lười biếng thì trông hoàn toàn vào xã hội. Khác với người Việt Nam, nếu xin được tiền xã hội, họ đi làm chui kiếm thêm, ăn 2 lương. Có người giầu lên vì không phải đóng thuế lương, mọi thứ xã hội cấp, và khi về VN họ lại vênh vác làm như mình là ông bà chủ.
Ở bên này, nếu bị bệnh phải cấp cứu, gọi là có cứu thương đến ngay, được các y bác sĩ tận tâm cứu chữa, mà chẳng cần biết mình có tiền, có bảo hiểm hay không. Sau khi qua cơn hoạn nạn, nếu không có bảo hiểm, lại không có tiền (bất kể bạn là dân tộc nào), bệnh viện sẽ làm đơn xin xã hội giúp bạn, nhiều khi giá 1 cuộc đại phẫu tốn hàng trăm nghìn EURO, xã hội cũng trả. Trường hợp đặc biệt, bệnh viện ủng hộ 1 phần.

Thanh niên tự nguyện tham gia công tác xã hội

Mối quan hệ hàng xóm bình thường, hay quan hệ chủ - khách hàng bình thường, hoặc giữa bạn đồng nghiệp, người làm và người chủ, bạn hàng xung quanh, cùng khu tập thể.... cứ nhìn thấy nhau là chào. Người bán hàng cám ơn người mua, nhưng người mua cũng cám ơn người bán. Người được phục vụ cám ơn người phục vụ cho mình, nhưng ngược lại ngưi phục vụ cũng cám ơn người hưởng dịch vụ do mình phục vụ, mặc dù họ chỉ là người làm thuê. Vì họ luôn có ý thức "Ăn cây nào rào cây đó".
Ra đường không thấy ai vứt rác, đi tiểu bậy hay nhổ nước bọt, sỉ mũi lung tung bao giờ, nên chẳng có chỗ nào phải viết "Cấm vứt rác  đây!" hay "Cấm đái bậy!" vừa mất thẩm mỹ, vừa thô tục. 
Nếu có 1 ai đó vì say xỉn nđường, sẽ có người gọi điện báo công an và họ sẽ được đưa về nơi an toàn. Cảnh sát không bao giờ dám chửi bới, sỉ nhục hay đánh đập dân (ngay cả tội phạm nặng). Pháp luật công bằng cho tất cả mọi người! Tổng thống mà lạm dụng cương vị kiếm lợi cho bản thân qua những dịch vụ phục vụ của các hãng với giá hời hay s dụng tiền vé máy bay "của bạn bè là dân doanh nghiệp" (Họ tránh trường hơp lợi dụng đút lót) cho mục đích đi nghỉ cũng phải từ chức và ra tòa, chịu án như 1 dân thường!



Ex-Bundespräsident Christian Wulff  (Nguyên chủ tịch nước Đức trong 598 ngày - Christian Wulff ) phải ra tòa vì 719,00 EURO tiền vé máy bay đi nghỉ của 1 ông bạn là Doanh nhân
Ông Wulff lúc đương nhiệm (01.07.2010 - 17-02.2012)
Và khi ra tòa

Những thứ "đời thường' như vậy, có "Nhân văn" hơn Việt Nam mình không các bạn? Vậy mà nước Đức vẫn còn đang phải "học tập" Mỹ trong cải cách giáo dục đó.

Xin để các bạn tự nhận xét qua bài sau của tác giả Trần Thành Nam: 

Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người ViệtNam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
             Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
              Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
              Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
              Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
              “Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
               Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
               Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?


                                                                                                 TRẦN THÀNH NAM

2 Kommentare:

  1. lâu....đã lâu lắm rồi, ta với em không nói chuyện với nhau, nhưng ta vẫn luôn dõi theo em, ta mừng cho em đã có những trưởng thành, thành công trong cuộc sống..... nhưng cũng thấy em ngày càng đổi khác trong cách nhận định, suy nghĩ về một chế độ, em quá đi sâu vào một định kiến mà không hiểu rằng cái định kiến của cá nhân em, của tát cả những người bạn em về một chế độ đó chỉ là theo cảm nhận, suy nghĩ của họ,mà không biết rằng quy luật của lịch sử, nếu người ta đủ bản lĩnh, đủ đức, đủ tài thì đâu phải gióng to, trùm chăn hô khẩu hiệu, bức xúc cho một chính quyền, cho một nền dân chủ, ai cũng có quyền, nhất là những người đang sống trong chính cái chính quyền đó, đang phải ngày đêm chịu đựng những bức xúc, những oan trái do chính quyền đó mang lại, nhưng cái người ta cần là gì???....không phải chi có gióng trống giăng cờ, không phải tìm sơ hở, sai phạm để bêu riếu.... em học sâu, hiểu rộng chắc em hiểu, cạnh tranh lành mạnh....nếu có đủ đức, đủ tài, làm một cuộc....can qua, mang lại điều tốt lành cho dân chúng....ta ủng hộ em, chúc em và những nhà yêu nước sớm tìm ra biện pháp chân thực nhất, cải cách nhất, hiện thực nhất.....và những cái gì đó nhất....nhất ...thay vì cứ trùm chăn hô khẩu hiệu thế này...chẵng đạt được cái gì cả, làm những kẻ ngu hèn như bọn anh then phần....tưởng bở....! thân.!

    AntwortenLöschen
    Antworten
    1. Trước hết, TSB cám ơn anh đã ghé thăm và có lời comment này!
      Mỗi người một quan niệm, một lý tưởng sống, TSB tôn trọng những gì anh suy nghĩ. Nhưng TSB lại nghĩ khác anh. Cái gì cũng cần phải có thời gian. Trước hết phải để cho dân mình nhận ra đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là sự ưu việt trong một chế độ thực sự, đâu là trò bịp bợm, đâu là thật và đâu là giả dối. Có thể điều đó làm nhiều người sốt ruột, nhưng nó lại có ích lắm cho sự cải cách sau này. Dân phía Nam VN không cần nói nhiều, họ đã được sống dưới 2 chế độ, họ hiểu rõ hơn và sẽ tự phân biệt được. Còn người ngoài Bắc 90 % bị nhồi sọ mấy chục năm rồi. Những người sống dưới thời Pháp thuộc hầu như chết cả rồi. Số còn lại đói ăn triền miên, chế độ tem phiếu, quản lý hộ khẩu và phân phối hàng hóa đã ràng buộc họ, thuần hóa họ, bắt họ phụ thuộc vào miếng ăn, đồng lương và giấy phép cư trú, tất cả đã làm cho họ như người nghiện thuốc phiện lâu ngày. Chính phủ chỉ cần cho họ chút gì đó khá hơn là họ vui mừng và cho đó là tốt lắm rồi. Họ chỉ nhìn thấy mọi thứ trong 1 cái vòng luẩn quần Làm - Ăn - Ngủ. Thế rồi thấy đời sống khá hơn trước (mặc dù số nợ nhà nước đang đè lên đầu con cháu họ và có thể do chính người thân của họ từ nước ngoài gửi về) thế là họ thỏa mãn, an phận. Khi người ta có tí của, người ta rất sợ bị động chạm đến, hay mất đi, vì cái tính tham lam, ích kỷ như đã viết ở trên. Mặc dù họ cũng biết ông nọ, bà kia tham nhũng là không đúng và xuýt xoa cho số tiền mất đi quá lớn, nhưng cũng chỉ thế thôi. Thử ai kích họ để đòi lại công bằng, họ sẽ co vào để ôm giữ cái mình đang có, còn mặc kệ thất thoát của nhà nước, chẳng ảnh hưởng tới họ. Vì thế, giới trí thức là tầng lớp thức tỉnh đầu tiên, nhìn nhận ra vấn đề, và họ cảm thấy có trách nhiệm phải nói ra, phải thay đổi.
      Nhưng bảo để làm một "cuộc can qua" thì là ảo tưởng! Vì chính quyền với súng ống, quyền lực và cả 1 đội quân dày dạn tính côn đồ, bạo lực và thiển cận trong tay, nếu không thức tỉnh nhân dân và chính những người cầm súng trước, thì khó có thể làm được điều gì! Mà thực ra, phía nào dùng bạo lực, sẽ không còn chính nghĩa. Bạo lực không phải là giải pháp cho Tổ Quốc mình. TQ đang tìm cách chiếm toàn bộ VN bằng quyền lực mềm đó thôi. Biết dựa vào dân, thức tỉnh nhân dân, đó là sức mạnh không gì dập tắt nếu họ hiểu ra vấn đề! Mà muốn thế, những gì anh cho là không đúng, thì TSB lại cho là nên làm mới kéo được sự chú ý của thế giới và ngăn chặn được phần nào bàn tay đẫm máu của chính quyền.

      Löschen